Giáo án PTNL bài Những ngôi sao xa xôi (tiết 2) | Giáo án phát triển năng lực ngữ văn 9 – Tech12h

– Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

Viết về đề tài thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước không chỉ có các nhạc sĩ mà đề tài đó còn khơi nguồn sáng tác cho các nhà thơ, nhà văn trong đó có PTD. Với phong cách ngang tàng, tếu táo… Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Còn Nguyễn Minh Châu có Truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng. Đó là những chàng trai, cô gái dũng cảm, trẻ trung, lãng mạn trên những nẻo đường Trường Sơn đánh Mĩ. Và 3 cô giá trẻ- 3 vì sao xa xôi trên đỉnh cao Trường Sơn trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi- LMK cũng vậy. Để tìm hiểu về cuộc sống chiến đấu của họ ta cùng tìm hiểu đoạn trích hôm nay.

Trải nghiệm: cho hs quan sát video trên slides 1 về hình ảnh những cô TNXP trên tuyến đường TS- và nghe bài hát ” Chào em cô gái Lam Hồng”- vào bài

– Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

* Đọc đoạn Phương Định tự giới thiệu về mình và cho biết

? Bên cạnh những phẩm chất chung như hai đồng đội, em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tính cách? Hãy phân tích ? H khá giỏi

+ Là cô gái Hà Nội có 1 thời học sinh êm đềm

+ Vào chiến trường đã 3 năm, vượt qua bao thử thách hiểm nghèo, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai.

+ Là cô gái giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, lãng mạn, thích hát, thích làm điệu một chút trước những chàng lính trẻ.

+ Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: Tự đánh giá mình là một cô gái khá…kiêu hãnh…thích ngắm mình trong gương…tôi mê hát…một mình ( SGK-114-> 119) 2 bím tóc dày, cổ cao, đôi mắt màu nâu nhìn xa xăm… Nhạy cảm nhưng kín đáo giữa đám đông, tưởng như kiêu kì “ Cô có cái nhìn sao xa xăm” “Tôi không săn sóc vồn vã… tôi thường đứng ra xa”

+ Cô yêu mến, gắn bó với đồng đội, cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra trận

? Những kỉ niệm về gia đình, về thành phố luôn xuất hiện ở nhân vật Phương Định, chi tiết này nói lên điều gì ?

+ Nó là nỗi nhớ nhà nhớ gia đình, vừa là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.

* Giáo viên: Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách là nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như đồng đội, không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai. Cũng như các cô gái mới lớn Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá “Tôi là cô gái Hà Nội… hoa loa kèn!”. Còn mắt tôi các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn … xa xăm”. Cô biết mình được nhiều người để ý nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó cô rất vui nhưng chưa dành tình cảm cho ai. Cô tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kì.

? Qua đó ta thấy Phương Định là một cô gái như thế nào?

* Đọc đoạn: Tôi không cãi chị….đến ngay

( SGK-116.

? Tâm trạng của Phương Định khi ở trong hang chờ Nho, chị Thao đi phá bom trở về

+ Sốt ruột… chạy ra ngoài.. lo

? Hãy tìm những dẫn chứng về tình cảm, quan niệm của Phương Định dành cho đồng đội của cô ?

+ Những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.

+ Có thái độ thân thiện với những người đồng đội qua việc nhìn nhận “ Đại đội trưởng… Lò Đúc”

+ Đưa kẹo cho Nho.

+ Khi Nho bị thương: moi đất, bế Nho đặt lên đùi, rửa cho Nho bằng nước đun sôi.

+ Cảm phục chị Thao là người cương quyết, táo bạo.

? Qua đó ta thấy thái độ của Phương Định đối với đồng đội có như thế nào ?

* Giáo viên: Trong nhiệm vụ phá bom, Phương Định được miêu tả như thế nào. Đọc lại đoạn Phương Định phá bom

“Vắng lặng…ruột quả bom SGK-117,118.

? Tìm các chi tiết miêu tả tâm lí của Phương Định khi phá bom ?

+ Đầu tiên là cảm giác vắng lặng đến phát sợ, khói đen vật vờ.

+ Phương Định không sợ nữa mà đã dũng cảm, và lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng nên: “Tôi không đi khom, các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”..

+ Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy… tôi không sợ nữa.

? Qua đó chúng ta thấy diễn biến tâm lí của nhân vật Phương Định thể hiện như thế nào ?

* Giáo viên: Lúc ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, cảm giác gì đã đến với Phương Định qua chi tiết:”Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ qủa bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.

 -> Cảm giác của con người cũng trở nên sắc gọn.

? Qua phân tích trên, em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật Phương Định qua lần phá bom ? H khá giỏi

* Giáo viên: Đó là diễn biến tâm lí rất chân thực mà phải là người trong cuộc mới có thể tả được như vậy. Hay nói cách khác: Những cảm giác tinh tế trên đây không chỉ là sự nhạy cảm  vốn có mà còn là sự tích luỹ kinh nghiệm sau nhiều lần phá bom ở tuyến lửa->  Thế giới tâm hồn của Phương Định thật phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp, không thấy những băn khoăn, day dứt, trăn trở trong ý nghĩ và tình cảm của cô gái khi phải sống và chiến đấu trong thời gian dài trong hoàn cảnh khắc nghiệt, hiểm nguy.

* Đọc đoạn chữ nhỏ cuối truyện

? Tâm trạng của Phương Định khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến ?

+ Kêu lên, chạy ra ngoài hứng mưa đá với vẻ hớn hở

+ Những lúc như thế nỗi nhớ Hà Nội lại ùa về, tràn ngập tâm hồn cô gái, khiến cô bâng khuâng, nuối tiếc khi cơn mưa rừng chợt đến, chợt đi.

? Qua phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật giúp em hiểu thêm gì về Phương Định?

? Em học tập được gì ở ngòi bút miêu tả của Lê Minh Khuê cũng như cách nhìn và thể hiện con người của tác giả ?H khá giỏi

+ Ngòi bút miêu tả của tác giả đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật, làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tạp

+ Cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng. Cũng là phương hướng chủ đạo và thống nhất trong văn học Việt Nam thời kì kháng chiến.

+ Cũng nằm trong hướng chung đó, nhưng Lê Minh Khuê không rơi vào tình trạng giản đơn, công thức, dễ dãi vì tác giả đã phát hiện và miêu tả được đời sống nội tâm với những nét tâm lí cụ thể của nhân vật.

* Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm.

? Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi không đề cập đến những mất mát éo le của các nhân vật trong truyện. Hãy nêu dụng ý  nghệ thuật của tác giả ?

* Các nhóm sau khi thảo luận sẽ trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

? Những thành công về nội dung ?

 

 

 

? Nghệ thuật đặc sắc của văn bản ?

 

 

 

 

 

 

? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản ?

 

* Học sinh đọc ghi nhớ 122

 

b. Nhân vật Phương Định:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát, song cũng kín đáo.

 

* Tâm trạng của Phương Định khi ở trong hang chờ Nho, chị Thao đi phá bom trở về:

+ Sốt ruột, lo lắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đối với đồng đội: Dành tình yêu và niềm cảm phục cho mọi người

 

 

 

 

 

* Tâm trạng khi phá bom:

 

+ Lúc đầu: hồi hộp, hơi sợ

+ Sau: Không sợ nữa-> bình tĩnh thực hiện nhiệm vụ

+ Cảm giác lúc chạm vào quả bom: Rùng mình

+ Cảm giác lúc chờ quả bom nổ: lo lắng, căng thẳng khi chờ bom nổ -> dũng cảm, gan dạ, có trách nhiệm cao trong công việc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=> Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sinh động, rất thật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Tâm trạng của Phương Định khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến:

+ Vui mừng, phấn khởi, bâng khuâng, tiếc nuối, hồi tưởng về tuổi học trò ở Hà nội.

-> Trẻ trung,  mơ mộng.

 

 

=> Vẻ đẹp tâm hồn của một cô gái Hà Nội: Duyên dáng, tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, dũng cảm và gắn bó, có  tinh thần đồng đội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.  Tổng kết

a Nội dung:

+ Ca ngợi những cô gái thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ: hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan, yêu đời, dũng cảm.

b Nghệ thuật:

+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện.

+ Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

+ Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên, gần khẩu ngữ

* Ý nghĩa của văn bản: 

+ Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt

c Ghi nhớ: ( SGK-122 )