Giáo án Sinh học Lớp 7 – Tiết 16, Bài 16: Thực hành mổ và quan sát giun đất – Trần Thị Kim Hằng – Giáo Án Điện Tử

1 – MỤC TIÊU :

1.1 Kiến thức : Quan sát và nhận biết được cấu tạo ngoài của giun đất như : cơ thể tròn, dài trên 20 cm, màu sắc, sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ xung quanh ở mỗi đốt, đai sinh dục, lỗ miệng, hậu môn, các lỗ sinh dục đực và cái. Làm quen với cách mổ ĐVKXS là bao giờ cũng mổ mặt lưng và gỡ nội quan trong khay mổ ngập nước, quan sát được nội quan bằng kính lúp và chú thích các kết quả tìm thấy vào hình vẽ có sẵn.

1.2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng sử dụng các dụng cụ mổ : dao, kéo, dùng kính lúp quan sát. Tập thao tác mổ ĐVKXS.

1.3 Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ thực hành.

2 – TRỌNG TÂM:

3 – CHUẨN BỊ :

 Giáo viên :

– Tranh câm về cấu tạo ngoài và trong của giun đất ( Hình 16.1-16.3 / Trang 56-58 / SGK)

– Tranh vẽ các thao tác mổ giun đất (Hình 16.2 / Trang 7 / SGK)

– Bộ đồ mổ, khay mổ, kính lúp, ghim , khăn lau, cồn loãng.

– Mẫu vật : giun đất có kích thước lớn.

– Bảng phụ ghi các câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 16

 Học sinh :

– Đọc kĩ bài giun đất, nắm vững cấu tạo ngoài, cấu tạo trong giun đất.

– Mẫu vật : giun đất có kích thước lớn.

4 – TIẾN TRÌNH :

4.1- On định tổ chức : KTSS – KT vệ sinh

4.2- Kiểm tra miệng:

 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 4.3- Giảng bài mới :

 GV giới thiệu bài : Trong ngành Giun đốt, chương trình đã chọn thực hành mổ và quan sát đại diện điển hình của ngành giun đốt để khảo sát, đó là Giun đất (GV ghi tựa bài)

 

 

doc

4 trang

|

Chia sẻ: thiennga98

| Lượt xem: 307

| Lượt tải: 0

download

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 – Tiết 16, Bài 16: Thực hành mổ và quan sát giun đất – Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Bài16 -Tiết :16
Tuần dạy :8
THỰC HÀNH : MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT
1 – MỤC TIÊU :
1.1 Kiến thức : Quan sát và nhận biết được cấu tạo ngoài của giun đất như : cơ thể tròn, dài trên 20 cm, màu sắc, sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ xung quanh ở mỗi đốt, đai sinh dục, lỗ miệng, hậu môn, các lỗ sinh dục đực và cái. Làm quen với cách mổ ĐVKXS là bao giờ cũng mổ mặt lưng và gỡ nội quan trong khay mổ ngập nước, quan sát được nội quan bằng kính lúp và chú thích các kết quả tìm thấy vào hình vẽ có sẵn.
1.2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng sử dụng các dụng cụ mổ : dao, kéo, dùng kính lúp quan sát. Tập thao tác mổ ĐVKXS.
Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ thực hành.
2 – TRỌNG TÂM:
3 – CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Tranh câm về cấu tạo ngoài và trong của giun đất ( Hình 16.1-16.3 / Trang 56-58 / SGK)
Tranh vẽ các thao tác mổ giun đất (Hình 16.2 / Trang 7 / SGK)
Bộ đồ mổ, khay mổ, kính lúp, ghim , khăn lau, cồn loãng.
Mẫu vật : giun đất có kích thước lớn.
Bảng phụ ghi các câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 16
Học sinh :
Đọc kĩ bài giun đất, nắm vững cấu tạo ngoài, cấu tạo trong giun đất.
Mẫu vật : giun đất có kích thước lớn.
4 – TIẾN TRÌNH :
4.1- Oån định tổ chức : KTSS – KT vệ sinh
4.2- Kiểm tra miệng:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
4.3- Giảng bài mới :
GV giới thiệu bài : Trong ngành Giun đốt, chương trình đã chọn thực hành mổ và quan sát đại diện điển hình của ngành giun đốát để khảo sát, đó là Giun đất (GV ghi tựa bài)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
– GV nêu yêu cầu của bài thực hành :
* Quan sát cấu tạo ngoài giun đất và chú thích vào tranh câm.
* Mổ và quan sát cấu tạo trong của giun đất và chú thích vào tranh câm.
– GV phân dụng cụ và yêu cầu HS thực hành theo nhóm
HĐ1 : Xử lí mẫu và quan sát cấu tạo ngoài giun đất
– GV treo bảng phụ ghi yêu cầu ▼ : Xử lí mẫu / Trang 56 và hướng dẫn HS xử lí mẫu
– GV treo bảng phụ ghi yêu cầu ▼: Yêu cầu quan sát cấu tạo ngoài / Trang 57
– HS quan sát và ghi nhận kết quả vào vỡ bài tập
– GV treo tranh câm cấu tạo ngoài của giun đất (H 16.1), gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào tranh câm sau khi quan sát – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, kết luận trên tranh : A : 1-Lỗ miệng. 2-Đai sinh dục. 3-Hậu môn.
B : 1-Lỗ miệng. 2- Vòng tơ. 3- Lỗ sinh dục cái. 4- Mặt bụng đai sinh dục. 5- Lỗ sinh dục đực.
C : 1,2-Các vòng tơ.
– GV yêu cầu HS vẽ hình (H 16.1) và chú thích thay cho các số 1,2,3,4,5.
HĐ3 : Mổ và quan sát cấu tạo trong của giun đất
– GV treo tranh (H 16.2) và bảng phụ ghi ▼ : Bước 1,2,3,4 trong thao tác mổ giun đất / Trang 57
▼ Hãy làm theo 4 bước như hình 16.2 (SGK)
– HS thực hành mổ giun đất như hướng dẫn và quan sát thể xoang và dịch thể xoang
– GV treo tranh (H 16.3) và bảng phụ ghi ▼ : Yêu cầu quan sát cấu tạo trong / Trang 58
– HS thực hành theo yêu cầu trên và ghi nhận kết quả vào vỡ bài tập
– GV treo tranh câm cấu tạo trong của giun đất (H 16.3), gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào tranh câm sau khi quan sát – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, kết luận trên tranh : B : 1-Lỗ miệng. 2-Hầu. 3-Thực quản. 4-Diều. 5-Dạ dày cơ. 6-Ruột. 7-Ruột tịt.
C : 8-Hạch não. 9- Hạch dưới hầu. 10- Chuỗi thần kinh bụng
– GV yêu cầu HS vẽ hình (H 16.3) và chú thích thay cho các số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.
HĐ4 : Làm thu hoạch
– GV yêu HS làm bài thu hoạch với các yêu cầu ▼/ IV / SGKâ ở theo từng nội dung.
I- Cấu tạo ngoài :
1. Xử lí mẫu :
▼ Để dễ quan sát, cần rửa sạch đất ở cơ thể giun, làm giun chết trong hơi ête hay cồn loãng
2. Quan sát cấu tạo ngoài
▼ Để giun lên khay mổ, quan sát cấu tạo ngoài giun đất và xác định vị trí các bộ phận trên cơ thể giun đất : Các vòng tơ ở mỗi đốt, xác định mặt lưng và mặt bụng, đai sinh dục, lỗ sinh dục đực và cái ở mặt bụng, lỗ miệng, lỗ hậu môn
II- Cấu tạo trong :
1. Cách mổ :
– Thực hành mổ
2. Quan sát cấu tạo trong
▼ Dựa vào H16.3-A để nhận dạng cơ quan tiêu hóa trên mẫu vật và hoàn thành chú thích ở hình 16.3-B thay cho các số và quan sát hệ sinh dục.
▼ – Dùng kẹp và kéo (hay dao) gỡ bỏ ống tiêu hóa và cơ quan sinh dục ra, sẽ thấy cơ quan thần kinh giun đất ngay dưới ruột.
– Dựa vào H16.3-A để nhận dạng cơ quan thần kinh trên mẫu vật và hoàn thành chú thích ở hình 16.3-C thay cho các số
III- Viết thu hoạch :
– HS vẽ hình cấu tạo ngoài (H 16.1) và chú thích các bộ phận
– HS vẽ hình cấu tạo trong (H 16.3) và chú thích các bộ phận
4.4- Câu hỏi, bài tập củng cố :
– GV cho HS thu dọn vệ sinh
– GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
– Dựa vào phiếu họa tập hay bản thu hoạch của HS, GV đánh giá kết quả học tập của nhóm.
4.5- Hướng dẫn HS tự học ø :
– Hoàn thành bài thu hoạch và vỡ bài tập.
– Chuẩn bị bài: “Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt” / Trang 59 / SGK.
* Đọc kĩ các ■ / SGK / Tiết 17
* Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 17
*Tìm hiểu về môi trường sống đĩa, rươi ,giun đỏ
5- RÚT KINH NGHIỆM :
..

File đính kèm:

  • docsinh 7 tiet 16.doc