Giáo án Tổ chức chương trình giáo dục mầm non – Tài liệu text

Giáo án Tổ chức chương trình giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.05 KB, 41 trang )

Chương 1: Khái quát chương trình giáo dục mầm non
1.1Khái niệm, cấu trúc chương trình giáo dục mầm non
1.1.1 Khái niệm:
– Chương trình là bản kế hoạch cho phép trẻ được đạt tới
những kết quả mong muốn; chương trình là nội dung dảng dạy
của giáo viên, là những gì trẻ cùng giáo viên tạo ra, là những cái
mà trẻ học được; chương trình là những gì diễn ra ở trên lớp
trong suốt quá trình sinh hoạt của cô và trẻ; chương trình là
thời gian biểu; chương trình là mục đích, mục tiêu giáo dục…
– Chương trình giáo dục mầm non bao gồm mục tiêu giáo dục,
nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ, điều kiện thực
hiện quá trình giáo dục trẻ và đánh giá quá trình giáo dục đó.
+ Chương trình khung: Mang tính nguyên tắc được ban hành
làm cơ sở cho cán bộ chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch thực hiện
chương trình.
+ Chương trình chi tiết: Áp dụng từng địa phương.
1.1.2 Cấu trúc của CTGDMN
Bao gồm các thành tố sau:
– Mục tiêu giáo dục: Có thể là những mục tiêu của bậc học, cũng
có thể là những nhiệm vụ giáo dục hoặc là những yêu cầu cần
đạt tùy cấp độ chương trình biên soạn
– Nội dung giáo dục: Là các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ em
+ Nội dung có thể được chọn theo các hoạt động của trẻ; các
mặt giáo dục trẻ.
+ Nội dung chăm sóc giáo dục trẻ em có thể được sắp xếp theo
phân môn hoặc cấu trúc theo các lĩnh vực phát triển hoặc là tích
hợp theo chủ đề.
+ Nội dung chăm sóc giáo dục trẻ có thể kết hợp các cách trên
với nhau.
– Phương pháp và hình thức giáo dục: Là những cách thức phối
hợp hoạt động cùng nhau của giáo viên và trẻ nhằm thực hiện

mục tiêu giáo dục đã đặt ra.
– Điều kiện thực hiện quá trình giáo dục trẻ
1

+ Điều kiện bên ngoài: là những điều kiện tự nhiên-địa lý, về
chính trị-xã hội, sản xuất-kinh tế, tư tưởng-văn hóa XH và đặc
biệt là môi trường xung quanh trường mầm non.
+ Điều kiện bên trong: là những điều kiện về đội ngũ giáo viên,
cán bộ và nhân viên phục vụ; cơ sở vật chất, môi trường tâm líđạo đức và thẩm mĩ của cơ sở mầm non.
– Đánh giá: Đề cập đến mục đích, nội dung, phương pháp và
thời điểm đánh giá, cách đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá kết
quả phát triển của trẻ theo giai đoạn.
1.2 Cơ sở xây dựng chương trình giáo dục mầm non (Quan
điểm XDCTGDMN)
Theo “lý thuyết hoạt động”
– Sự phát triển của trẻ diễn ra một cách liên tục trải qua nhiều
giai đoạn. Mỗi giai đoạn có 1 hoạt động chủ đạo riêng gây ra 1
ảnh hưởng quyết định đến quá trình tâm lý của trẻ. Do vậy, nhà
GD phải quan tâm đến hoạt động chủ đạo của từng độ tuổi để
có phương pháp cách thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của
trẻ.
– Quan điểm cá thể hóa giáo dục mầm non: Cần xem xét trẻ như
1 nhân cách trọn vẹn vừa có đặc điểm chung của lứa tuổi, lại
vừa mang những nét tính cách riêng biệt tùy thuộc vào điều
kiện xuất thân, điều kiện sống của gia đình. Do vậy, việc giáo
dục trẻ cần tránh giáo dục dập khuôn, máy móc mà cần tăng
cường hoạt động cá nhân để trẻ có điều kiện tham gia các hoạt
động tùy thuộc vào nhu cầu hứng thú, sở thích riêng của trẻ.
– Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm: XDCT phải phát huy tính

tích cực của trẻ. Trẻ em vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của
hoạt động. Những kinh nhiệm, những tri thức của trẻ phải là
những sản phẩm do chính trẻ hoạt động môi trường xung
quanh tạo ra. Tính tích cực là một phẩm chất của quá trình
nhân cách, có vai trò quyết định đến hoạt động của trẻ mẫu
giáo. Hứng thú là nguồn gốc bên trong của tính tích cực. Do đó,
người lớn cần phải chú ý đến trẻ trong giáo dục, giáo dục hướng
vào trẻ, trẻ là trung tâm.
– Vùng phát triển gần nhất: Quan điểm này cho rằng, GDMN là
thang đỡ, là điểm tựa giúp trẻ trong những lúc cần thiết. Tạo
điều kiện và cơ hội cho trẻ vươn lên. Người lớn chính là người
2

tổ chức các hoạt động cho trẻ, mqh giữa cô và trẻ là hợp tác,
chia sẻ, tương trợ lẫn nhau không mang tính áp đặt từ phía của
cô.
– Xã hội hóa giáo dục mầm non: Chính là sự phối kết hợp giữa
gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục trẻ.
– Quan điểm giáo dục tích hợp: Con người nói chung và trẻ em
nói riêng là tổng thể thống nhất. Nó là tổng hòa của rất nhiều
yếu tố tạo nên và trẻ em thì được phát triển trong hoạt động và
thông qua hoạt động. Mà hoạt động nào cũng thông qua các
mảng kiến thức kỹ năng. Vì thế, cần cung cấp cho trẻ những
phẩm chất, những năng lực chung chứ không phải là kiến thức
kĩ năng đơn lẻ. Trong quá trình hợp tác giữa cô và trẻ, cô và trẻ
cùng nhau trao đổi, thảo luận cùng học cùng giải quyết vấn đề.
1.3 Một số quan điểm đổi mới về chương trình giáo dục mầm
non (1 tiết)
1.3.1 Một số quan điểm đổi mới

– CTGDMN được xây dựng trên quan điểm tích hợp theo chủ
đề. Chương trình chú trọng hình thành cho trẻ những năng lực
chung, hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất,
trí tuệ, tình cảm đạo đức-thẩm mĩ.
– CTGDMN lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ phát
triển liên tục. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội
cho trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo trong các hoạt động của trẻ.
– CTGDMN chú trọng đến hoạt động chủ đạo, coi hoạt động
giao lưu xúc cảm trực tiếp với người lớn của trẻ hài nhi, hoạt
động với đồ vật của trẻ ấu nhi và hoạt động vui chơi của trẻ
mẫu giáo là hoạt động trung tâm của CTGDMN.
– CTGDMN phù hợp với nhu cầu, hứng thú và đặc điểm lứa
tuổi cũng như đặc điểm cá nhân của từng trẻ.
– CTGDMN đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền và
các đối tượng trẻ.
1.3.2 Yêu cầu về nội dung: Nội dung GDMN đảm bảo tính khoa
học, tính vừa sức và nguyên tắc. Tính đồng tâm phát triển từ dễ
đến khó, thể hiện tính liên thông giữa độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo
vào lớp 1, thống nhất giữa nội dung giáo dục, giữa cuộc sống
3

hàng ngày của trẻ chuẩn bị cho trẻ hòa nhập cuộc sống xung
quanh.
1.3.3 Yêu cầu về phương pháp:
– Lứa tuổi nhà trẻ: Cần chú trọng giao lưu cảm xúc đối với trẻ,
thể hiện sự yêu thương gắn bó với trẻ, tạo cảm giác an toàn và
tạo điều kiện cho trẻ giao lưu cảm xúc với người lớn, kích thích
phát triển các giác quan, phát triển các chức năng tâm sinh lý,
tạo môi trường giáo dục gần gũi với môi trường giáo dục trong

gia đình.
– Lứa tuổi mẫu giáo: Tạo điều kiện cho trẻ được tìm tòi khám
phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đáp ứng được nhu cầu học và chơi của trẻ, quan tâm đến việc
đổi mới môi trường giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ được thử
nghiệm và sáng tạo ở các góc hoạt động .
1.3.4 Yêu cầu về cách đánh giá trong giáo dục: Cần phối hợp
nhiều phương pháp, nhiều hình thức với nhau. Coi trọng việc
đánh giá tiến bộ của từng trẻ, đánh giá thường xuyên thông qua
việc quan sát các hoạt động hàng ngày của trẻ. Đánh giá sự phát
triển của trẻ dưới các hoạt động hàng ngày và đi theo các chủ
đề, chủ điểm. Đánh giá, cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà
trường.
1.4 Điều kiện tổ chức thực hiện chương trình (Quy định)
– Dựa vào CTGDMN và tài liệu hướng dẫn của Bộ GD_ĐT
hướng dẫn các sở và phòng giáo dục-đào tạo hướng dẫn các cơ
sở GDMN xây dựng kế hoạch năm học và tổ chức thực hiện
chương trình phù hợp với địa phương.
– Trên cơ sở của chương trình và sách hướng dẫn chương trình,
giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với nhóm, lớp,
khả năng của cá nhân trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.
– Nội dung các lĩnh vực giáo dục được tổ chức thực hiện tích
hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt
động đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa
phương.
– Theo dõi, đánh giá thường xuyên sự phát triển của trẻ và xem
xét các mục tiêu của chương trình, kết quả mong đợi để có kế
hoạch tổ chức hướng dẫn hoạt động phù hợp cho trẻ.
4

– Phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng khiếu của trẻ; quan
tâm đến công tác can thiệp sớm vào giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật.
– Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục mầm non với gia đình và
cộng đồng để chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.
1.5 Vai trò của người giáo viên mầm non
* Là người tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ
– Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề: Giáo viên cần
căn cứ vào quy định về hướng dẫn thực hiện chương trình. Các
tài liệu hướng dẫn của bộ GD & ĐT. Các Sở, Phòng GDDT từ
đó xây dựng nội dung kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ theo
từng chủ đề chủ điểm hàng tháng.
– Xây dựng môi trường giáo dục cần phải theo hướng mở, tổ
chức bố trí các hoạt động cho trẻ theo nguyên tắc động-tĩnh, thể
hiện sự liên kết giữa các góc chơi: góc bán hàng, gia đình … đồ
dùng đồ chơi đa dạng, phong phú.
– Tạo cơ hội, cơ may cho trẻ hoạt động tích cực
– Giám sát, quan sát, điều chỉnh các mối quan hệ của trẻ.
– Đánh giá kết quả chăm sóc giáo dục trẻ sau mỗi chủ đề, sau
tháng và cả năm học, trên cơ sở đó lập kế hoạch cho chu kì tiếp
theo.
* Là người hướng dẫn
– Lựa chọn phương pháp hướng dẫn phù hợp, cô giáo là người
dẫn dắt, hướng trẻ đến với niềm hứng thú, đến sự tích cực nhận
biết để tìm ra những điều bí mật của cuộc sống diệu kì xung
quanh trẻ.
– Cô là người đáp ứng, làm thỏa mãn nhu cầu và hứng thú hoạt
động của trẻ, mặt khác kích thích làm nảy sinh những nhu cầu,
hứng thú mới ở trẻ, nâng sự phát triển của trẻ lên tầm cao mới.

Phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động của chúng ở
trường mầm non.
Chương 2: Nội dung chương trình giáo dục mầm non
2.1 Chủ đề giáo dục ở trường mầm non
2.1.1 Khái niệm về chủ đề
5

– Chủ đề trong giáo dục mầm non được hiểu là một phần nội
dung kiến thức, kĩ năng cùng phản ánh một vấn đề nào đó mà
trẻ có thể tìm hiểu, khám phá và học theo nhiều cách khác nhau
dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong một khoảng thời
gian thích hợp.
2.1.2 Yêu cầu đối với việc lựa chọn chủ đề
– Chủ đề cần tính đến nhu cầu, hứng thú và những kiến thức bắt
nguồn từ cuộc sống của trẻ.
– Chủ đề cần phù hợp với nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi. Trẻ
càng nhỏ thì chủ đề càng cần phải cụ thể, mang tính địa
phương, gần gũi với cuộc sống hiện tại và phạm vi nội dung hẹp.
– Lựa chọn chủ đề sao cho có thể tạo được nhiều cơ hội để trẻ
khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ học tốt nhất.
– Chủ đề có chứa đựng những giá trị xã hội mà trẻ cần để sống.
– Giáo viên có đủ nguồn để cung cấp kinh nghiệm cho trẻ bao
gồm cả kinh nghiệm, kiến thức, khả năng tổ chức những ý
tưởng thành chủ đề, có thể tổ chức các hoạt động với các đồ vật,
đồ chơi, vật thật; các hoạt động đáp ứng nhu cầu và hứng thú
của trẻ, các hoạt động sử dụng các giác quan.
– Tên chủ đề dễ hiểu, gần gũi với trẻ.
– Chủ đề phải được tiến hành tối thiểu trong thời gian một tuần.
2.1.3 Các lựa chọn chủ đề: Phổ biến 3 cách sau

a. Lựa chọn chủ đề xuất phát từ trẻ: GV lựa chọn chủ đề dựa
trên sự quan tâm, hứng thú kinh nghiệm của trẻ, cụ thể là thông
qua các biểu hiện, các câu hỏi, các thắc mắc của trẻ về những sự
kiện, hiện tượng đang xảy ra. Lựa chọn chủ đề theo cách này
thường gây được sự hứng thú cho trẻ, làm cho chương trình có
độ linh hoạt cao, phát huy được sự sáng tạo chủ động của giáo
viên nhưng đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn, nhạy
cảm với những gì xảy ra trên trẻ. Mặt khác, không phải lúc nào
trẻ cũng thể hiện một cách rõ ràng những hứng thú của bản
thân.
b. Lựa chọn chủ đề xuất phát từ giáo viên: Là giáo viên chủ
động đưa ra dựa trên các chủ đề gợi ý trong chương trình và
hướng dẫn thực hiện chương trình. Mục đích của giáo viên khi
6

thực hiện chủ đề là nhằm đạt được một mục tiêu giáo dục nhất
định nào đó.
Với các chủ đề này, để tạo sự hứng thú ở trẻ, tránh sự áp
đặt, giáo viên nên giới thiệu trước với trẻ ý tưởng chính của chủ
đề, cho phép trẻ tham gia xây dựng mạng nội dung cũng như
các hoạt động mà trẻ thích.
Hướng dẫn xây dựng chủ đề theo cách này sẽ dễ dàng hơn
cho giáo viên trong quá trình thực hiện.
c. Lựa chọn chủ đề xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng diễn
ra xung quanh trẻ.
Tạo ra hệ thống chủ đề cho trẻ từng lứa tuổi như thế nào?
Tạo ra một hệ thống chủ đề là điểm khởi đầu cho việc lập
kế hoạch thực hiện chủ đề. Việc xác lập hệ thống chủ đề có thể
theo cách sau:

Đầu tiên, tất cả GV trong khối lớp ở từng lứa tuổi tự mình
tạo lập một hệ thống các chủ đề dựa trên các chủ đề lớn được
gợi ý trong chương trình. Số lượng chủ đề càng nhiều càng tốt.
Sau đó các giáo viên này cùng ngồi tập trung lại với nhau
trao đổi, chia sẻ và thảo luận kết quả thu được. Chắc chắn rằng
trong nhóm sẽ có một số chủ đề cùng xuất hiện, một số chủ đề
chỉ có ở một hay một số người. Nên ghi lại những ý tưởng đó.
Đương nhiên, có thể bổ sung thêm những ý tưởng mới xuất hiện
ở trong đầu.
Việc cuối cùng là ghi chép lại hệ thống chủ đề của nhóm lứa
tuổi. Đây là căn cứ để lập kế hoạch thực hiện chủ đề sau này của
nhóm lớp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mỗi nhóm, lớp
có thể thay đổi, bổ sung chủ đề hoặc phát triển chủ đề nảy sinh
từ các sự kiện diễn ra ở trong lớp hoặc ở trẻ.
Cách làm này có thể áp dụng cho cả việc xây dựng kế hoạch
thực hiện chủ đề.
* Khi lựa chọn chủ đề giáo viên cần lưu ý:
+ Thời gian thực hiện 1 chủ đề cần tính đến hứng thú của trẻ,
không nên kéo dài khi trẻ không cong hứng thú nữa.
+ Trình tự thực hiện có thể thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện,
thời điểm để thực hiện chủ đề đó tốt nhất (trẻ có điều kiện quan
sát và thực hành).
7

+ Tên chủ đề, thời gian thực hiện một chủ đề, số lượng chủ đề
và trình tự thực hiện chủ đề ở các lớp có thể khác nhau.
+ Nội dung của chủ đề sẽ là phương tiện để hình thành và phát
triển các kỹ năng, tình cảm, thái độ ở trẻ. Do đó, tùy thuộc vào
nội dung mỗi chủ đề cụ thể, giáo viên chú trọng phát triển ở các

lĩnh vực nhất định. VD: Chủ đề tự nhiên thì có ưu thế phát triển
nhận thức, ngôn ngữ; Chủ đề xã hội thì có ưu thế về phát triển
lĩnh vực tình cảm – xã hội …
Như vậy, việc lựa chọn chủ để không phải chỉ dựa vào
chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình như hiện
nay một số trường vẫn làm. Điều cơ bản cần lưu ý là giáo viên
phải biết phối hợp một cách hợp lý giữa các cách lựa chọn, biết
cân bằng giữa cách lựa chọn xuất phát từ cô và cách lựa chọn
xuất phát từ trẻ.
2.2 Tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non
2.2.1 Quan điểm tích hợp:
– Tích hợp có nghĩ là đan xen, đan cài xâm nhập các bộ phân
của 1 đối tượng hay giữa các đối tượng với nhau, để tạo thành 1
chỉnh thể.
– Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp chính là
phương pháp đan cài, lồng ghép đan xen các hoạt động giáo dục
theo chủ đề 1 cách tự nhiên, hài hòa dựa theo nhu cầu, hứng
thú, nguyện vọng của trẻ đến cơ sở lấy 1 hoạt động chủ đạo làm
trung tâm của lứa tuổi mầm non để tích hợp vào các hoạt động
khác nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục tích hợp của bậc
học mầm non.
– Quan điểm tích hợp xem xét và nhìn nhận đứa trẻ như 1 thực
thể trọn vẹn, tiếp thu được các kiến thức thế giới tự nhiên, xã
hội và khoa học 1 cách tổng thể, phong phú, đa dạng.
Như vậy, giáo dục tích hợp nhấn mạnh đến việc kết hợp nhiều
nội dung giáo dục thông qua hoạt động tích cực của cá nhân trẻ
vào môi trường sống.
2.2.3 Hình thức thể hiện quan điểm tích hợp: Theo chủ để,
trong 1 hoạt động.
a/ Tích hợp theo chủ đề là gì?

Tích hợp theo chủ đề là việc tổ chức các hoạt động (các hoạt
8

động có thể trong một ngày hoặc trong một số ngày) xoay quanh
nội dung một chủ đề nào đó.
b/ Tích hợp trong một hoạt động là gì?
Khi tổ chức một hoạt động nhằm thúc đẩy một mặt phát triển
nào đó,♣ giáo viên cần chú ý tác động cùng một lúc đến nhiều
mặt phát triển khác nhau của trẻ.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động với đồ vật ( đề tài “ Xếp nhà tặng
bạn”): mục đích chủ yếu là phát triển , rèn luyện vận động khéo
léo của bàn tay, ngón tay và hình thành ở trẻ kĩ năng xếp chồng
các hình khối gỗ theo chủ đề, nhưng đồng thời giáo viên cũng
cần khai thác nội dung đó để phát triển các mặt khác như phát
triển về mặt tình cảm- xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển
nhận thức…
Tích hợp các lĩnh vực nội dung trong môt hoạt động tức♣ là
khai thác nội dung của các lĩnh vực hoạt động khác nhau vào
trong quá trình tổ chức một hoạt động nào đó.
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động học có chủ đích thuộc lĩnh vực
khám phá khoa học, giáo viên có thể khai thác các nội dung có
liên quan ở các lĩnh vực khác như thơ, truyện, âm nhạc, toán,
tạo hình,… nhưng cần lưu ý khai thác các nội dung đó phải thực
hiện một cách linh hoạt, nhẹ nhàng không làm mất đi tính trọng
tâm của nội dung chính của giờ hoạt động. Thông thường người
ta Tích hợp các nội dung khác vào đầu hoặc cuối buổi học.
Vì sao giáo dục mầm non phải lựa chọn cách tiếp cận tích hợp?
Theo chúng tôi xuất phát từ những lí do sau: giáo dục tích hợp
phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ lứa tuổi này.Bản thân

cuộc sống chung quanh mang tính tổng thể, trọn vẹn.
2.2.4 Tổ chức thực hiện chủ đề
a. Giai đoạn 1: Chuẩn bị
– Lập kế hoạch thực hiện chủ đề
– Thiết kế môi trường học tập để thực hiện chủ đề: Khi tiến
hành chủ đề nào thì phần lớn môi trường lớp học phản ánh nội
dung của chủ đề đó. Tùy thuộc vào khả năng thực tế về đồ
dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để bố trí môi trường lớp học. Sự
bố trí này chỉ mang tính chất gợi ý cho trẻ hoạt động và sắp xếp
môi trường của mình. Môi trường này sẽ được hoàn thiện dần
trong quá trình thực hiện chủ đề. Giáo viên cho phép trẻ tham
9

gia vào việc tổ chức môi trường học tập để gây hứng thú cho trẻ
đến chủ đề.
– Kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên về chủ đề.
b. Giai đoạn 2: Thực hiện chủ đề.
* Bước 1: Bắt đầu chủ đề
– Mục đích: Tạo sự chú ý, quan tâm và kích thích hứng thú của
trẻ đối với nội dung chủ đề, khai thác kinh nghiệm sẵn có của
trẻ về chủ đề để hình thành vấn đề cần tìm hiểu.
– Cách tiến hành:
Có thể giới thiệu chủ đề với trẻ theo nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên, giáo viên có thể sử dụng những phương pháp sau
một cách linh hoạt để dẫn dắt trẻ hướng vào chủ đề một cách tự
nhiên:
+ Trò chuyện, đàm thoại để giúp trẻ nhớ lại những kinh nghiệm
và kiến thức liên quan đến chủ đề, thông qua đó, giáo viên cũng
biết được mức độ nắm kiến thức của trẻ về chủ đề.

+ Các hoạt động thể hiện kinh nghiệm của trẻ về chủ đề như vẽ,
hát, kể chuyện, minh họa bằng động tác để tăng cảm xúc. Tất cả
những hoạt động đó đều hướng vào tạo hứng thú và sự quan
tâm bước đầu của trẻ đối với chủ đề.
+ Khi đã thu hút được sự quan tâm, chú ý, tạo được hứng thú
của trẻ đối với chủ đề, giáo viên lần lượt đặt các câu hỏi, đưa ra
các vấn đề mà trẻ chưa biết, chưa trả lời được hay chưa giải
quyết được để kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu ở trẻ, đồng
thời cũng là cách để giáo viên thăm dò những vấn đề mà trẻ
muốn biết khi khám phá chủ đề này. Tiếp đến, giáo viên thu hút
trẻ cùng tham gia xây dựng kế hoạch và bàn phương án tìm câu
trả lời. Thông báo với gia đình trẻ về chủ đề mới và đề xuất gia
đình giúp trẻ sưu tầm những thứ liên quan đến chủ đề mang
đến lớp.
* Bước 2: Khám phá chủ đề
Mục đích
– Cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan
đến chủ đề để trả lời cho những câu hỏi đặt ra trong kế hoạch.
– Phát triênr chủ đề, duy trì tối đa hứng thú của trẻ, tạo cơ hội
10

cho trẻ ứng dụng những kiến thức, kỹ năng trong tất cả các lĩnh
vực hoạt động.
– Tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm những cảm xúc khác nhau, hình
thành thái độ đúng đắn đối với cuộc sống xung quanh, hình
thành tính độc lập, tự tin vào bản thân.
* Cách tiến hành
– Cô tổ chức các hoạt động để trẻ khám phá, trả lời các câu hỏi
và giải quyết các vấn đề đặt ra trong bản kế hoạch như: hoạt

động tham quan, quan sát, thảo luận …
– Trong mỗi chủ đề, giáo viên xác định và xây dựng kế hoạch
cho các hoạt động chính, coi đó là những hoạt động cơ bản tạo
cơ hội cung cấp, củng cố kinh nghiệm, làm tăng sự tò mò, hứng
thú, hài lòng của trẻ, tạo những động cơ mới để phát triển chủ
đề. Chính vì vậy, giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng những hoạt
động này nhằm gây được ấn tượng mạnh đầu tiên với trẻ. Hoạt
động chính là hoạt động mà từ đó có thể tổ chức các hoạt động
xoay quanh đó.
– Kích thích trẻ tự khám phá qua sách, tranh ảnh, qua xem tivi,
thông qua người khác … Cô giáo có thể mời khách đến thăm
lớp, cùng khách trao đổi, trò chuyện, kể chuyện … làm cho nội
dung kiến thức trở lên phong phú hơn, đồng thời trẻ học được
kỹ năng giao tiếp ứng xử với người lạ.
– Việc thu hút gia đình trẻ cùng tham gia vào quá trình thực
hiện chủ đề là một việc làm có ý nghĩa để duy trì hứng thú, sự
quan tâm của trẻ không chỉ ở lớp mà ở mọi lúc, mọi nơi. Cô
khuyến khích trẻ trao đổi với bố mẹ về những vấn đề cô và trẻ
trao đổi ở lớp và cùng tham gia bàn bạc cách giải quyết.Thông
thường trẻ rất hãnh diện khi gia đình mình góp công sức vào
quá trình khám phá của lớp.
– bên cạnh những hoạt động nhằm cung cấp trí thức, giáo viên
cần chú trọng đến những vấn đề khơi gợi cảm xúc, hình thành
mối quan hệ, thái độ đúng đắn của trẻ đối với thế giới xung
quanh, bản thân bằng cách kích thích trẻ nói lên cảm nhận của
mình, bày tỏ tình cảm đối với đối tượng mình tìm hiểu và cả
thái độ và hành vi ứng xử của con người đối với thế giới xung
quanh. Điều quan trọng đối với mỗi kiến thức mới khám phá
tìm hiểu là giáo viên phải tạo cho trẻ trải qua những cảm xúc
11

vui sướng, hài lòng, cảm thấy có ý nghĩa và mong muốn hiểu
biết nhiều hơn nữa.
– Trong quá trình này, giáo viên cần quan tâm, theo dõi việc
thực hiện các nhiệm vụ, các mục tiêu đề ra trong chủ đề, đồng
thời đưa thêm các câu hỏi và nêu lên các vấn đề để kích thích
trẻ tiếp tục tìm hiểu, khám phá.
– Đến cuối giai đoạn 2, một trong những cách đơn giản để kích
thích trẻ học lẫn nhau là treo các sản phẩm lên tườnghoặc đặt 1
chỗ trong lớp. Qua việc trưng bày, giáo viên kích thích trẻ chú ý
và đánh giá công việc của nhau, đồng thời, trẻ có thể tham khảo
để làm việc của mình tốt hơn. Giáo viên có thể sử dụng 1 sản
phẩm nào đó để bắt đầu trò chuyện với trẻ về một khía cạnh nội
dung của chủ đề.
* Bước 3: Kết thúc chủ đề
Mục đích: Tổng kết những gì trẻ đã khám phá, tìm hiểu về chủ
đề sau một thời gian nhất định, nhằm gây ấn tượng và khắc sâu
hơn những kiến thức và tình cảm của trẻ về chủ đề đã qua. Từ
đó, tạo cho trẻ hào hứng, tự tin, tự hào về những gì mà mình đã
làm dc, kích thích nhu cầu mình muốn tìm hiểu khám phá
những chủ đề tiếp theo.
– Nên kết thúc chủ đề khi:
+ Một vài trẻ đã hết hứng thú, số trẻ cong lại không tích cực.
+ Giáo viên đã đạt được mục tiêu của chương trình
+ Nguồn để trẻ khám phá về chủ đề thực tế đã hết.
– Cách tiến hành
+ Giáo viên không nên kết thúc chủ đề một cách lặng lẽ mà phải
chọn đỉnh điểm, VD: tổ chức trưng bày sản phẩm. Đây là dịp để
trẻ có cơ hội thể hiện nhừng gì mình biết với những người khác.

Trẻ được mọi người lắng nghe, thừa nhận, từ đó làm tăng cảm
xúc tự hào, phấn khởi, hài lòng và tự tin hơn vào bản thân.
+ Trước khi tiến hành chủ đề, giáo viên nên cùng trẻ bàn bạc kế
hoạch: trưng bày những sp gì? ở đâu? Mời ai dự? trẻ làm gì, nói
gì, tặng gì cho bố mẹ, khách mời? Cô tạo cho trẻ niềm vui, sự
phấn chấn trong suốt quá trình chuẩn bị và làm cho buổi kết
thúc chủ đề trở nên có ý nghĩa, gây ấn tượng sâu đậm trong
lòng đứa trẻ.
12

Kết thúc chủ đề không phải là chấm dứt hoàn toàn mà
giáo viên nên tạo ra những hoạt động nối tiếp chủ đề sắp kết
thúc với chủ đề mới.
c. Giai đoạn 3: Đánh giá việc thực hiện chủ đề:
– Đánh giá việc thực hiện chủ đề thường được tiến hành trong
quá trình thực hiện chủ đề và khi kết thúc chủ đề. Căn cứ vào
mục tiêu đề ra của chủ đề, giáo viên đánh giá mức độ đạt đức về
các kiến thức, kỹ năng, thái độ theo 5 lĩnh vực phát triển. Trên
cơ sở đó, giáo viên xác định kế hoạch và biện pháp giáo dục cụ
thể, thích hợp với trẻ trong chủ đề tiếp theo.
– Trong quá trình thực hiện chủ đề, giáo viên cũng cần quan sát,
đánh giá trẻ để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời cho các
hoạt động giáo dục trẻ tiếp theo sao cho phù hợp và đạt hiệu
quả cao nhất. Đánh giá việc thực hiện chủ đề thường do giáo
viên tự thực hiện. Giáo viên đánh giá sự phát triển, việc tổ chức
các hoạt động chăm sóc và giáo dục, tổ chức môi trường giáo
dục của mình. Những đánh giá phải xuất phát từ lợi ích của trẻ,
lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên cần lưu giữ những thông tin
này cho đến hết năm học để xem xét một cách có hệ thống

những điều chình của mình. Điều này vừa giúp giáo viện tự nần
cao trình độ chuyên môn vừa là cơ sở để giáo viên lên kế hoạch
thựch hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ trong năm học tiếp
theo đạt hiệu quả cao hơn.
* Một số điểm lưu ý:
– Cần thường xuyên duy trì hứng thủ của trẻ; phải làm cho nội
dung gắn với kinh nghiệm trong đời sống thực cử trẻ, dựa trên
những cái trẻ đã biết. Giáo viên cần phải biết cách thừa nhận,
chấp nhận những ý tưởng, những phát hiện của trẻ; khuyến
khích, động viên kịp thời, giúp trẻ khi cần thiết; sử dụng các
hình thức khám phá phù hợp; kết hợp hợp lý hình thức hoạt
động cả lớp, theo nhóm,nhân, nhóm-cá nhân, hoật đọng thì
mang tính chất động còn hình thức hoạt động có tính chất tĩnh;
hoạt động trong lớp và ngoài trời; cân bằng hoạt động cô đưa ra
và trẻ tự chọn.
– Không nên quy định một cách cứng nhắc thời gian của chủ đề.
– Cần kết hợp hợp lý giữa cách tiếp cận chủ đề với cách tiếp cận
khác: Cách tiếp cận tách biệt.
13

Vì vậy, song song với cách tiếp cận tích hợp theo chủ đề,
giáo viên có thể vẫn duy trì ở một mức độ nào đó việc dạy học
truyền thống để giúp trẻ hình thành các kiến thức, kỹ năng mới.
2.3 Thực hiện nội dung chương trình theo hướng tích hợp chủ
đề
Chương 3: Phương pháp tổ chức thực hiện chương trình theo
hướng đổi mới.
3.1 Quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm
3.1.1 Lý do đổi mới phương pháp TCTHCT theo hướng lấy trẻ

làm trung tâm.
Giáo dục nước ta còn yếu về chất lượng so với các nước
trên thế giới.
– H còn hạn chế về năng lực tư duy, sáng tạo, còn thụ động, nhút
nhát.
– Xuất phát từ nhu cầu xã hội hiện nay đang rất muốn thay đổi
tình trạng nhồi nhét, kiến thức nặng nề, kém sáng tạo.
– Mỗi con người đều tiềm ẩn trong mình 1 năng lực trí tuệ
nhưng chưa có điều kiện bộc lộ.
3.1.2 Quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm
Dạy học là giúp người học tiếp tục tích lũy và phát triển
những hiểu biết và kinh nghiệm đã có. Điều này cũng liên quan
chặt chẽ với cách tiếp cận học tập, tìm tòi, phát hiện …
Quan điểm 1: Các nhà NC VN
Khi H là trung tâm thì QTDH mang tính sáng tạo cao
trong đó người thầy là người hướng dẫn và luôn đi đầu trong
mọi hoạt động sáng tạo của cả QTHT.
Quan điểm 2: Cần thiết phải lấy người học làm trung tâm trong
QTDH. Song lại coi nhẹ vai trò của giáo viên.
Quan điểm 3: Lấy người học làm trung tâm không đúng hoặc
không phù hợp với giáo dục của VN. Vì người dạy chưa được
trang bị đủ cơ sở lý luận về dạy học LHCLTT mà mới chỉ thể
hiện ở mức độ để cho H phát biểu, thảo luận nhóm.
Quan điểm 4: Giáo sư Lê Khánh Bằng đã đề cập đến
DHLHSLTT trên 2 phương diện vĩ mô và vi mô. Ở đây người
14

dạy phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng của H đến những đặc
điểm tâm sinh lý và các cấu trúc tư duy của từng người học.

*So sánh G làm trung tâm-H làm trung tâm
G làm trung tâm

H làm trung tâm

Nội
dung:

Là sự kiện thông tin có Các KN vấn đề
sẵn

Phương
pháp

– Phương pháp ghi – Sự tìm tòi
nhớ, Tập trung vào bài
giảng
– Người học chủ động tham
– Người nghe thụ động gia
– GV chiếm ưu thế – GV là người điều khiển,
quyền lực
thúc đẩy, tìm tòi.

Môi
trường:

+ Không khí lớp học – Tự chủ, thân mật, không
hình thức máy móc
hình thức
+ Sắp xếp chỗ ngồi cố – Chỗ ngồi linh hoạt

định
– Sử dụng thường xuyên các
+ Mức độ dạy học ở kĩ thuật dạy học
mức tối thiểu

– Kết quả + Tri thức có sẵn

– Tự tìm

+ Trình độ nhận thức – Phát triển cao hơn về
thấp, có hệ thống chủ nhận thức, hành vi
yếu là ghi nhớ
– Tự tin
+ Phụ thuộc vào tài – Biết tự xác định các giá
liệu
trị.
+ Chấp nhận những
giá trị truyền thống.
=> Có sự thay đổi về tỉ trọng và nội dung vai trò của G,H.
– DHLHSLTT phát huy dc vai trò chủ động tích cực, sáng tạo
của H đồng thời đề cao vai trò của người thầy.
15

– G phải có trình độ chuyên môn sâu, Kn Sp tốt, đầu óc sáng tạo
và nhậy bén mới có thể đóng vai trò là người gởi mở, xúc tác,
trợ giúp, hướng dẫn, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt
động độc lập của H, đánh thức năng lực tiềm tàng trong mỗi H,
chuẩn bị cho H tham gia tích cực vào cộng đồng.
– Đặt h vào vị trí trung tâm trong QTDH, cá nhân người học với

những phẩm chất, năng lực riêng của mỗi cá nhân. Vừa là chủ
thể, vừa là mục đích trong QT đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa
QTHT với sự giúp đỡ, trợ giúp của các phương tiện, thiết bị
hiện đại để cho tiềm năng của mỗi H được phát triển tối ưu, góp
phần có hiệu quả vào xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá
nhân, gia đình, XH.
– Đó chính là cốt lõi tinh thần nhân văn của DHLHSLTT
– Cần phải kìm chế, và phải có sự đồng tình ủng hộ và kích thích
mạnh mẽ, sự phối hợp đồng bộ của tất cả các ban ngành, đội
ngũ GV =>GQVĐ sẽ nâng cao chất lượng đào tạo.
3.1 Quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm:
3.2 Quan điểm dạy học tích cực
Dạy và Học tích cực: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học.
Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”,
giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung
tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực.
3.3 Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề trên quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm và phát huy tính tích cực của trẻ
3.3.1 Thế nào là tích hợp chủ đề:
Dạy học tích hợp theo chủ đề là hoạt động dạy và học cùng
nhau giữa giáo viên và trẻ theo chủ đề, trên cơ sở lấy hoạt động
học của trẻ làm hoạt động “công cụ” để tích hợp, đan xen các
hoạt động khác của trẻ một cách có kế hoạch, có định hướng,
nhằm hình thành cho trẻ những năng lực chung giúp trẻ có khả
năng giải quyết những tình huống, hoàn cảnh có ý nghĩa với
cuộc sống thực của trẻ trong hiện tại cũng như trong tương lai.
– Một trong những nguyên tắc chỉ đạo cơ bản trong dạy học tích
hợp theo chủ đề là lấy trẻ làm trung tâm của quá trình dạy học:
16

+ Trẻ là người khởi xướng các hoạt động, trẻ được khuyến
khích là một người tham gia tích cực vào quá trình học chứ
không thụ động. Trẻ tự học qua chơi , qua khám phá, qua tìm
hiểu các chủ đề và trải nghiệm bằng các giác quan. Trẻ được
phép chọn góc chơi-học, thảo luận với bạn, sau đó vẽ nặn … làm
ra sản phẩm do chúng sáng tạo chứ không phải do giáo viên làm
hộ.Quan điểm này hoàn toàn ngược với quan điểm lấy giáo viên
làm trung tâm.
+ Trong dạy học theo chủ đề giáo viên là người tổ chức hướng
dẫn tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ khám phá thế giới xung quanh
còn đứa trẻ tích cực chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng cần thiết để
có thể cần thiết để có thể giải quyết được những tình huống có ý
nghĩa với trẻ, chuẩn bị cho việc học tập sau này của trẻ ở lớp 1.
Giáo viên đóng vai trò “trung gian”, tổ chức môi trường, tạo
điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy hứng thú, nhu cầu,
kinh nghiệm và mặt mạnh của mỗi trẻ. Giáo viên xác định chủ
đề, lên kế hoạch lồng ghép các hoạt động cho trẻ tự trải nghiệm,
tìm hiểu, khám phá, nhận thức phù hợp với trình độ phát triển
của mỗi trẻ.
+ Một trong những nét nổi bật của việc cho trẻ mẫu giáo học
theo chủ đề là cô và trẻ, trẻ với trẻ cùng thảo luận để làm xuất
hiện các câu hỏi, các vấn đề trẻ có thể chia sẻ, động não và suy
xét. Cùng nhau tìm tòi khám phá và vận dụng kĩ năng trí tuệ, xã
hội để giải quyết những tình huống có ý nghĩa đối với trẻ. Trẻ
tạo ra sản phẩm, trưng bày sản phẩm, cùng chia sẻ kết quả học
tập vui chơi cùng với nhau … Trong khi trẻ luôn được tôn
trọng , được khuyến khích lựa chọn và thực hiện hoạt động theo
1 khuôn khổ nào đó, chịu trách nhiệm và bổ sung kinh nghiệm

học tập của mình.
…….
3.3.1 Yêu cầu định hướng
– Lấy trẻ làm trung tâm cho phép trẻ được hoạt động theo nhu
cầu, theo hứng thú của bản thân. Trẻ không bị áp đặt theo ý
muốn chủ quan của nhà giáo dục, trẻ được tự lựa chọn và tham
gia vào hoạt động học cùng cô, cùng các bạn. Trẻ thực hiện các
nhiệm vụ theo sự hiểu biết và năng lực của bản thân trong các
hình thức học theo cá nhân và nhóm.

17

– Giáo viên phải là thang đỡ, điểm tựa của trẻ, là người tổ chức,
hướng dẫn tạo cơ hội, tình huống, những thách thức mới, tạo
cảm giác tin tưởng và trợ giúp trẻ trong việc học của chúng.
– Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong học tập.
– Dạy trẻ học phải đảm bảo tính phát triển có nghĩa là phải
hướng tới “vùng phát triển gần nhất” của trẻ, phải khai thác
được tiềm năng vốn có của trẻ, nâng sự phát triển của trẻ lên
tầm cao hơn.
– Cần xây dựng môi trường học tập đa dạng dưới sự tổ chức
hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên.
– Đảm bảo cho trẻ được tham gia vào các hoạt động khám phá
chủ đề gần gũi cuộc sống thực bằng tất cả các giác quan, được
thực hành, luyện tập và trải nghiệm trong những tình huống,
hoàn cảnh khác nhau để làm phong phú kinh nghiệm cá nhân
của trẻ.
– Đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo trong việc lựa chọn, phối hợp
các phương pháp, biện pháp và hình thức học tập phù hợp với

trẻ. Trong quá trình khám phá chủ đề, giáo viên cần linh hoạt
giải quyết các tình huống mới nảy sinh trong nhóm trẻ hay từng
cá nhân trẻ. Hoặc là linh hoạt mềm dẻo trong việc lựa chọn và
phối hợp các hình thức, phương pháp hoạt động của cô và trẻ
tùy theo tính chất công việc và hoàn cảnh thực tiễn vùng miền,
địa phương cũng như của lớp học.
– Cá biệt hóa trong dạy học: Khi làm việc cùng trẻ cô phải
thường xuyên quan tâm đến đặc điểm cá nhân của trẻ để có thể
hoạch định kế hoạch tiếp theo phù hợp với khả năng của từng
trẻ; để có thể giúp trẻ phát triển tốt nhất và đảm bảo cho mỗi
đứa trẻ trở thành chính nó, tránh được lối giáo dục đồng loạt;
đồng thời cá thể hóa ở mức độ tối ưu, phát huy tối đa khả năng
vốn có của từng trẻ.
3.3.2 Lựa chọn nội dung học tập tích hợp theo chủ đề.
– Do nhu cầu của trẻ
– Do giáo viên
– Theo mảng sự kiện
3.3.3 Phương pháp và biện pháp tổ chức hoạt động học tập tích
hợp theo chủ đề.
18

* Phương pháp trực quan:
– PP này được sử dụng rất nhiều trong dạy học theo chủ đề. Nó
phù hợp với tư duy trực quan của trẻ. Nên giáo viên cần tăng
cường cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình tìm hiểu
khám phá chủ đề.
– Tạo cơ hội, điều kiện phương tiện cho trẻ tìm tòi, khám phá
bằng cách xây dựng và duy trì các góc học-chơi theo nhóm, tạo
điều kiện về thời gian và không gian cùng những điều kiện

phương tiện đồ dùng đồ chơi cần thiết theo chủ đề.
– Chuẩn bị môi trường cho trẻ qua sự khám phá, tìm tòi và giao
tiếp với người lớn, với bạn bè và các học liệu đa dạng, hấp dẫn.
* Sử dụng trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của trẻ.
– Hoạt động chơi chiếm vị trí trung tâm trong chương trình
GDMN. Trẻ mẫu giáo học tốt nhất là học thông qua chơi. Vì
thế, giáo viên cần phải sử dụng nhiều trò chơi hấp dẫn, phù hợp
với chủ đề học tập của trẻ.
– Cho trẻ học thông qua hoạt động chơi tự chọn trong môi
trường chơi đa dạng và hấp dẫn đã được hoạch định.
– Tạo ra hoàn cảnh chơi, tình huống chơi, các vai chơi trong dạy
học tích hợp theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.
* Phương pháp thực hành, trải nghiệm
Trẻ mẫu giáo thực sự nắm bắt được các đặc điểm, tính chất
bên trong của các sự vật và hiện tượng xung quanh khi và chỉ
khi chúng được thực hành hoạt động, được trải nghiệm trong
thực tiễn. Giáo viên cần tăng cường cho trẻ được thực hành, trải
nghiệm và sử dụng các giác quan trong quá trình khám phá các
chủ đề gần gũi với trẻ. Trên cơ sở đó, phát triển quá trình tư
duy và tưởng tượng của trẻ mẫu giáo trong hoạt động khám
phá theo chủ đề ở trường mầm non.
* Khuyến khích và động viên trẻ
Trẻ mẫu giáo rất thích được khen, những lời khen ngợi,
động viên đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp trẻ nỗ lực cố gắng hơn,
tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập. Giáo viên cần
quan sát trẻ trong hoạt động học theo chủ đề để có thể động
viên, khuyến khích trẻ đúng lúc, giúp trẻ tích cực, sáng tạo hoàn
thành nhiệm vụ học tập đã đặt ra.
19

* Sử dụng phương pháp đan cài, tích hợp các hoạt động thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau theo chủ đề
– Việc giáo viên đan cài, lồng ghép các hoạt động của trẻ trong
nhiều lĩnh vực khác nhau trên cơ sở lấy một hoạt động nào của
trẻ để tích hợp nội dung phù hợp theo chủ đề sẽ giúp trẻ hứng
thú, tự nhiên trong quá trình tìm hiểu, khám phá chủ đề.
– Việc đan cai, lồng ghép các hoạt động theo chủ đề giúp cho
người giáo viên tìm ra cách dạy mới, lôi cuốn trẻ vào các hoạt
động khám phá, tìm tòi, giúp chúng trở nên linh hoạt và sáng
tạo hơn. Khi khám phá và tìm hiểu các chủ đề trong các hoạt
động tích hợp, trẻ được làm cái mà chúng thích, được học cái
mà chúng cần, được vận dụng vốn kinh nghiệm cá nhân vào
những tình huống, hoàn cảnh có ý nghĩa đối với chúng.
* Sử dụng các câu hỏi ngắn gọn kết hợp với việc tạo các tình
huống và cách thức phát hiện để kích thích trí tưởng tượng sáng
tạo, khả năng giải quyết vấn đề, khai thác tối đa những ý tưởng
của trẻ.
Việc sử dụng các câu hỏi, lời gợi ý, lời đề nghị mang tính
định hướng sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các
phương án, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra trong
quá trình khám phá chủ đề. Những tình huống giáo viên đưa ra
và lôi cuốn trẻ vào các tình huống đó sê góp phần khai thác và
phát triển các ý tưởng của trẻ, sẽ kích thích óc sáng tạo, tưởng
tượng của trẻ. Vì thế, trong dạy học tích hợp theo chủ đề, giáo
viên cần tăng cường sử dụng các câu hỏi, lời gợi ý, đưa ra các
tình huống để kích thích hoạt động trí tuệ của trẻ. Tạo cơ hội
cho trẻ được bộc lộ, được phát triển những dự định, những ý
tưởng trong khi học, chơi theo chủ đề.
3.3.4 Các hình thức học tập tích hợp theo chủ đề

– Học cá nhân thường được sử dụng khi giáo viên muốn trẻ kiến
thức, kĩ năng cụ thể nào đó. Hoạt động học cá nhân cho phép
quan sát đánh giá khả năng thực của từng trẻ để có thể điều
chỉnh phù hợp với đặc điểm của cá nhân trẻ.
– Học theo nhóm nhỏ thường được dùng để cung cấp kiến thức
mới, giới thiệu các hoạt động, tạo sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa
trẻ và đặc biệt phù hợp để trẻ thảo luận, trao đổi ý tưởng, ý kiến
của chúng với nhau.
20

-Học theo nhóm lớn cho phép trẻ chia sẻ các trải nhiệm và kinh
nghiệm hặc cùng nhau nghe một thông tin nào đó. Không gian
lớp học, thời gian cho trẻ hoạt động tạo cơ hội kích thích trẻ tìm
tòi khám phá và tập cho trẻ kĩ năng thực hiện công việc chung
và nhiệm vụ được giao riêng.
3.3.5 Tiến trình dạy học tích hợp theo chủ đề
* Lựa chọn chủ đề: Chủ đề có thể do giáo viên tự lựa chọn hoặc
cả cô và trẻ cùng lựa chọn chủ đề.
Lưu ý:
– Chủ đề cần đặt tên đơn giản, gần gũi với những kinh nghiệm
của trẻ.
– Kế thừa có chọn lọc các nội dung giáo dục trong hoạt động học
tập và hoạt động vui chơi của “CTCSGDTE”
– Kiến thức được cung cấp theo nguyên tắc đồng tâm phát triển,
từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, mở rộng dần.
– Cho phép tích hợp các tri thức khác nhau của các “môn học”
trong các hoạt động của trẻ.
– Mỗi chủ đề chứa đựng một số nội dung cần thiết, phong phú
đủ cho trẻ khám phá ít nhất 1-2 tuần.

– An toàn đối với trẻ.
* Xây dựng “mạng” nội dung và “mạng” hoạt động
– “Mạng” nội dung là một hình thức thể hiện các ý tưởng về nội
dung, khái niệm của chủ đề cần cung cấp cho trẻ. Nội dung
trong từng mạng và giữa các mạng có mối liên hệ qua lại với
nhau xoay quanh chủ đề trung tâm, giúp giáo viên dễ dàng nhìn
thấy ngay được các mối liên quan giữa các nội dung học tập của
trẻ và các hoạt động sẽ tiến hành.
– “Mạng” hoạt động chính là sự dự kiến các hoạt động sẽ cho
trẻ trải nghiệm nhằm khám phá, lĩnh hội nội dung của chủ đề.
VD: Trong tài liệu “GDHMN T 219”
Trong quá trình xây dựng “mạng” nội dung hoặc “mạng” hoạt
động giáo viên cần sử dụng kĩ thuật “động não”. Đây là hình
thức huy động được cả ý tưởng sáng tạo của những người tham
gia xây dựng chủ đề để làm cho chủ đề phù hợp hơn với đặc
điểm của trẻ ở lớp và của địa phương.
21

* Lên kế hoạch hoạt động theo chủ đề
– Giáo viên trong lớp xây dựng kế hoạch từng ngày, từng tuần
hoặc vài 3 tuần tùy theo chủ đề cho cả lớp, theo nhóm nhỏ hoặc
cá nhân, quán triệt các yếu tố khi thực hiện tiếp cận chủ đề đã
nêu trên.
– Xây dựng các mục tiêu giáo dục trẻ ở chủ đề nhằm đạt được
những mục tiêu của từng chủ đề và mục tiêu phát triển trẻ toàn
diện của cả chương trình giáo dục. Đối với các chủ đề lớn cần
xác định các mục tiêu phát triển tổng thể theo tất cả các lĩnh
vực còn với các chủ đề nhỏ trong từng ngày, từng buổi cần đề ra
mục tiêu giáo dục. Dựa vào các yêu cầu và mục tiêu giáo viên có

thể đánh giá trẻ trong quá trình giáo dục và sau khi kết thúc
mỗi chủ đề.
VD: T 222 GDHMN
* Chuẩn bị môi trường học cho trẻ: Tạo không gian thuận lợi,
an toàn và hấp dẫn; chuẩn bị đồ dùng và vật liệu học tập theo
chủ đề cho trẻ học, sắp xếp hợp lý, kích thích hứng thú trẻ học
tập; chuẩn bị cho trẻ có tâm thế học .
* Triển khai hướng dẫn trẻ học theo chủ đề
– Giới thiệu chủ đề cho lớp:
Các chủ đề có thể được giới thiệu ở lớp theo nhiều cách
khác nhau. Chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng phương pháp
dẫn dắt trẻ hướng vào chủ đề một cách tự nhiên, logic như trò
chuyện, đàm thoại, nêu câu hỏi … thông báo cho gia đình về chủ
đề học mới và cha mẹ được yêu cầu giúp trẻ sưu tầm những thứ
liên quan đến chủ đề đem đến lớp, cùng với lớp lớn lên kế hoạch
cho các hoạt…
– Cho trẻ khám phá, tìm hiểu chủ đề qua các hoạt động tích hợp
với các phương tiện học liệu phù hợp:
+ Giáo viên tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề thông qua các hoạt
động mang tính tích hợp, theo một trình tự trong ngày và ngày
này sang ngày khác. Việc khám phá chủ đề không phải chỉ diễn
ra một lần, một buổi hoặc một ngày mà diễn ra cả tuần, vài ba
tuần.
+ Những nội dung cần thiết có thể lặp lại ở mức phát triển cao
hơn và được đặt ở trong mối quan hệ với các chủ đề khác.
22

+ Các hoạt động trong thời điểm tập trung cả lớp hoặc nhóm
nhỏ sẽ tạo cơ hội cho giáo viên giúp trẻ mở rộng các khái niệm,

vốn từ, kĩ năng phát triển chung cần cho cuộc sống.
– Kết thúc hoặc đóng chủ đề.
+ Chủ đề được hoàn thành khi các nội dung hoạt động không
thể tiếp tục một cách logic nữa hoặc khi đa số trẻ không còn
hứng thú. Trước khi chuyển sang chủ đề mới, giáo viên lên kế
hoạch đóng lại chủ đề theo nhiều cách, không bắt buộc dập
khuôn như nhau.Qua các cách đóng chủ đề như vậy trẻ sẽ
không bị giảm hứng thú đột ngột, giáo viên sẽ nắm được mức độ
đạt được trên trẻ, củng cố thêm kiến thức hiểu biết của trẻ, cho
phép trẻ tự đánh giá và cảm thấy tự hào về sự lớn lên của mình.
Qua trao đổi cũng sẽ gợi ra những chủ đề lớn.
* Đánh giá kết quả học của trẻ theo chủ đề.
– Việc thực hiện chủ đề bao gồm đánh giá trong quá trình thực
hiện và sau khi kết thúc chủ đề. Trong thời gian thực hiện các
nội dung và hoạt động thuộc chủ đề, giáo viên cần tiến hành
đánh giá thường xuyên qua việc lên kế hoạch quan sát, hỏi trẻ
hàng ngày, qua sản phẩm của trẻ và ghi vào sổ nhật ký của giáo
viên, phiếu kiểm kê môi trường giáo dục, phiếu tự đánh giá của
giáo viên.
– Việc đánh giá thường xuyên sẽ giúp giáo viên nhận ra ngay
những vấn đề và kịp thời điều chỉnh về ND, PP, đồ dùng dạy
học, hoặc môi trường giáo dục. Kết thúc chủ đề, giáo viên cùng
lớp trao đổi rút kinh nghiệm về việc thực hiện chủ đề và chuẩn
bị cho chủ đề tiếp theo. Hiệu quả tích hợp được xác nhận qua sự
tổ chức nhịp nhàng đan xen của các hoạt động, qua sự phong
phú đa dạng của các hoạt động hàng ngày, qua sự tham gia
hứng thú của trẻ, và sau hết là những tiến bộ về mặt phát triển
của trẻ qua từng thời kì.
Chương 4: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình
4.1. Hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện chương trình

4.1.1 Lập kế hoạch thực hiện chương trình:
4.1.1.1 Khái niệm: Kế hoạch là những công việc cần phải làm
hoặc là cái dự định ý tưởng, cách thức làm về 1 công việc nào
đấy trong 1 thuộc tính nhất định để giúp cho người lập kế hoạch
được chủ động hơn.
23

4.1.1.2 Ý nghĩ:
– Giúp cho người lập kế hoạch chủ động hơn:
Đối với nhà quản lý
– Chủ động hơn trong việc thực hiện chương trình:
Đối với giáo viên mầm non.
+ Giúp cho GV chủ động trong việc thực hiện chương trình 1
cách đầy đủ, khoa học linh động và sáng tạo.
+ Đánh giá kết quả mình làm được thông qua thực hiện chương
trình của bản thân, rút ra những kinh nghiệm trong công tác
thực hiện chương trình tiếp theo.
+ Có cơ sở để đánh giá hiệu quả chăm sóc giáo dục để từ đó mà
đưa ra các biện pháp nâng cao và phát triển.
+ Luôn tạo ra được môi trường, nâng cao được năng lực bản
thân, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình.
Đối với trẻ:
+ Phát triển đầy đủ toàn diện các mặt
+ Trẻ nắm bắt được nội dung một cách đầy đủ, khoa học.
+ Khả năng thích nghi được với cuộc sống.
4.1.2 Hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện chương trình
– Lập kế hoạch theo năm cho từng độ tuổi
– Lập kế hoạch thực hiện chương trình theo tháng ở lứa tuổi
nhà trẻ

– Lập kế hoạch thực hiện chủ đề
a. Lập kế hoạch theo năm cho từng độ tuổi
* Cần dựa vào những căn cứ sau:
– Mục tiêu chương trình và mục tiêu cuối độ tuổi.
– Nội dung chương trình theo độ tuổi ở từng lĩnh vực phát triển
trong CTGMMN
– Điều kiện thực tế, khả năng của trẻ, số lượng trẻ/cô, cơ sở vật
chất …
* Cấu trúc kế hoạch:
– Tên kế hoạch
24

– Khối lớp
– Trường
I. Đặc điểm tình hình
II. Mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh lực phát triển
III. Những nội dung chủ yếu có (không)
IV. Dự kiến các chủ đề và phân phối thời gian
STT Tên chủ đề

Thời gian

Ghi chú

Lưu ý: Chỉ dự kiến các chú đề thực hiện trong thời gian từ 3032 tuần, còn lại để thực hiện các chủ đề /vấn đề phát sinh.
V. Biện pháp thực hiện nội dung
VI Đánh giá
* Các bước xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị (Thể hiện trong đặc điểm tình hình)

Bước 2: Xác định mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh vực phát
triển như thể chất, nhận thức …
Bước 3: Xác định những nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực
cho một độ tuổi cụ thể.
Cấu trúc của bản kế hoạch năm học cũng có thể xây dựng
theo các cách khác nhau. Có những trường hợp ghép mục III và
IV thành 1 mục chung với hình thức thể hiện như sau:
PT
thể
chất

PT
PT
nhận ngôn
thức ngữ

PT
tình
cảmXH

PT
Dự
thẩm kiến

các
chủ
đề

Thời
gian

Có trường hợp xây dựng như sau:
1. Mục tiêu của trường:
2. Những kết quả mong đợi sẽ đạt được ở trẻ:
25

mục tiêu giáo dục đã đặt ra.- Điều kiện thực hiện quá trình giáo dục trẻ+ Điều kiện bên ngoài: là những điều kiện tự nhiên-địa lý, vềchính trị-xã hội, sản xuất-kinh tế, tư tưởng-văn hóa XH và đặcbiệt là môi trường xung quanh trường mầm non.+ Điều kiện bên trong: là những điều kiện về đội ngũ giáo viên,cán bộ và nhân viên phục vụ; cơ sở vật chất, môi trường tâm líđạo đức và thẩm mĩ của cơ sở mầm non.- Đánh giá: Đề cập đến mục đích, nội dung, phương pháp vàthời điểm đánh giá, cách đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá kếtquả phát triển của trẻ theo giai đoạn.1.2 Cơ sở xây dựng chương trình giáo dục mầm non (Quanđiểm XDCTGDMN)Theo “lý thuyết hoạt động”- Sự phát triển của trẻ diễn ra một cách liên tục trải qua nhiềugiai đoạn. Mỗi giai đoạn có 1 hoạt động chủ đạo riêng gây ra 1ảnh hưởng quyết định đến quá trình tâm lý của trẻ. Do vậy, nhàGD phải quan tâm đến hoạt động chủ đạo của từng độ tuổi đểcó phương pháp cách thức giáo dục phù hợp với đặc điểm củatrẻ.- Quan điểm cá thể hóa giáo dục mầm non: Cần xem xét trẻ như1 nhân cách trọn vẹn vừa có đặc điểm chung của lứa tuổi, lạivừa mang những nét tính cách riêng biệt tùy thuộc vào điềukiện xuất thân, điều kiện sống của gia đình. Do vậy, việc giáodục trẻ cần tránh giáo dục dập khuôn, máy móc mà cần tăngcường hoạt động cá nhân để trẻ có điều kiện tham gia các hoạtđộng tùy thuộc vào nhu cầu hứng thú, sở thích riêng của trẻ.- Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm: XDCT phải phát huy tínhtích cực của trẻ. Trẻ em vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể củahoạt động. Những kinh nhiệm, những tri thức của trẻ phải lànhững sản phẩm do chính trẻ hoạt động môi trường xungquanh tạo ra. Tính tích cực là một phẩm chất của quá trìnhnhân cách, có vai trò quyết định đến hoạt động của trẻ mẫugiáo. Hứng thú là nguồn gốc bên trong của tính tích cực. Do đó,người lớn cần phải chú ý đến trẻ trong giáo dục, giáo dục hướngvào trẻ, trẻ là trung tâm.- Vùng phát triển gần nhất: Quan điểm này cho rằng, GDMN làthang đỡ, là điểm tựa giúp trẻ trong những lúc cần thiết. Tạođiều kiện và cơ hội cho trẻ vươn lên. Người lớn chính là ngườitổ chức các hoạt động cho trẻ, mqh giữa cô và trẻ là hợp tác,chia sẻ, tương trợ lẫn nhau không mang tính áp đặt từ phía củacô.- Xã hội hóa giáo dục mầm non: Chính là sự phối kết hợp giữagia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục trẻ.- Quan điểm giáo dục tích hợp: Con người nói chung và trẻ emnói riêng là tổng thể thống nhất. Nó là tổng hòa của rất nhiềuyếu tố tạo nên và trẻ em thì được phát triển trong hoạt động vàthông qua hoạt động. Mà hoạt động nào cũng thông qua cácmảng kiến thức kỹ năng. Vì thế, cần cung cấp cho trẻ nhữngphẩm chất, những năng lực chung chứ không phải là kiến thứckĩ năng đơn lẻ. Trong quá trình hợp tác giữa cô và trẻ, cô và trẻcùng nhau trao đổi, thảo luận cùng học cùng giải quyết vấn đề.1.3 Một số quan điểm đổi mới về chương trình giáo dục mầmnon (1 tiết)1.3.1 Một số quan điểm đổi mới- CTGDMN được xây dựng trên quan điểm tích hợp theo chủđề. Chương trình chú trọng hình thành cho trẻ những năng lựcchung, hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất,trí tuệ, tình cảm đạo đức-thẩm mĩ.- CTGDMN lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ pháttriển liên tục. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hộicho trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo trong các hoạt động của trẻ.- CTGDMN chú trọng đến hoạt động chủ đạo, coi hoạt độnggiao lưu xúc cảm trực tiếp với người lớn của trẻ hài nhi, hoạtđộng với đồ vật của trẻ ấu nhi và hoạt động vui chơi của trẻmẫu giáo là hoạt động trung tâm của CTGDMN.- CTGDMN phù hợp với nhu cầu, hứng thú và đặc điểm lứatuổi cũng như đặc điểm cá nhân của từng trẻ.- CTGDMN đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền vàcác đối tượng trẻ.1.3.2 Yêu cầu về nội dung: Nội dung GDMN đảm bảo tính khoahọc, tính vừa sức và nguyên tắc. Tính đồng tâm phát triển từ dễđến khó, thể hiện tính liên thông giữa độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáovào lớp 1, thống nhất giữa nội dung giáo dục, giữa cuộc sốnghàng ngày của trẻ chuẩn bị cho trẻ hòa nhập cuộc sống xungquanh.1.3.3 Yêu cầu về phương pháp:- Lứa tuổi nhà trẻ: Cần chú trọng giao lưu cảm xúc đối với trẻ,thể hiện sự yêu thương gắn bó với trẻ, tạo cảm giác an toàn vàtạo điều kiện cho trẻ giao lưu cảm xúc với người lớn, kích thíchphát triển các giác quan, phát triển các chức năng tâm sinh lý,tạo môi trường giáo dục gần gũi với môi trường giáo dục tronggia đình.- Lứa tuổi mẫu giáo: Tạo điều kiện cho trẻ được tìm tòi khámphá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức khác nhau.Đáp ứng được nhu cầu học và chơi của trẻ, quan tâm đến việcđổi mới môi trường giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ được thửnghiệm và sáng tạo ở các góc hoạt động .1.3.4 Yêu cầu về cách đánh giá trong giáo dục: Cần phối hợpnhiều phương pháp, nhiều hình thức với nhau. Coi trọng việcđánh giá tiến bộ của từng trẻ, đánh giá thường xuyên thông quaviệc quan sát các hoạt động hàng ngày của trẻ. Đánh giá sự pháttriển của trẻ dưới các hoạt động hàng ngày và đi theo các chủđề, chủ điểm. Đánh giá, cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhàtrường.1.4 Điều kiện tổ chức thực hiện chương trình (Quy định)- Dựa vào CTGDMN và tài liệu hướng dẫn của Bộ GD_ĐThướng dẫn các sở và phòng giáo dục-đào tạo hướng dẫn các cơsở GDMN xây dựng kế hoạch năm học và tổ chức thực hiệnchương trình phù hợp với địa phương.- Trên cơ sở của chương trình và sách hướng dẫn chương trình,giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với nhóm, lớp,khả năng của cá nhân trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.- Nội dung các lĩnh vực giáo dục được tổ chức thực hiện tíchhợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạtđộng đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địaphương.- Theo dõi, đánh giá thường xuyên sự phát triển của trẻ và xemxét các mục tiêu của chương trình, kết quả mong đợi để có kếhoạch tổ chức hướng dẫn hoạt động phù hợp cho trẻ.- Phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng khiếu của trẻ; quantâm đến công tác can thiệp sớm vào giáo dục hòa nhập trẻkhuyết tật.- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục mầm non với gia đình vàcộng đồng để chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.1.5 Vai trò của người giáo viên mầm non* Là người tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ- Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề: Giáo viên cầncăn cứ vào quy định về hướng dẫn thực hiện chương trình. Cáctài liệu hướng dẫn của bộ GD & ĐT. Các Sở, Phòng GDDT từđó xây dựng nội dung kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ theotừng chủ đề chủ điểm hàng tháng.- Xây dựng môi trường giáo dục cần phải theo hướng mở, tổchức bố trí các hoạt động cho trẻ theo nguyên tắc động-tĩnh, thểhiện sự liên kết giữa các góc chơi: góc bán hàng, gia đình … đồdùng đồ chơi đa dạng, phong phú.- Tạo cơ hội, cơ may cho trẻ hoạt động tích cực- Giám sát, quan sát, điều chỉnh các mối quan hệ của trẻ.- Đánh giá kết quả chăm sóc giáo dục trẻ sau mỗi chủ đề, sautháng và cả năm học, trên cơ sở đó lập kế hoạch cho chu kì tiếptheo.* Là người hướng dẫn- Lựa chọn phương pháp hướng dẫn phù hợp, cô giáo là ngườidẫn dắt, hướng trẻ đến với niềm hứng thú, đến sự tích cực nhậnbiết để tìm ra những điều bí mật của cuộc sống diệu kì xungquanh trẻ.- Cô là người đáp ứng, làm thỏa mãn nhu cầu và hứng thú hoạtđộng của trẻ, mặt khác kích thích làm nảy sinh những nhu cầu,hứng thú mới ở trẻ, nâng sự phát triển của trẻ lên tầm cao mới.Phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động của chúng ởtrường mầm non.Chương 2: Nội dung chương trình giáo dục mầm non2.1 Chủ đề giáo dục ở trường mầm non2.1.1 Khái niệm về chủ đề- Chủ đề trong giáo dục mầm non được hiểu là một phần nộidung kiến thức, kĩ năng cùng phản ánh một vấn đề nào đó màtrẻ có thể tìm hiểu, khám phá và học theo nhiều cách khác nhaudưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong một khoảng thờigian thích hợp.2.1.2 Yêu cầu đối với việc lựa chọn chủ đề- Chủ đề cần tính đến nhu cầu, hứng thú và những kiến thức bắtnguồn từ cuộc sống của trẻ.- Chủ đề cần phù hợp với nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi. Trẻcàng nhỏ thì chủ đề càng cần phải cụ thể, mang tính địaphương, gần gũi với cuộc sống hiện tại và phạm vi nội dung hẹp.- Lựa chọn chủ đề sao cho có thể tạo được nhiều cơ hội để trẻkhám phá, trải nghiệm, giúp trẻ học tốt nhất.- Chủ đề có chứa đựng những giá trị xã hội mà trẻ cần để sống.- Giáo viên có đủ nguồn để cung cấp kinh nghiệm cho trẻ baogồm cả kinh nghiệm, kiến thức, khả năng tổ chức những ýtưởng thành chủ đề, có thể tổ chức các hoạt động với các đồ vật,đồ chơi, vật thật; các hoạt động đáp ứng nhu cầu và hứng thúcủa trẻ, các hoạt động sử dụng các giác quan.- Tên chủ đề dễ hiểu, gần gũi với trẻ.- Chủ đề phải được tiến hành tối thiểu trong thời gian một tuần.2.1.3 Các lựa chọn chủ đề: Phổ biến 3 cách saua. Lựa chọn chủ đề xuất phát từ trẻ: GV lựa chọn chủ đề dựatrên sự quan tâm, hứng thú kinh nghiệm của trẻ, cụ thể là thôngqua các biểu hiện, các câu hỏi, các thắc mắc của trẻ về những sựkiện, hiện tượng đang xảy ra. Lựa chọn chủ đề theo cách nàythường gây được sự hứng thú cho trẻ, làm cho chương trình cóđộ linh hoạt cao, phát huy được sự sáng tạo chủ động của giáoviên nhưng đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn, nhạycảm với những gì xảy ra trên trẻ. Mặt khác, không phải lúc nàotrẻ cũng thể hiện một cách rõ ràng những hứng thú của bảnthân.b. Lựa chọn chủ đề xuất phát từ giáo viên: Là giáo viên chủđộng đưa ra dựa trên các chủ đề gợi ý trong chương trình vàhướng dẫn thực hiện chương trình. Mục đích của giáo viên khithực hiện chủ đề là nhằm đạt được một mục tiêu giáo dục nhấtđịnh nào đó.Với các chủ đề này, để tạo sự hứng thú ở trẻ, tránh sự ápđặt, giáo viên nên giới thiệu trước với trẻ ý tưởng chính của chủđề, cho phép trẻ tham gia xây dựng mạng nội dung cũng nhưcác hoạt động mà trẻ thích.Hướng dẫn xây dựng chủ đề theo cách này sẽ dễ dàng hơncho giáo viên trong quá trình thực hiện.c. Lựa chọn chủ đề xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng diễnra xung quanh trẻ.Tạo ra hệ thống chủ đề cho trẻ từng lứa tuổi như thế nào?Tạo ra một hệ thống chủ đề là điểm khởi đầu cho việc lậpkế hoạch thực hiện chủ đề. Việc xác lập hệ thống chủ đề có thểtheo cách sau:Đầu tiên, tất cả GV trong khối lớp ở từng lứa tuổi tự mìnhtạo lập một hệ thống các chủ đề dựa trên các chủ đề lớn đượcgợi ý trong chương trình. Số lượng chủ đề càng nhiều càng tốt.Sau đó các giáo viên này cùng ngồi tập trung lại với nhautrao đổi, chia sẻ và thảo luận kết quả thu được. Chắc chắn rằngtrong nhóm sẽ có một số chủ đề cùng xuất hiện, một số chủ đềchỉ có ở một hay một số người. Nên ghi lại những ý tưởng đó.Đương nhiên, có thể bổ sung thêm những ý tưởng mới xuất hiệnở trong đầu.Việc cuối cùng là ghi chép lại hệ thống chủ đề của nhóm lứatuổi. Đây là căn cứ để lập kế hoạch thực hiện chủ đề sau này củanhóm lớp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mỗi nhóm, lớpcó thể thay đổi, bổ sung chủ đề hoặc phát triển chủ đề nảy sinhtừ các sự kiện diễn ra ở trong lớp hoặc ở trẻ.Cách làm này có thể áp dụng cho cả việc xây dựng kế hoạchthực hiện chủ đề.* Khi lựa chọn chủ đề giáo viên cần lưu ý:+ Thời gian thực hiện 1 chủ đề cần tính đến hứng thú của trẻ,không nên kéo dài khi trẻ không cong hứng thú nữa.+ Trình tự thực hiện có thể thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện,thời điểm để thực hiện chủ đề đó tốt nhất (trẻ có điều kiện quansát và thực hành).+ Tên chủ đề, thời gian thực hiện một chủ đề, số lượng chủ đềvà trình tự thực hiện chủ đề ở các lớp có thể khác nhau.+ Nội dung của chủ đề sẽ là phương tiện để hình thành và pháttriển các kỹ năng, tình cảm, thái độ ở trẻ. Do đó, tùy thuộc vàonội dung mỗi chủ đề cụ thể, giáo viên chú trọng phát triển ở cáclĩnh vực nhất định. VD: Chủ đề tự nhiên thì có ưu thế phát triểnnhận thức, ngôn ngữ; Chủ đề xã hội thì có ưu thế về phát triểnlĩnh vực tình cảm – xã hội …Như vậy, việc lựa chọn chủ để không phải chỉ dựa vàochương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình như hiệnnay một số trường vẫn làm. Điều cơ bản cần lưu ý là giáo viênphải biết phối hợp một cách hợp lý giữa các cách lựa chọn, biếtcân bằng giữa cách lựa chọn xuất phát từ cô và cách lựa chọnxuất phát từ trẻ.2.2 Tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non2.2.1 Quan điểm tích hợp:- Tích hợp có nghĩ là đan xen, đan cài xâm nhập các bộ phâncủa 1 đối tượng hay giữa các đối tượng với nhau, để tạo thành 1chỉnh thể.- Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp chính làphương pháp đan cài, lồng ghép đan xen các hoạt động giáo dụctheo chủ đề 1 cách tự nhiên, hài hòa dựa theo nhu cầu, hứngthú, nguyện vọng của trẻ đến cơ sở lấy 1 hoạt động chủ đạo làmtrung tâm của lứa tuổi mầm non để tích hợp vào các hoạt độngkhác nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục tích hợp của bậchọc mầm non.- Quan điểm tích hợp xem xét và nhìn nhận đứa trẻ như 1 thựcthể trọn vẹn, tiếp thu được các kiến thức thế giới tự nhiên, xãhội và khoa học 1 cách tổng thể, phong phú, đa dạng.Như vậy, giáo dục tích hợp nhấn mạnh đến việc kết hợp nhiềunội dung giáo dục thông qua hoạt động tích cực của cá nhân trẻvào môi trường sống.2.2.3 Hình thức thể hiện quan điểm tích hợp: Theo chủ để,trong 1 hoạt động.a/ Tích hợp theo chủ đề là gì?Tích hợp theo chủ đề là việc tổ chức các hoạt động (các hoạtđộng có thể trong một ngày hoặc trong một số ngày) xoay quanhnội dung một chủ đề nào đó.b/ Tích hợp trong một hoạt động là gì?Khi tổ chức một hoạt động nhằm thúc đẩy một mặt phát triểnnào đó,♣ giáo viên cần chú ý tác động cùng một lúc đến nhiềumặt phát triển khác nhau của trẻ.Ví dụ: Tổ chức hoạt động với đồ vật ( đề tài “ Xếp nhà tặngbạn”): mục đích chủ yếu là phát triển , rèn luyện vận động khéoléo của bàn tay, ngón tay và hình thành ở trẻ kĩ năng xếp chồngcác hình khối gỗ theo chủ đề, nhưng đồng thời giáo viên cũngcần khai thác nội dung đó để phát triển các mặt khác như pháttriển về mặt tình cảm- xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triểnnhận thức…Tích hợp các lĩnh vực nội dung trong môt hoạt động tức♣ làkhai thác nội dung của các lĩnh vực hoạt động khác nhau vàotrong quá trình tổ chức một hoạt động nào đó.Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động học có chủ đích thuộc lĩnh vựckhám phá khoa học, giáo viên có thể khai thác các nội dung cóliên quan ở các lĩnh vực khác như thơ, truyện, âm nhạc, toán,tạo hình,… nhưng cần lưu ý khai thác các nội dung đó phải thựchiện một cách linh hoạt, nhẹ nhàng không làm mất đi tính trọngtâm của nội dung chính của giờ hoạt động. Thông thường ngườita Tích hợp các nội dung khác vào đầu hoặc cuối buổi học.Vì sao giáo dục mầm non phải lựa chọn cách tiếp cận tích hợp?Theo chúng tôi xuất phát từ những lí do sau: giáo dục tích hợpphù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ lứa tuổi này.Bản thâncuộc sống chung quanh mang tính tổng thể, trọn vẹn.2.2.4 Tổ chức thực hiện chủ đềa. Giai đoạn 1: Chuẩn bị- Lập kế hoạch thực hiện chủ đề- Thiết kế môi trường học tập để thực hiện chủ đề: Khi tiếnhành chủ đề nào thì phần lớn môi trường lớp học phản ánh nộidung của chủ đề đó. Tùy thuộc vào khả năng thực tế về đồdùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để bố trí môi trường lớp học. Sựbố trí này chỉ mang tính chất gợi ý cho trẻ hoạt động và sắp xếpmôi trường của mình. Môi trường này sẽ được hoàn thiện dầntrong quá trình thực hiện chủ đề. Giáo viên cho phép trẻ thamgia vào việc tổ chức môi trường học tập để gây hứng thú cho trẻđến chủ đề.- Kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên về chủ đề.b. Giai đoạn 2: Thực hiện chủ đề.* Bước 1: Bắt đầu chủ đề- Mục đích: Tạo sự chú ý, quan tâm và kích thích hứng thú củatrẻ đối với nội dung chủ đề, khai thác kinh nghiệm sẵn có củatrẻ về chủ đề để hình thành vấn đề cần tìm hiểu.- Cách tiến hành:Có thể giới thiệu chủ đề với trẻ theo nhiều cách khác nhau.Tuy nhiên, giáo viên có thể sử dụng những phương pháp saumột cách linh hoạt để dẫn dắt trẻ hướng vào chủ đề một cách tựnhiên:+ Trò chuyện, đàm thoại để giúp trẻ nhớ lại những kinh nghiệmvà kiến thức liên quan đến chủ đề, thông qua đó, giáo viên cũngbiết được mức độ nắm kiến thức của trẻ về chủ đề.+ Các hoạt động thể hiện kinh nghiệm của trẻ về chủ đề như vẽ,hát, kể chuyện, minh họa bằng động tác để tăng cảm xúc. Tất cảnhững hoạt động đó đều hướng vào tạo hứng thú và sự quantâm bước đầu của trẻ đối với chủ đề.+ Khi đã thu hút được sự quan tâm, chú ý, tạo được hứng thúcủa trẻ đối với chủ đề, giáo viên lần lượt đặt các câu hỏi, đưa racác vấn đề mà trẻ chưa biết, chưa trả lời được hay chưa giảiquyết được để kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu ở trẻ, đồngthời cũng là cách để giáo viên thăm dò những vấn đề mà trẻmuốn biết khi khám phá chủ đề này. Tiếp đến, giáo viên thu húttrẻ cùng tham gia xây dựng kế hoạch và bàn phương án tìm câutrả lời. Thông báo với gia đình trẻ về chủ đề mới và đề xuất giađình giúp trẻ sưu tầm những thứ liên quan đến chủ đề mangđến lớp.* Bước 2: Khám phá chủ đềMục đích- Cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quanđến chủ đề để trả lời cho những câu hỏi đặt ra trong kế hoạch.- Phát triênr chủ đề, duy trì tối đa hứng thú của trẻ, tạo cơ hội10cho trẻ ứng dụng những kiến thức, kỹ năng trong tất cả các lĩnhvực hoạt động.- Tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm những cảm xúc khác nhau, hìnhthành thái độ đúng đắn đối với cuộc sống xung quanh, hìnhthành tính độc lập, tự tin vào bản thân.* Cách tiến hành- Cô tổ chức các hoạt động để trẻ khám phá, trả lời các câu hỏivà giải quyết các vấn đề đặt ra trong bản kế hoạch như: hoạtđộng tham quan, quan sát, thảo luận …- Trong mỗi chủ đề, giáo viên xác định và xây dựng kế hoạchcho các hoạt động chính, coi đó là những hoạt động cơ bản tạocơ hội cung cấp, củng cố kinh nghiệm, làm tăng sự tò mò, hứngthú, hài lòng của trẻ, tạo những động cơ mới để phát triển chủđề. Chính vì vậy, giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng những hoạtđộng này nhằm gây được ấn tượng mạnh đầu tiên với trẻ. Hoạtđộng chính là hoạt động mà từ đó có thể tổ chức các hoạt độngxoay quanh đó.- Kích thích trẻ tự khám phá qua sách, tranh ảnh, qua xem tivi,thông qua người khác … Cô giáo có thể mời khách đến thămlớp, cùng khách trao đổi, trò chuyện, kể chuyện … làm cho nộidung kiến thức trở lên phong phú hơn, đồng thời trẻ học đượckỹ năng giao tiếp ứng xử với người lạ.- Việc thu hút gia đình trẻ cùng tham gia vào quá trình thựchiện chủ đề là một việc làm có ý nghĩa để duy trì hứng thú, sựquan tâm của trẻ không chỉ ở lớp mà ở mọi lúc, mọi nơi. Côkhuyến khích trẻ trao đổi với bố mẹ về những vấn đề cô và trẻtrao đổi ở lớp và cùng tham gia bàn bạc cách giải quyết.Thôngthường trẻ rất hãnh diện khi gia đình mình góp công sức vàoquá trình khám phá của lớp.- bên cạnh những hoạt động nhằm cung cấp trí thức, giáo viêncần chú trọng đến những vấn đề khơi gợi cảm xúc, hình thànhmối quan hệ, thái độ đúng đắn của trẻ đối với thế giới xungquanh, bản thân bằng cách kích thích trẻ nói lên cảm nhận củamình, bày tỏ tình cảm đối với đối tượng mình tìm hiểu và cảthái độ và hành vi ứng xử của con người đối với thế giới xungquanh. Điều quan trọng đối với mỗi kiến thức mới khám phátìm hiểu là giáo viên phải tạo cho trẻ trải qua những cảm xúc11vui sướng, hài lòng, cảm thấy có ý nghĩa và mong muốn hiểubiết nhiều hơn nữa.- Trong quá trình này, giáo viên cần quan tâm, theo dõi việcthực hiện các nhiệm vụ, các mục tiêu đề ra trong chủ đề, đồngthời đưa thêm các câu hỏi và nêu lên các vấn đề để kích thíchtrẻ tiếp tục tìm hiểu, khám phá.- Đến cuối giai đoạn 2, một trong những cách đơn giản để kíchthích trẻ học lẫn nhau là treo các sản phẩm lên tườnghoặc đặt 1chỗ trong lớp. Qua việc trưng bày, giáo viên kích thích trẻ chú ývà đánh giá công việc của nhau, đồng thời, trẻ có thể tham khảođể làm việc của mình tốt hơn. Giáo viên có thể sử dụng 1 sảnphẩm nào đó để bắt đầu trò chuyện với trẻ về một khía cạnh nộidung của chủ đề.* Bước 3: Kết thúc chủ đềMục đích: Tổng kết những gì trẻ đã khám phá, tìm hiểu về chủđề sau một thời gian nhất định, nhằm gây ấn tượng và khắc sâuhơn những kiến thức và tình cảm của trẻ về chủ đề đã qua. Từđó, tạo cho trẻ hào hứng, tự tin, tự hào về những gì mà mình đãlàm dc, kích thích nhu cầu mình muốn tìm hiểu khám phánhững chủ đề tiếp theo.- Nên kết thúc chủ đề khi:+ Một vài trẻ đã hết hứng thú, số trẻ cong lại không tích cực.+ Giáo viên đã đạt được mục tiêu của chương trình+ Nguồn để trẻ khám phá về chủ đề thực tế đã hết.- Cách tiến hành+ Giáo viên không nên kết thúc chủ đề một cách lặng lẽ mà phảichọn đỉnh điểm, VD: tổ chức trưng bày sản phẩm. Đây là dịp đểtrẻ có cơ hội thể hiện nhừng gì mình biết với những người khác.Trẻ được mọi người lắng nghe, thừa nhận, từ đó làm tăng cảmxúc tự hào, phấn khởi, hài lòng và tự tin hơn vào bản thân.+ Trước khi tiến hành chủ đề, giáo viên nên cùng trẻ bàn bạc kếhoạch: trưng bày những sp gì? ở đâu? Mời ai dự? trẻ làm gì, nóigì, tặng gì cho bố mẹ, khách mời? Cô tạo cho trẻ niềm vui, sựphấn chấn trong suốt quá trình chuẩn bị và làm cho buổi kếtthúc chủ đề trở nên có ý nghĩa, gây ấn tượng sâu đậm tronglòng đứa trẻ.12Kết thúc chủ đề không phải là chấm dứt hoàn toàn màgiáo viên nên tạo ra những hoạt động nối tiếp chủ đề sắp kếtthúc với chủ đề mới.c. Giai đoạn 3: Đánh giá việc thực hiện chủ đề:- Đánh giá việc thực hiện chủ đề thường được tiến hành trongquá trình thực hiện chủ đề và khi kết thúc chủ đề. Căn cứ vàomục tiêu đề ra của chủ đề, giáo viên đánh giá mức độ đạt đức vềcác kiến thức, kỹ năng, thái độ theo 5 lĩnh vực phát triển. Trêncơ sở đó, giáo viên xác định kế hoạch và biện pháp giáo dục cụthể, thích hợp với trẻ trong chủ đề tiếp theo.- Trong quá trình thực hiện chủ đề, giáo viên cũng cần quan sát,đánh giá trẻ để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời cho cáchoạt động giáo dục trẻ tiếp theo sao cho phù hợp và đạt hiệuquả cao nhất. Đánh giá việc thực hiện chủ đề thường do giáoviên tự thực hiện. Giáo viên đánh giá sự phát triển, việc tổ chứccác hoạt động chăm sóc và giáo dục, tổ chức môi trường giáodục của mình. Những đánh giá phải xuất phát từ lợi ích của trẻ,lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên cần lưu giữ những thông tinnày cho đến hết năm học để xem xét một cách có hệ thốngnhững điều chình của mình. Điều này vừa giúp giáo viện tự nầncao trình độ chuyên môn vừa là cơ sở để giáo viên lên kế hoạchthựch hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ trong năm học tiếptheo đạt hiệu quả cao hơn.* Một số điểm lưu ý:- Cần thường xuyên duy trì hứng thủ của trẻ; phải làm cho nộidung gắn với kinh nghiệm trong đời sống thực cử trẻ, dựa trênnhững cái trẻ đã biết. Giáo viên cần phải biết cách thừa nhận,chấp nhận những ý tưởng, những phát hiện của trẻ; khuyếnkhích, động viên kịp thời, giúp trẻ khi cần thiết; sử dụng cáchình thức khám phá phù hợp; kết hợp hợp lý hình thức hoạtđộng cả lớp, theo nhóm,nhân, nhóm-cá nhân, hoật đọng thìmang tính chất động còn hình thức hoạt động có tính chất tĩnh;hoạt động trong lớp và ngoài trời; cân bằng hoạt động cô đưa ravà trẻ tự chọn.- Không nên quy định một cách cứng nhắc thời gian của chủ đề.- Cần kết hợp hợp lý giữa cách tiếp cận chủ đề với cách tiếp cậnkhác: Cách tiếp cận tách biệt.13Vì vậy, song song với cách tiếp cận tích hợp theo chủ đề,giáo viên có thể vẫn duy trì ở một mức độ nào đó việc dạy họctruyền thống để giúp trẻ hình thành các kiến thức, kỹ năng mới.2.3 Thực hiện nội dung chương trình theo hướng tích hợp chủđềChương 3: Phương pháp tổ chức thực hiện chương trình theohướng đổi mới.3.1 Quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm3.1.1 Lý do đổi mới phương pháp TCTHCT theo hướng lấy trẻlàm trung tâm.Giáo dục nước ta còn yếu về chất lượng so với các nướctrên thế giới.- H còn hạn chế về năng lực tư duy, sáng tạo, còn thụ động, nhútnhát.- Xuất phát từ nhu cầu xã hội hiện nay đang rất muốn thay đổitình trạng nhồi nhét, kiến thức nặng nề, kém sáng tạo.- Mỗi con người đều tiềm ẩn trong mình 1 năng lực trí tuệnhưng chưa có điều kiện bộc lộ.3.1.2 Quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâmDạy học là giúp người học tiếp tục tích lũy và phát triểnnhững hiểu biết và kinh nghiệm đã có. Điều này cũng liên quanchặt chẽ với cách tiếp cận học tập, tìm tòi, phát hiện …Quan điểm 1: Các nhà NC VNKhi H là trung tâm thì QTDH mang tính sáng tạo caotrong đó người thầy là người hướng dẫn và luôn đi đầu trongmọi hoạt động sáng tạo của cả QTHT.Quan điểm 2: Cần thiết phải lấy người học làm trung tâm trongQTDH. Song lại coi nhẹ vai trò của giáo viên.Quan điểm 3: Lấy người học làm trung tâm không đúng hoặckhông phù hợp với giáo dục của VN. Vì người dạy chưa đượctrang bị đủ cơ sở lý luận về dạy học LHCLTT mà mới chỉ thểhiện ở mức độ để cho H phát biểu, thảo luận nhóm.Quan điểm 4: Giáo sư Lê Khánh Bằng đã đề cập đếnDHLHSLTT trên 2 phương diện vĩ mô và vi mô. Ở đây người14dạy phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng của H đến những đặcđiểm tâm sinh lý và các cấu trúc tư duy của từng người học.*So sánh G làm trung tâm-H làm trung tâmG làm trung tâmH làm trung tâmNộidung:Là sự kiện thông tin có Các KN vấn đềsẵnPhươngpháp- Phương pháp ghi – Sự tìm tòinhớ, Tập trung vào bàigiảng- Người học chủ động tham- Người nghe thụ động gia- GV chiếm ưu thế – GV là người điều khiển,quyền lựcthúc đẩy, tìm tòi.Môitrường:+ Không khí lớp học – Tự chủ, thân mật, khônghình thức máy móchình thức+ Sắp xếp chỗ ngồi cố – Chỗ ngồi linh hoạtđịnh- Sử dụng thường xuyên các+ Mức độ dạy học ở kĩ thuật dạy họcmức tối thiểu- Kết quả + Tri thức có sẵn- Tự tìm+ Trình độ nhận thức – Phát triển cao hơn vềthấp, có hệ thống chủ nhận thức, hành viyếu là ghi nhớ- Tự tin+ Phụ thuộc vào tài – Biết tự xác định các giáliệutrị.+ Chấp nhận nhữnggiá trị truyền thống.=> Có sự thay đổi về tỉ trọng và nội dung vai trò của G,H.- DHLHSLTT phát huy dc vai trò chủ động tích cực, sáng tạocủa H đồng thời đề cao vai trò của người thầy.15- G phải có trình độ chuyên môn sâu, Kn Sp tốt, đầu óc sáng tạovà nhậy bén mới có thể đóng vai trò là người gởi mở, xúc tác,trợ giúp, hướng dẫn, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạtđộng độc lập của H, đánh thức năng lực tiềm tàng trong mỗi H,chuẩn bị cho H tham gia tích cực vào cộng đồng.- Đặt h vào vị trí trung tâm trong QTDH, cá nhân người học vớinhững phẩm chất, năng lực riêng của mỗi cá nhân. Vừa là chủthể, vừa là mục đích trong QT đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóaQTHT với sự giúp đỡ, trợ giúp của các phương tiện, thiết bịhiện đại để cho tiềm năng của mỗi H được phát triển tối ưu, gópphần có hiệu quả vào xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cánhân, gia đình, XH.- Đó chính là cốt lõi tinh thần nhân văn của DHLHSLTT- Cần phải kìm chế, và phải có sự đồng tình ủng hộ và kích thíchmạnh mẽ, sự phối hợp đồng bộ của tất cả các ban ngành, độingũ GV =>GQVĐ sẽ nâng cao chất lượng đào tạo.3.1 Quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm:3.2 Quan điểm dạy học tích cựcDạy và Học tích cực: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạocủa học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học.Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”,giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trungtâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực.3.3 Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề trên quan điểm lấy trẻlàm trung tâm và phát huy tính tích cực của trẻ3.3.1 Thế nào là tích hợp chủ đề:Dạy học tích hợp theo chủ đề là hoạt động dạy và học cùngnhau giữa giáo viên và trẻ theo chủ đề, trên cơ sở lấy hoạt độnghọc của trẻ làm hoạt động “công cụ” để tích hợp, đan xen cáchoạt động khác của trẻ một cách có kế hoạch, có định hướng,nhằm hình thành cho trẻ những năng lực chung giúp trẻ có khảnăng giải quyết những tình huống, hoàn cảnh có ý nghĩa vớicuộc sống thực của trẻ trong hiện tại cũng như trong tương lai.- Một trong những nguyên tắc chỉ đạo cơ bản trong dạy học tíchhợp theo chủ đề là lấy trẻ làm trung tâm của quá trình dạy học:16+ Trẻ là người khởi xướng các hoạt động, trẻ được khuyếnkhích là một người tham gia tích cực vào quá trình học chứkhông thụ động. Trẻ tự học qua chơi , qua khám phá, qua tìmhiểu các chủ đề và trải nghiệm bằng các giác quan. Trẻ đượcphép chọn góc chơi-học, thảo luận với bạn, sau đó vẽ nặn … làmra sản phẩm do chúng sáng tạo chứ không phải do giáo viên làmhộ.Quan điểm này hoàn toàn ngược với quan điểm lấy giáo viênlàm trung tâm.+ Trong dạy học theo chủ đề giáo viên là người tổ chức hướngdẫn tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ khám phá thế giới xung quanhcòn đứa trẻ tích cực chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng cần thiết đểcó thể cần thiết để có thể giải quyết được những tình huống có ýnghĩa với trẻ, chuẩn bị cho việc học tập sau này của trẻ ở lớp 1.Giáo viên đóng vai trò “trung gian”, tổ chức môi trường, tạođiều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy hứng thú, nhu cầu,kinh nghiệm và mặt mạnh của mỗi trẻ. Giáo viên xác định chủđề, lên kế hoạch lồng ghép các hoạt động cho trẻ tự trải nghiệm,tìm hiểu, khám phá, nhận thức phù hợp với trình độ phát triểncủa mỗi trẻ.+ Một trong những nét nổi bật của việc cho trẻ mẫu giáo họctheo chủ đề là cô và trẻ, trẻ với trẻ cùng thảo luận để làm xuấthiện các câu hỏi, các vấn đề trẻ có thể chia sẻ, động não và suyxét. Cùng nhau tìm tòi khám phá và vận dụng kĩ năng trí tuệ, xãhội để giải quyết những tình huống có ý nghĩa đối với trẻ. Trẻtạo ra sản phẩm, trưng bày sản phẩm, cùng chia sẻ kết quả họctập vui chơi cùng với nhau … Trong khi trẻ luôn được tôntrọng , được khuyến khích lựa chọn và thực hiện hoạt động theo1 khuôn khổ nào đó, chịu trách nhiệm và bổ sung kinh nghiệmhọc tập của mình……..3.3.1 Yêu cầu định hướng- Lấy trẻ làm trung tâm cho phép trẻ được hoạt động theo nhucầu, theo hứng thú của bản thân. Trẻ không bị áp đặt theo ýmuốn chủ quan của nhà giáo dục, trẻ được tự lựa chọn và thamgia vào hoạt động học cùng cô, cùng các bạn. Trẻ thực hiện cácnhiệm vụ theo sự hiểu biết và năng lực của bản thân trong cáchình thức học theo cá nhân và nhóm.17- Giáo viên phải là thang đỡ, điểm tựa của trẻ, là người tổ chức,hướng dẫn tạo cơ hội, tình huống, những thách thức mới, tạocảm giác tin tưởng và trợ giúp trẻ trong việc học của chúng.- Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong học tập.- Dạy trẻ học phải đảm bảo tính phát triển có nghĩa là phảihướng tới “vùng phát triển gần nhất” của trẻ, phải khai thácđược tiềm năng vốn có của trẻ, nâng sự phát triển của trẻ lêntầm cao hơn.- Cần xây dựng môi trường học tập đa dạng dưới sự tổ chứchướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên.- Đảm bảo cho trẻ được tham gia vào các hoạt động khám pháchủ đề gần gũi cuộc sống thực bằng tất cả các giác quan, đượcthực hành, luyện tập và trải nghiệm trong những tình huống,hoàn cảnh khác nhau để làm phong phú kinh nghiệm cá nhâncủa trẻ.- Đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo trong việc lựa chọn, phối hợpcác phương pháp, biện pháp và hình thức học tập phù hợp vớitrẻ. Trong quá trình khám phá chủ đề, giáo viên cần linh hoạtgiải quyết các tình huống mới nảy sinh trong nhóm trẻ hay từngcá nhân trẻ. Hoặc là linh hoạt mềm dẻo trong việc lựa chọn vàphối hợp các hình thức, phương pháp hoạt động của cô và trẻtùy theo tính chất công việc và hoàn cảnh thực tiễn vùng miền,địa phương cũng như của lớp học.- Cá biệt hóa trong dạy học: Khi làm việc cùng trẻ cô phảithường xuyên quan tâm đến đặc điểm cá nhân của trẻ để có thểhoạch định kế hoạch tiếp theo phù hợp với khả năng của từngtrẻ; để có thể giúp trẻ phát triển tốt nhất và đảm bảo cho mỗiđứa trẻ trở thành chính nó, tránh được lối giáo dục đồng loạt;đồng thời cá thể hóa ở mức độ tối ưu, phát huy tối đa khả năngvốn có của từng trẻ.3.3.2 Lựa chọn nội dung học tập tích hợp theo chủ đề.- Do nhu cầu của trẻ- Do giáo viên- Theo mảng sự kiện3.3.3 Phương pháp và biện pháp tổ chức hoạt động học tập tíchhợp theo chủ đề.18* Phương pháp trực quan:- PP này được sử dụng rất nhiều trong dạy học theo chủ đề. Nóphù hợp với tư duy trực quan của trẻ. Nên giáo viên cần tăngcường cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình tìm hiểukhám phá chủ đề.- Tạo cơ hội, điều kiện phương tiện cho trẻ tìm tòi, khám phábằng cách xây dựng và duy trì các góc học-chơi theo nhóm, tạođiều kiện về thời gian và không gian cùng những điều kiệnphương tiện đồ dùng đồ chơi cần thiết theo chủ đề.- Chuẩn bị môi trường cho trẻ qua sự khám phá, tìm tòi và giaotiếp với người lớn, với bạn bè và các học liệu đa dạng, hấp dẫn.* Sử dụng trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của trẻ.- Hoạt động chơi chiếm vị trí trung tâm trong chương trìnhGDMN. Trẻ mẫu giáo học tốt nhất là học thông qua chơi. Vìthế, giáo viên cần phải sử dụng nhiều trò chơi hấp dẫn, phù hợpvới chủ đề học tập của trẻ.- Cho trẻ học thông qua hoạt động chơi tự chọn trong môitrường chơi đa dạng và hấp dẫn đã được hoạch định.- Tạo ra hoàn cảnh chơi, tình huống chơi, các vai chơi trong dạyhọc tích hợp theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.* Phương pháp thực hành, trải nghiệmTrẻ mẫu giáo thực sự nắm bắt được các đặc điểm, tính chấtbên trong của các sự vật và hiện tượng xung quanh khi và chỉkhi chúng được thực hành hoạt động, được trải nghiệm trongthực tiễn. Giáo viên cần tăng cường cho trẻ được thực hành, trảinghiệm và sử dụng các giác quan trong quá trình khám phá cácchủ đề gần gũi với trẻ. Trên cơ sở đó, phát triển quá trình tưduy và tưởng tượng của trẻ mẫu giáo trong hoạt động khámphá theo chủ đề ở trường mầm non.* Khuyến khích và động viên trẻTrẻ mẫu giáo rất thích được khen, những lời khen ngợi,động viên đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp trẻ nỗ lực cố gắng hơn,tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập. Giáo viên cầnquan sát trẻ trong hoạt động học theo chủ đề để có thể độngviên, khuyến khích trẻ đúng lúc, giúp trẻ tích cực, sáng tạo hoànthành nhiệm vụ học tập đã đặt ra.19* Sử dụng phương pháp đan cài, tích hợp các hoạt động thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau theo chủ đề- Việc giáo viên đan cài, lồng ghép các hoạt động của trẻ trongnhiều lĩnh vực khác nhau trên cơ sở lấy một hoạt động nào củatrẻ để tích hợp nội dung phù hợp theo chủ đề sẽ giúp trẻ hứngthú, tự nhiên trong quá trình tìm hiểu, khám phá chủ đề.- Việc đan cai, lồng ghép các hoạt động theo chủ đề giúp chongười giáo viên tìm ra cách dạy mới, lôi cuốn trẻ vào các hoạtđộng khám phá, tìm tòi, giúp chúng trở nên linh hoạt và sángtạo hơn. Khi khám phá và tìm hiểu các chủ đề trong các hoạtđộng tích hợp, trẻ được làm cái mà chúng thích, được học cáimà chúng cần, được vận dụng vốn kinh nghiệm cá nhân vàonhững tình huống, hoàn cảnh có ý nghĩa đối với chúng.* Sử dụng các câu hỏi ngắn gọn kết hợp với việc tạo các tìnhhuống và cách thức phát hiện để kích thích trí tưởng tượng sángtạo, khả năng giải quyết vấn đề, khai thác tối đa những ý tưởngcủa trẻ.Việc sử dụng các câu hỏi, lời gợi ý, lời đề nghị mang tínhđịnh hướng sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cácphương án, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra trongquá trình khám phá chủ đề. Những tình huống giáo viên đưa ravà lôi cuốn trẻ vào các tình huống đó sê góp phần khai thác vàphát triển các ý tưởng của trẻ, sẽ kích thích óc sáng tạo, tưởngtượng của trẻ. Vì thế, trong dạy học tích hợp theo chủ đề, giáoviên cần tăng cường sử dụng các câu hỏi, lời gợi ý, đưa ra cáctình huống để kích thích hoạt động trí tuệ của trẻ. Tạo cơ hộicho trẻ được bộc lộ, được phát triển những dự định, những ýtưởng trong khi học, chơi theo chủ đề.3.3.4 Các hình thức học tập tích hợp theo chủ đề- Học cá nhân thường được sử dụng khi giáo viên muốn trẻ kiếnthức, kĩ năng cụ thể nào đó. Hoạt động học cá nhân cho phépquan sát đánh giá khả năng thực của từng trẻ để có thể điềuchỉnh phù hợp với đặc điểm của cá nhân trẻ.- Học theo nhóm nhỏ thường được dùng để cung cấp kiến thứcmới, giới thiệu các hoạt động, tạo sự ảnh hưởng lẫn nhau giữatrẻ và đặc biệt phù hợp để trẻ thảo luận, trao đổi ý tưởng, ý kiếncủa chúng với nhau.20-Học theo nhóm lớn cho phép trẻ chia sẻ các trải nhiệm và kinhnghiệm hặc cùng nhau nghe một thông tin nào đó. Không gianlớp học, thời gian cho trẻ hoạt động tạo cơ hội kích thích trẻ tìmtòi khám phá và tập cho trẻ kĩ năng thực hiện công việc chungvà nhiệm vụ được giao riêng.3.3.5 Tiến trình dạy học tích hợp theo chủ đề* Lựa chọn chủ đề: Chủ đề có thể do giáo viên tự lựa chọn hoặccả cô và trẻ cùng lựa chọn chủ đề.Lưu ý:- Chủ đề cần đặt tên đơn giản, gần gũi với những kinh nghiệmcủa trẻ.- Kế thừa có chọn lọc các nội dung giáo dục trong hoạt động họctập và hoạt động vui chơi của “CTCSGDTE”- Kiến thức được cung cấp theo nguyên tắc đồng tâm phát triển,từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, mở rộng dần.- Cho phép tích hợp các tri thức khác nhau của các “môn học”trong các hoạt động của trẻ.- Mỗi chủ đề chứa đựng một số nội dung cần thiết, phong phúđủ cho trẻ khám phá ít nhất 1-2 tuần.- An toàn đối với trẻ.* Xây dựng “mạng” nội dung và “mạng” hoạt động- “Mạng” nội dung là một hình thức thể hiện các ý tưởng về nộidung, khái niệm của chủ đề cần cung cấp cho trẻ. Nội dungtrong từng mạng và giữa các mạng có mối liên hệ qua lại vớinhau xoay quanh chủ đề trung tâm, giúp giáo viên dễ dàng nhìnthấy ngay được các mối liên quan giữa các nội dung học tập củatrẻ và các hoạt động sẽ tiến hành.- “Mạng” hoạt động chính là sự dự kiến các hoạt động sẽ chotrẻ trải nghiệm nhằm khám phá, lĩnh hội nội dung của chủ đề.VD: Trong tài liệu “GDHMN T 219″Trong quá trình xây dựng “mạng” nội dung hoặc “mạng” hoạtđộng giáo viên cần sử dụng kĩ thuật “động não”. Đây là hìnhthức huy động được cả ý tưởng sáng tạo của những người thamgia xây dựng chủ đề để làm cho chủ đề phù hợp hơn với đặcđiểm của trẻ ở lớp và của địa phương.21* Lên kế hoạch hoạt động theo chủ đề- Giáo viên trong lớp xây dựng kế hoạch từng ngày, từng tuầnhoặc vài 3 tuần tùy theo chủ đề cho cả lớp, theo nhóm nhỏ hoặccá nhân, quán triệt các yếu tố khi thực hiện tiếp cận chủ đề đãnêu trên.- Xây dựng các mục tiêu giáo dục trẻ ở chủ đề nhằm đạt đượcnhững mục tiêu của từng chủ đề và mục tiêu phát triển trẻ toàndiện của cả chương trình giáo dục. Đối với các chủ đề lớn cầnxác định các mục tiêu phát triển tổng thể theo tất cả các lĩnhvực còn với các chủ đề nhỏ trong từng ngày, từng buổi cần đề ramục tiêu giáo dục. Dựa vào các yêu cầu và mục tiêu giáo viên cóthể đánh giá trẻ trong quá trình giáo dục và sau khi kết thúcmỗi chủ đề.VD: T 222 GDHMN* Chuẩn bị môi trường học cho trẻ: Tạo không gian thuận lợi,an toàn và hấp dẫn; chuẩn bị đồ dùng và vật liệu học tập theochủ đề cho trẻ học, sắp xếp hợp lý, kích thích hứng thú trẻ họctập; chuẩn bị cho trẻ có tâm thế học .* Triển khai hướng dẫn trẻ học theo chủ đề- Giới thiệu chủ đề cho lớp:Các chủ đề có thể được giới thiệu ở lớp theo nhiều cáchkhác nhau. Chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng phương phápdẫn dắt trẻ hướng vào chủ đề một cách tự nhiên, logic như tròchuyện, đàm thoại, nêu câu hỏi … thông báo cho gia đình về chủđề học mới và cha mẹ được yêu cầu giúp trẻ sưu tầm những thứliên quan đến chủ đề đem đến lớp, cùng với lớp lớn lên kế hoạchcho các hoạt…- Cho trẻ khám phá, tìm hiểu chủ đề qua các hoạt động tích hợpvới các phương tiện học liệu phù hợp:+ Giáo viên tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề thông qua các hoạtđộng mang tính tích hợp, theo một trình tự trong ngày và ngàynày sang ngày khác. Việc khám phá chủ đề không phải chỉ diễnra một lần, một buổi hoặc một ngày mà diễn ra cả tuần, vài batuần.+ Những nội dung cần thiết có thể lặp lại ở mức phát triển caohơn và được đặt ở trong mối quan hệ với các chủ đề khác.22+ Các hoạt động trong thời điểm tập trung cả lớp hoặc nhómnhỏ sẽ tạo cơ hội cho giáo viên giúp trẻ mở rộng các khái niệm,vốn từ, kĩ năng phát triển chung cần cho cuộc sống.- Kết thúc hoặc đóng chủ đề.+ Chủ đề được hoàn thành khi các nội dung hoạt động khôngthể tiếp tục một cách logic nữa hoặc khi đa số trẻ không cònhứng thú. Trước khi chuyển sang chủ đề mới, giáo viên lên kếhoạch đóng lại chủ đề theo nhiều cách, không bắt buộc dậpkhuôn như nhau.Qua các cách đóng chủ đề như vậy trẻ sẽkhông bị giảm hứng thú đột ngột, giáo viên sẽ nắm được mức độđạt được trên trẻ, củng cố thêm kiến thức hiểu biết của trẻ, chophép trẻ tự đánh giá và cảm thấy tự hào về sự lớn lên của mình.Qua trao đổi cũng sẽ gợi ra những chủ đề lớn.* Đánh giá kết quả học của trẻ theo chủ đề.- Việc thực hiện chủ đề bao gồm đánh giá trong quá trình thựchiện và sau khi kết thúc chủ đề. Trong thời gian thực hiện cácnội dung và hoạt động thuộc chủ đề, giáo viên cần tiến hànhđánh giá thường xuyên qua việc lên kế hoạch quan sát, hỏi trẻhàng ngày, qua sản phẩm của trẻ và ghi vào sổ nhật ký của giáoviên, phiếu kiểm kê môi trường giáo dục, phiếu tự đánh giá củagiáo viên.- Việc đánh giá thường xuyên sẽ giúp giáo viên nhận ra ngaynhững vấn đề và kịp thời điều chỉnh về ND, PP, đồ dùng dạyhọc, hoặc môi trường giáo dục. Kết thúc chủ đề, giáo viên cùnglớp trao đổi rút kinh nghiệm về việc thực hiện chủ đề và chuẩnbị cho chủ đề tiếp theo. Hiệu quả tích hợp được xác nhận qua sựtổ chức nhịp nhàng đan xen của các hoạt động, qua sự phongphú đa dạng của các hoạt động hàng ngày, qua sự tham giahứng thú của trẻ, và sau hết là những tiến bộ về mặt phát triểncủa trẻ qua từng thời kì.Chương 4: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình4.1. Hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện chương trình4.1.1 Lập kế hoạch thực hiện chương trình:4.1.1.1 Khái niệm: Kế hoạch là những công việc cần phải làmhoặc là cái dự định ý tưởng, cách thức làm về 1 công việc nàođấy trong 1 thuộc tính nhất định để giúp cho người lập kế hoạchđược chủ động hơn.234.1.1.2 Ý nghĩ:- Giúp cho người lập kế hoạch chủ động hơn:Đối với nhà quản lý- Chủ động hơn trong việc thực hiện chương trình:Đối với giáo viên mầm non.+ Giúp cho GV chủ động trong việc thực hiện chương trình 1cách đầy đủ, khoa học linh động và sáng tạo.+ Đánh giá kết quả mình làm được thông qua thực hiện chươngtrình của bản thân, rút ra những kinh nghiệm trong công tácthực hiện chương trình tiếp theo.+ Có cơ sở để đánh giá hiệu quả chăm sóc giáo dục để từ đó màđưa ra các biện pháp nâng cao và phát triển.+ Luôn tạo ra được môi trường, nâng cao được năng lực bảnthân, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình.Đối với trẻ:+ Phát triển đầy đủ toàn diện các mặt+ Trẻ nắm bắt được nội dung một cách đầy đủ, khoa học.+ Khả năng thích nghi được với cuộc sống.4.1.2 Hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện chương trình- Lập kế hoạch theo năm cho từng độ tuổi- Lập kế hoạch thực hiện chương trình theo tháng ở lứa tuổinhà trẻ- Lập kế hoạch thực hiện chủ đềa. Lập kế hoạch theo năm cho từng độ tuổi* Cần dựa vào những căn cứ sau:- Mục tiêu chương trình và mục tiêu cuối độ tuổi.- Nội dung chương trình theo độ tuổi ở từng lĩnh vực phát triểntrong CTGMMN- Điều kiện thực tế, khả năng của trẻ, số lượng trẻ/cô, cơ sở vậtchất …* Cấu trúc kế hoạch:- Tên kế hoạch24- Khối lớp- TrườngI. Đặc điểm tình hìnhII. Mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh lực phát triểnIII. Những nội dung chủ yếu có (không)IV. Dự kiến các chủ đề và phân phối thời gianSTT Tên chủ đềThời gianGhi chúLưu ý: Chỉ dự kiến các chú đề thực hiện trong thời gian từ 3032 tuần, còn lại để thực hiện các chủ đề /vấn đề phát sinh.V. Biện pháp thực hiện nội dungVI Đánh giá* Các bước xây dựngBước 1: Chuẩn bị (Thể hiện trong đặc điểm tình hình)Bước 2: Xác định mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh vực pháttriển như thể chất, nhận thức …Bước 3: Xác định những nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vựccho một độ tuổi cụ thể.Cấu trúc của bản kế hoạch năm học cũng có thể xây dựngtheo các cách khác nhau. Có những trường hợp ghép mục III vàIV thành 1 mục chung với hình thức thể hiện như sau:PTthểchấtPTPTnhận ngônthức ngữPTtìnhcảmXHPTDựthẩm kiếnmĩcácchủđềThờigianCó trường hợp xây dựng như sau:1. Mục tiêu của trường:2. Những kết quả mong đợi sẽ đạt được ở trẻ:25