Giáo án Ngữ văn lớp 10 – Đọc văn: Ca dao hài hước

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Ngữ văn lớp 10 – Đọc văn: Ca dao hài hước”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần:
Ngày soạn: 11/10/2015	Ngày dạy:
Tiết PPCT: 28-29
Đọc văn: CA DAO HÀI HƯỚC.
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã hội xưa ;
- Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca dao hài hước. 
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh. 
2. Kĩ năng:
 Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao.
III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
? Căn cứ vào mục đích và sắc thái của tiếng cười, tiếng cười trong ca dao hài hước được chia làm mấy loại? Hãy kể ra?
? Dựa vào cách phân loại trên, xác định 4 bài ca dao trong SGK?
Hoạt Động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
TT 1: Bài 1: Hai HS đọc đối dáp 
? Bài ca dao 1 cười về cái gì? 
- Bài 1: Tiếng cười tự trào trong cái nghèo; Tiếng cười vượt lên cảnh ngộ.
? Dẫn cưới trong bài có gì khác thường? Cách nói có gì đặc biệt?
? Tác dụng của biện pháp khoa trương, phóng đại?
? Qua cách nói đối lập, em đọc được tình cảm gì ở chàng trai?
? Đánh giá chung về lời dẫn cưới?
- Cách nói thông minh, dí dỏm, gợi ý tứ từ câu thành ngữ “đầu voi, đuôi chuột”.
? Tìm chi tiết hài hước trong bài?
- Chi tiết hài hước: 
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chột béo / mời dân, mời làng.
? Chàng trai là người như thế nào?
? Trước lời dẫn cưới của chàng trai, thái độ cô gái ra sao? 
? Cô gái thách cưới bằng lễ vật gì?
? Em có nhận xét gì về lời thách cưới của cô gái? Vì sao cô thách như vậy?
- “Một nhà khoai lang” là lễ vật cô gái yêu cầu nhà trai cho đám cưới. CÓ lẽ cô biết rõ chàng trai rất nghèo, không thể lo nổi lợn, gà như những lời thách cưới của người ta. Nhưng không phải là một củ, một gánh mà là “một nhà khoai lang”. Số lượng không ít làm ta cười và cũng làm ta liên hệ đến mong ước mùa màng bội thu ở nông thôn xưa.
? Cô gái giải thích lễ vật thách cưới như thế nào?
- Cô gái giải thích tại sao lại thách nhiều như vậy một cách rất cụ thể, theo thứ tự giảm dần.
? Cảm nghĩ của em về cô gái?
- Qua lời giải thích về lễ vật thách cưới, ta không chỉ thấy sự đảm đang, tháo vát của bà chủ nhà tương lai mà còn thấy tình cảm đậm đà của cô gái nghèo với họ hàng, làng xóm, gia đình và cuộc sống sinh hoạt êm đềm trong nhà ngoài xóm.
? Ý nghĩa của lời thách cưới?
TT 2: Tìm hiểu bài 2, 3, 4
GV dẫn dắt: Nếu tiếng cười ở bài 1 là tiếng cười tự trào, tiếng cười giải trí dí dỏm đáng yêu thì tiếng cười ở bài 2, 3, 4 là tiếng cười châm biếm, phê phán XH - cười những cái xấu trong nội bộ nhân dân.
? Bài ca dao là lời của ai? Thái độ đối với nhân vật trong bài?
? Bài 2 chế giễu loại người nào? Tiếng cười bật lên nhờ những biện pháp nghệ thuật gì?
- Tính hài hước: trong cuộc đời có thể có những chàng trai yếu đuối, nhưng không có ai yếu đuối đến mức không gánh nổi hai hạt vừng.
à Tiếng cười không nhằm đả kích mà chỉ dùng để nhắc nhở nhau “làm trai cho đáng nên trai”, tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải.
? HS tìm thêm ví dụ.
- Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên.
- Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng.
- Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây.
- CHí làm trai dặm nghìn da ngữa.
- Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
 (Chinh phụ ngâm)
? Bài 3 chế giễu loại người nào? Nghệ thuật được sử dụng?
? HS tìm thêm ví dụ?
- Chồng người bể Sở sông Ngô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.
- Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.
- Ăn no rồi lại nằm khèo
Nghe tiếng trống chèo bế bụng đi xem.
? Bài số 4 nhằm chế giễu ai? 
- Chế giễu người phụ nữ đểnh đoảng, vô duyên à chân dung biếm hoạ người phụ nữ: xấu, vô duyên; thói quen xấu; luộm thuộm.
? Nghệ thuật biểu đạt có gì đặc sắc?
? Cách nói “chồng yêu chồng bảo” có ý nghĩa gì?
? Giá trị sử dụng?
- Tiếng cười mua vui, giải trí nhưng vẫn ngầm chứa 1 ý nghĩa châm biếm, châm biếm những ông chồng yêu vợ quá mức (nhìn vî cái gì cũng hay, cũng tốt) châm biếm, nhắc nhở nhẹ nhàng những phụ nữ đểnh đoảng, vô duyên cần phải tự điều chỉnh mình.
? HS tìm thêm ví dụ?
- Yêu nhau củ ấu cũng tròn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết
? Nội dung của tiếng cười trong ca dao hài hước thể hiện nhưng điều gì?
? Ca dao hài hước thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Giải thích vì sao?
I. Tìm hiểu chung:
 Tiếng cười trong ca dao hài hước:
- Tiếng cười giải trí.
- Tiếng cười tự trào (tự cười mình).
- Tiếng cười châm biếm, phê phán.
II. Tìm hiểu văn bản:
Bài 1: Ca dao hài hước – tự trào
1. Lời dẫn cưới của chàng trai:
- Mở đầu là lối nói khoa trương phóng đại: Dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò.
à Lối nói thường gặp trong ca dao, ước muốn có nhiều lễ vật quý giá để xứng với tình yêu cô gái dành cho mình.
- Lối nói giảm dần: Voià trâu à bò à chuột béo.
- Cách nói đối lập:
Dẫn voi >< Sợ quốc cấm
Dẫn trâu >< Sợ nhà gái máu hàn
Dẫn bò >< Sợ nhà nàng co gân
à quan tâm, lo lắng cho nhà gái.
à Cách nói thông minh, khéo léo, hóm hỉnh.
- Chàng trai: tâm hồn lạc quan yêu đời, phóng khoáng.
2. Lời thách cưới của cô gái:
- Thái độ của cô gái: 
+ Không ngạc nhiên: “lấy làm sang” à ý nhị, khiêm tốn.
+ Không phá ngang: “nỡ nào em lại phá ngang” à thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai.
+ Tự tin nói lời thách cưới của mình.
- Lễ vật: một nhà khoai lang >< lợn, gà.
à xưa nay chưa từng có, gợi sự tò mò.
à Lời thách cưới dí dỏm, đáng yêu, cảm thông sâu sắc phận nghèo của nhau 
- Cách nói giảm dần: 
+ Củ toà mời làng.
+ Củ nhỏ à họ hàng ăn chơi.
+ Củ mẻ à trẻ ăn giữ nhà.
+ Củ rím, củ hà à nuôi súc vật.
à Cô gái đảm đang, tháo vát, tình cảm đậm đà với họ hàng, làng xóm, gia đình.
- Ý nghĩa của lời thách cưới:
+ Người lao động dù trong cảnh nghèo vẫn luôn lạc quan, yêu đời.
+ Mang triết lí nhân sinh dân gian: Đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
Bài 2, 3, 4: Tiếng cười châm biếm, phê phán
2. Bài 2:
- Nghệ thuật phóng đại, thủ pháp đối lập:
Làm trai: khoẻ khoắn, trụ cột gia đình >< khom lưng chống gốià ráng hết sức gánh 2 hạt vừng.
à Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, tầm thường, không đáng sức trai, không nên làm trai.
à Tiếng cười không nhằm đả kích mà chỉ dùng để nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải.
3. Bài 3:
- Nghệ thuật tương phản:
Chồng người ><
Chồng em
Đi ngược về xuôi
Ngồi bếp sờ đuôi mèo
Tháo vát, tài giỏi
Lười nhác, chỉ biết quanh quẩn
à Chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có ý chí.
4. Bài 4:
- Vợ trong mắt chồng:
+ Lỗ mũi 18 gánh lông >< râu rồng trời cho
+ Ngáy o o >< cho vui nhà
+ Hay ăn quà >< đỡ tốn cơm
+ đầu rác rơm >< hoa thơm.
- Nghệ thuật: 
+ Cường điệu, phóng đại, so sánh, trí tưởng tượng phong phú.
+ Cấu trúc câu “chồng yêu chồng bảo” à âm hưởng vui đùa, bỡn cợt, thích thú trong lòng người nghe.
à Châm biếm nhẹ nhàng những người phụ nữ vô duyên, chưa biết tự điều chỉnh mình.
III. Tổng kết:
1. Nội dung phản ánh 
- Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của nhân dân lao động VN trong ca dao.
2. Những nét nghệ thuật đặc sắc: 
- Hư cấu, dựng cảnh tài tình.
- Chọn lọc những chi tiết điển hình.
- Cường điệu, phóng đại.
- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
4. Củng cố:
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân.
- Nét đặc sắc NT các bài ca dao.
5. Dặn dò:
- Học, hoàn thành BT.
- Soạn bài theo PPCT: “Tiễn dặn người yêu”.