Giáo án Sinh học khối 9 – Học kì II – Bài 62: Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương – Tài liệu, ebook, giáo trình

Giáo án Sinh học khối 9 – Học kì II – Bài 62: Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương

Nghiên cứu câu hỏi

+ Liên hệ thực tế ở địa phương

+ Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy khổ lớn.

– VD ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi, yêu cầu:

+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.

+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.

+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy định đối với từng hộ, tổ dân phố.

+ Khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.

+ HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong ciệc thực hiện luật bảo vệ môi trường.

– Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đặt câu hỏi để cùng thảo luận.

 

doc

2 trang

|

Chia sẻ: vudan20

| Lượt xem: 357

| Lượt tải: 0

download

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học khối 9 – Học kì II – Bài 62: Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần: 34 Ngày soạn:
Tiết: 68 Ngày dạy: .
Bài 62 THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Biết những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường có thể vận dụng vào tình hình cụ thể của địa phương.
2. Kĩ năng
– Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin để tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường.
– Kĩ năng hợp tác nhóm.
– Kĩ năng xác định giá trị bản thân với trách nhiệm bảo vệ môi trường.
– Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
– Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ
Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
II. Phương pháp
Thảo luận nhóm, lập kế hoạch của nhóm, thực hành, giải quyết vấn đề.
III. Thiết bị dạy học
– Giấy A0.
– Bút bảng trắng.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra: thông qua
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Trong những nội dung chính của Luật Bảo vệ môi trường thì nội dung nào có thể vận dụng vào thực tế tình hình địa phương em?
b. Phát triển bài:
Hoạt động: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: – Biết các hành động gây ô nhiễm môi trường ở địa phương vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
– Đề xuất một số biện pháp khắc phục.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
32’
– GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ.
– 2 nhóm cùng thảo luận 1 chủ đề
– Mỗi chủ đề thảo luận 15 phút. Trả lời các câu hỏi vào khổ giấy lớn.
– Những hành động nàp hiện nay đang vi phạm Luật bảo vệ môi trường? Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như luật bảo vệ môi trường quy định chưa?
– Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường?
– Những khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?
– Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường là gì?
– GV yêu cầu các nhóm treo tờ giấy có viết nội dung lên bảng để trình bày và các nhóm khác tiên theo dõi.
– GV nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của nhóm và bổ sung (nếu cần).
– Tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại.
– Lồng ghép THGDMT: Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương
– Mỗi nhóm:
+ Chọn 1 chủ đề
+ Nghiên cứu kĩ nội dung luật
+ Nghiên cứu câu hỏi
+ Liên hệ thực tế ở địa phương
+ Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy khổ lớn.
– VD ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi, yêu cầu:
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy định đối với từng hộ, tổ dân phố.
+ Khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.
+ HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong ciệc thực hiện luật bảo vệ môi trường.
– Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đặt câu hỏi để cùng thảo luận.
– Ghi nhận.
4. Củng cố: 5’
Gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
– GV nhận xét buổi thực hành về ưu nhược điểm của các nhóm.
– Đánh giá điểm cho HS.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
– Hoàn thành bài thu hoạch.
– Xem trước bài 63.
7. Nhận xét tiết học: 1‘
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc68D – 17 – 18.doc