Giáo án PTNL bài 14: Thực hành – Phát hiện hô hấp ở động vật | Giáo án môn sinh 11
Ngày Soạn:……………
BÀI 14: THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS phải thực hiện được các thí nghiệm:
– Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2.
– Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự hút khí O2
– Rèn kỹ năng làm thí nghiệm
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
* Dụng cụ:
– Bình thuỷ tinh dung tích 1lit có nút cao su không khoan lỗ và có khoan 2 lỗ vừa khít với ống thuỷ tinh hình chữ U và phễu thuỷ tinh.
– Ống nghiệm, cốc có mỏ.
– Phiếu học tập, biểu điểm.
* Hoá chất: Nước sạch; Nước vôi trong.
* Mẫu vật: Hạt đậu tương mới nhú mầm.
2. Học sinh:
– Đọc bài trước khi đến lớp, xem lại phần kiến thức có liên quan đến bài.
– Chuẩn bị nội dung từng bước thực hành.
– Kẻ sẵn bảng theo dõi kết quả thực hành thí nghiệm.
III. TTBH:
1. Kiểm tra: Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp ở thực vật?
2. Nôi dung thực hành:
Trước khi HS tiến hành thí nghiệm GV đưa ra bảng phụ – Là biểu điểm để các em có ý thức phấn đấu đạt được mục tiêu bài học. Yêu cầu các nhóm trưởng lấy mẫu và theo dõi chấm điểm cho từng thành viên trong tổ.
Biểu điểm:
Tên học sinh
Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị mẫu vật
Thao tác thí nghiệm
Kết quả
Ý thức học tập
Vệ sinh
Tổng điểm
2 điểm
1 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm
1 điểm
10
…………
…………
…………
…………
Chia HS thành 3 nhóm, cử nhóm trưởng.
Mời các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, mẫu vật và hoá chất.
Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2.
Giáo viên: Hỏi một vài HS về cách tiến hành thí nghiệm.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi lên lớp, trả lời cách tiến hành từng thí nghiệm.
Giáo viên: ghi tóm tắt từng bước tiến hành lên bảng. Mời các nhóm trưởng lên nhận đồ dùng thí nghiệm, biểu điểm tổ chức tiến hành theo nội dung yêu cầu:
– Bước 1: Cho 50g hạt đậu tương mới nhú mầm vào bình thuỷ tinh. Nút chặt bình bàng nút cao su gắn ống thuỷ tính hình chữ U và phễu thuỷ tinh (Bước này GV đã chuẩn bị trước khi tiến hành thực hành 2giờ).
– Bước 2: Cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm 1 có chứa nước vôi trong.
– Bước 3: Từ từ rót nước vào bình chứa hạt. Quan sát sự biến đổi của nước vôi trong ống nghiệm1.
– Bước 4: Lấy ống nghiệm 2 có chứa nước vôi trong và thở vào đó qua 1 ống thuỷ tinh hoặc ống nhựa. So sánh nước vôi trong ống nghiệm 2 với ống nghiệm 1.
Học sinh Ghi kết quả thí nghiệm. Tự rút ra kết luận
Giáo viên: Nhận xét kết quả thí nghiệm của từng nhóm. Đánh giá.
Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự hút khí O2.
Giáo viên: Làm thế nào có thể phát hiện được thực vật xảy ra sự hô hấp?
Học sinh: Nêu các bước thí nghiệm:
– Bước 1: Lấy 100g hật đậu tương đang nhú mầm, chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi vào một phần. Cho mỗi phần vào 1 bình, nút chặt lại. (GV chuẩn bị thao tác này trước khi lên lớp 2giờ).
– Bước 2: Mở nút bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa ngọn nến vào bình chứa hạt chết. Quan sát ngọn nến.
– Bước 3: Mở nút bình chứa hạt chết và nhanh chóng đưa ngọn nến vào bình chứa hạt chết. Quan sát ngọn nến và so sánh với ngọn nến ở B2.
3. Củng cố:
– Các nhóm trưởng báo cáo kết quả chấm điểm cho các thành viên của tổ mình.
– GV đưa ra đáp án.
4. Hướng dẫn về nhà:
– HS đọc trước nội dung bài 15.
– Yêu cầu HS về viết bài thu hoạch
Điểm phân biệt
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi truyền điện tử
1. Vị trí
2. Nguyên liệu
3. Sản phẩm
4. Năng lượng
– Tế bào chất
– Glucozơ ( C6H12 O6)
– CH3COCOOH
2 ATP
– Chất nền ti thể
– A xit piruvic ( CH3COCOOH)
– CO2, NADH2 , FADH
2 ATP
– Màng trong ti thể
– NADH, FADH2
– CO2 , H2O
34 ATP