Giáo án công dân 8 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc tình huống 1,2 và trả lời câu hỏi:
+ Tình huống 1: Mẹ đưa tiền cho quân mang đến trường để đóng học phí. Nhưng hôm nay cô giáo chủ nghỉ ốm nên Quân chưa nộp được tiền cho cô. Được nghỉ học sớm 1 tiết, Quân và các bạn rủ nhau vào quán chơi điện tử. Một phần số tiền học phí đã được Quân sử dụng để trả tiền chơi điện tử cho cả nhóm. Thời gian trôi qua, cô giáo nhắc Quân và nhắn tin cho mẹ Quân bảo đóng học phí. Khi mẹ và cô giáo hỏi Quân, Quân nói dối số tiền để trong cặp đã bị mất cắp.
· Vì sao Quân lại nói dối mẹ và cô giáo?
· Nếu là Quân, em sẽ cảm thấy như thế nào khi mẹ, cô giáo và các bạn phát hiện ra sự thật?
+ Tình huống 2: Hùng ngồi cạnh Mạnh. Trong giờ kiểm tra toán tuần trước, Mạnh không làm được bài nên đã cầu cứu Hùng cho chép bài. Hôm trả bài kiểm tra, Hùng nghỉ học. Cô giáo hỏi tại sao hai bài giống hệt nhau thì Mạnh nói Em không biết, có thể là bạn Hùng nhìn bài của em.
Vì sao Mạnh lại nói không đúng sự thật?
· Nếu em là Hùng, em sẽ cảm thấy thế nào và có suy nghĩ gì về việc làm của Mạnh?
· Những hành vi thiếu trung thực của con người thường do các nguyên nhân nào?
· Khi thực hiện những hành vi thiếu trung thực, tâm trạng của con người thường như thế nào?
· Những người xung quanh sẽ có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào khi biết về những hành vi thiếu trung thực?
– GV yêu cầu HS đọc truyện Cái giá của sự trung thực.
– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao ông bố trong câu chuyện trên sẵn sàng trả đủ tiền, chứ không chịu nói sai sự thật?
+ Theo em, hai đứa con và những người chứng kiến sẽ có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào khi thấy việc làm đó của người bố?
+ Khi thực hiện những hành vi trung thực, con người thường có tâm trạng như thế nào?
+ Người sống trung thực có thể gặp những khó khăn, thua thiệt như thế nào trong cuộc sống?
+ Tại sao mỗi người chúng ta nên sống trung thực?
– GV chốt lại: Tầm quan trọng, ý nghĩa của trung thực:
+ Đối với cá nhân: giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng.
+ Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
– GV giới thiệu kiến thức: Trong thực tế cuộc sống, đôi khi người ta phải tạm thời giấu sự thật, khi sự thật ấy có thể gây tổn thương hoặc hậu quả xấu đến sức khỏe, tính mạng, niềm tin vào cuộc sống của người khác.
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bác sĩ không nói thật hết với bệnh nhân về tình trạng vô phương cứu chữa của họ; Cha/ mẹ nuôi không nói đứa trẻ biết là họ đã nhận em về từ một trại trẻ mồ côi từ khi em mấy tháng tuổi…Theo em, những trường hợp đó có phải là thiếu trung thực không? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu.
– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV gọi HS trả lời câu hỏi.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
3. Tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của trung thực
a. Tìm hiểu hậu quả của sự thiếu trung thực
– Tình huống 1:
+ Quân nói dối mẹ và cô giáo vì bạn đã lỡ tiêu mất một phần tiền đóng học vào việc chơi điện tử cùng bạn. Do bạn không có số tiền đó bù vào nên bạn nói vậy để che dấu việc làm sai phạm của mình.
+ Nếu là Quân, em sẽ cảm thấy rất xấu hổ và có lỗi khi mẹ, cô giáo và các bạn phát hiện ra sự thật.
– Tình huống 2:
+ Mạnh nói không đúng sự thật vì Mạnh biết mình chép bài của Hùng là sai nên nếu nhận lỗi thì Mạnh sẽ bị cố giáo khiển trách và phạt.
+ Nếu là Hùng, em sẽ cảm thấy rất buồn và tức vì lúc Mạnh cần Hùng đã giúp đỡ Mạnh. Nhưng khi cô giáo hỏi thì Mạnh lại đổ lỗi đó sang cho người đã giúp mình trước đó. Thông qua đó, Hùng sẽ nghĩ rằng Mạnh là người thiếu trung thực.
+ Những hành vi thiếu trung thực của con người thường do các nguyên nhân:
· Do hoàn cảnh xô đẩy
· Do bản thân chưa hiểu được sự quan trọng của đức tính trung thực
· Do gia đình, nhà trường, xã hội chưa giáo dục tốt việc chúng ta phải luôn trung thực…
+ Khi thực hiện những hành vi thiếu trung thực, tâm trạng của con người thường trong trạng thái lo lắng, lo sợ, giật mình bởi những lời nói liên quan đến sự thật hay nói cách khác là “có tật giật mình”.
+ Những người xung quanh sẽ cảm thấy mất lòng tin đối với những người nói dối, hành vi thiếu trung thực.
b. Ý nghĩa, tầm quan trọng của trung thực
+ Ông bố trong câu chuyện trên sẵn sàng trả đủ tiền, chứ không chịu nói sai sự thật vì trong suy nghĩ của ông nếu mình nói dối như vậy thì chẳng khác nào bán đi sự kính trọng của những đứa con dành cho ông và lòng trung thực của mình.
+ Hai con và những người chứng kiến sẽ cảm thấy vô cùng tự hào và cảm thấy khâm phục về những việc làm đó của người bố.
+ Khi thực hiện những hành vi trung thực, con người thường có tâm trạng thoải mái, vui vẻ và luôn cảm thấy tự tin trước lời nói và hành động của mình.
+ Người sống trung thực cũng sẽ gặp những khó khăn, thua thiệt trong cuộc sống: dễ bị người xung quanh hiểu nhầm, bị những người xung quanh đổ lỗ, bị một số đối tượng lừa dối…
+ Chúng ta cần sống trung thực vì: sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội được mọi người tin yêu, kính trọng.
c. Suy ngẫm
Những trường hợp đó không phải là thiếu trung thực vì: Trong cuộc sống, ai cũng nên và cần sống trung thực, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ. Nếu không làm hại người khác thì chúng ta không nên nói sự thật bởi đôi khi nói sự thật sẽ làm tổn thương đến người khác.