Giáo án: Nhận biết gọi tên hình tròn, hình vuông
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Thái độ
– Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.
– Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
2. Kiến thức
– Trẻ gọi đúng tên hình tròn, hình vuông.
– Trẻ nhận biết được đặc điểm cơ bản của hình tròn (Hình tròn có đường bao cong tròn), hình vuông (Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau).
– Trẻ nhận dạng được hình tròn, hình vuông trong thực tế.
3. Kỹ năng
– Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết hình tròn, hình vuông.
– Luyện kỹ năng trả lời trọn câu.
– Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi, kỹ năng chơi ở nhóm.
II. Chuẩn bị
– Mỗi trẻ 1 hình tròn, hình vuông..
– Một số đồ dùng, đồ chơi dạng hình tròn, hình vuông để xung quanh lớp.
– Máy tính, nhạc bài hát “Tay thơm, tay ngoan”
III. Tiến hành:
*Hoạt động1: Nhận biết hình tròn, hình vuông.
– Vừa rồi đến triển lãm các con đã chọn cho mình đồ dùng gì?
– Để biết được đặc điểm của các hình này thì hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu nhé.
* Hình tròn:
– Cho trẻ chơi với các hình
– Cô đến từng nhóm hỏi trẻ:
+ Các con chơi với hình gì? ( Hình vuông, hình tròn)
+ Con chơi trò chơi gì nào ? ( Lăn hình)
– Cô chỉ vào hình tròn và hỏi trẻ đây là hình gì?
– Cô cho trẻ cầm hình tròn đưa lên gọi tên.
– Hình tròn có màu gì nào?
– Ai có nhận xét gì về hình tròn nào? ( Hình tròn có đường cong tròn bao quanh khép kín)
– Hình tròn có lăn được không? Cho trẻ lăn hình.
– Vì sao hình tròn lăn được nào ?
=> Cô khái quát lại đặc điểm hình tròn: Hình tròn có đường cong tròn bao quanh khép kín nên hình tròn lăn được dễ dàng.
* Hình vuông:
– Các con vừa chơi với hình tròn vậy trong rá con còn có hình gì nữa?
– Cho trẻ gọi tên hình vuông.
– Vậy hình vuông có màu gì?
– Ai có nhận xét gì về hình vuông nào? ( Có cạnh, có góc)
– Cho trẻ đếm cạnh, góc.
– Hình vuông có lăn được không? Cho trẻ lăn hình.
– Vì sao?( Vì có cạnh, có góc nên không lăn được)
=> Cô khái quát lại: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc nên hình vuông không lăn được.
– Cho trẻ cất đồ dùng.
– Vừa rồi cô cho lớp mình làm quen với hình gì? ( Hình tròn, hình vuông)
Cô thấy các con học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các con chơi một trò chơi: “Hình gì biến mất” .
Bây giờ các con nhìn xem cô có hình gì nào? Các con nhìn xem hình gì biến mất nhé.
Các con ơi! Vừa rồi cô thấy các con chơi rất là giỏi rồi và bây giờ cô muốn ai giỏi hơn, nhanh hơn tìm xung quanh lớp những đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông. (2 – 3 trẻ lên tìm)
*Hoạt động 2: “Thi xem đội nào nhanh”
Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi nên cô thưởng cho lớp mình chơi trò chơi: “Thi đội nào nhanh”. Để chơi được trò chơi cô sẽ chia lớp thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc.
+ Cách chơi: Ở trên cô có các ô cửa nhưng chưa có hình. Nhiệm vụ của 3 đội lên chọn hình theo yêu cầu của cô gắn vào các ô cửa tương ứng. Cho trẻ chơi 2 lần, lần 1 cô yêu cầu các con chọn cho cô hình tròn gắn vào ô cửa có hình tròn. Khi có hiệu lệnh của cô bạn đầu hàng sẽ lên chọn hình tròn và gắn vào ô cửa có hình tròn. Khi bạn thứ nhất về thì bạn thứ 2 lại tiếp tục. Trò chơi được tính bằng một bản nhạc.
+ Luật chơi: Đội nào gắn được nhiều và đúng đội đó sẽ chiến thắng.
– Cho trẻ chơi lần 2: Cô yêu cầu chọn hình vuông gắn vào ô cửa có hình vuông.
– Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi và nhận xét kết quả.
*Hoạt động 3: Bé khéo tay:
Vùa rồi cô thấy bạn nào chơi cũng giỏi nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi nữa đó là trò chơi ai khéo tay. Để chơi được trò chơi này cô cần, cô cần. Cô cần lớp mình đi về 3 nhóm và đứng thành 3 vòng tròn cho cô nào.
Cho trẻ về thành 3 nhóm.
+ Nhóm 1: Gắn các nữa hình còn thiếu tạo hình vuông, hình tròn .
+ Nhóm 2: Dùng que tính xếp hình vuông
+ Nhóm 3: Tô màu hình tròn .
– Cô bao quát hướng dẫn, nhận xét tuyên dương trẻ.