Giáo án Ngữ văn 9 (Văn bản) Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Giáo Án Điện Tử

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 (Văn bản) Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Văn bản:	ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
* Vào bài:
	Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, những ngày đầu tháng 8 – 1945, chỉ bằng hai quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki, đế quốc Mĩ đã làm 2 triệu người Nhật bị thiệt mạng và còn di họa đến bây giờ. Thế kỉ XX, thế giới phát minh ra nguyên tử, hạt nhân đồng thời cũng phát minh ra những vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt khủng khiếp. Từ đó đến nay, những năm đầu của thế kỉ XIX và cả trong tương lai, nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân luôn luôn tiềm ẩn và đe dọa nhân loại và đấu tranh vì một thế giới hòa bình luôn là một nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng khó khăn nhất của nhân dân các nước. Hôm nay chúng ta cùng nghe tiếng nói của một nhà văn nổi tiếng Nam Mĩ (Cô-lôm-bi-a), giải Nô-ben văn học, tác giả của những tiểu thuyết hiện thực huyền ảo lừng danh: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két qua văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két.
- Nhà văn người Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928.
- Tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.
- Tác phẩm xuất sắc nhất Trăm năm cô đơn (1967).
- Được trao giải Nô-ben về văn học năm 1982.
2. Tác phẩm: 
- Đây là phần trích từ bài tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét.
- Tại cuộc họp ở Mê-hi-cô vào tháng 8/1986 gồm nguyên thủ 6 quốc gia: Aán Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Aùc-hen-ti-na, Hy Lạp, Tan-da-ni-a.
- Mục đích: kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân.
- Chủ đề: Hòa bình và chiến tranh.
- Kiểu loại: Văn bản nhật dụng (Nghị luận xã hội).
- Bố cục: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu  sống tốt đẹp hơn → Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất.
+ Đoạn 2: Tiếp theo  xuất phát của nó → Chứng lí cho sự nguy hiểm và phi lý của chiến tranh hạt nhân.
+ Đoạn 3:  còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị của nhà văn.
- Giọng đọc: Rõ ràng, dứt khoác, đanh thép, chú ý các từ phiên âm, các từ viết tắt (UNICEF, FAO, MX), các con số
	II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Tìm hiểu luận điểm chủ chốt và các luận cứ của văn bản:
* Luận điểm: Nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người.
* Luận cứ:
- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
- Chạy đua vũ trang, nhất là vũ trang hạt nhân, là vô cùng tốn kém và hết sức phi lý.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí loài người mà còn ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa, đưa tất cả thế giới về lại điểm xuất phát cách đây hàng nghìn triệu năm.
- Bởi vậy, tất cả nhân loại phải có nhiệm vụ là ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình.
 Các luận cứ rất mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc. Đó chính là bộ xương vững chắc của văn bản, tạo nên tính thuyết phục cơ bản của lập luận.
2. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe doạ toàn bộ sự sống trên Trái đất:
- Mở đầu bằng một câu hỏi rồi tự trả lời bằng một thời điểm hiện tại rất cụ thể với những con số cụ thể, cách tính toán cụ thể, đơn giản:
- 50.000 đầu đạn hạt nhân tương đương 4 tấn thuốc nổ/ người → 12 lần biến mất tất cả mọi sự sống trên toàn trái đất + tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời + 4 hành tinh nữa + phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.
- Tác giả muốn chứng minh cho người đọc thấy rõ và gây ấn tượng mạnh về nguy cơ khủng khiếp và hiểm họa kinh khủng của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân trên thế giới ở thời điểm hiện tại – năm 1986.
- Để gây ấn tượng mạnh hơn, tác giả còn so sánh với: điển tích điển cổ phương Tây – thần thoại Hy Lạp: Thanh gươm Đa-mô-clét và dịch hạch (lan truyền nhanh và gây chết người hàng loạt). Nếu có thể so sánh thêm, có thể nói nguy cơ chiến tranh hạt nhân cũng như động đất, sóng thần vừa qua, trong một phút có thể biến những dải bờ biển mênh mông tươi đẹp của 5 quốc gia Nam Á thành đống hoang tàn, cướp đi sinh mạng 155.000 người trong khoảnh khắc. Điều đáng nói là không có ngành khoa học và công nghiệp nào có những tiến bộ nhanh chóng vượt bậc như ngành khoa học và công nghiệp nguyên tử hạt nhân từ khi nó ra đời; nhưng những người chủ của nó, người sáng tạo ra nó lại sử dụng vào mục đích chiến tranh thì chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả hủy diệt tất cả. May thay, điều đó chưa xảy ra; nhưng đó là cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng. Chỉ cần một cái ấn nút trên bảng điều khiển là tất cả thành cái chết và hủy diệt. Tác giả nhấn mạnh: trong thời đại hiện nay, đó là nguy cơ, thảm họa tiềm tàng, ghê gớm nhất, khủng khiếp nhất do con người có thể gây ra, và thực tế đã gây ra một phần (ở Nhật, năm 1945). Nhưng tại sao, kể cả những cái đầu hiếu chiến nhất, cũng vẫn chưa dám và không dám sử dụng vũ khí hạt nhân hàng loạt, chưa dám cả gan gây ra cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực? Bởi vì khó tránh khỏi cảnh cả đôi bên cùng chết. Thế giới sẽ chỉ còn là một đống hoang tàn, mất hết dấu vết của sự sống sau một vài cái ấn nút điên rồ. Nên chủ yếu các bên, các nước tập trung vào việc chạy đua tàng trữ, phát triển vũ khí hạt nhân để đối đầu, răn đe, đối trọng, thách thức với nhau, dằn mặt nhau, hù dọa, ép buộc nhau mà thôi! Nhưng như vậy càng làm cho thế giới biến thành kho chứa thần chết, ngày càng tích tụ và tiềm tàng hiểm họa, và đặc biệt là quá trình chạy đua vũ trang đã và đang vô cùng tốn kém và phi lí.Vậy, những sự tốn kém và phi lí ấy là gì? 
3. Chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó:
TT
Các lĩnh vực đời sống xã hội
Chi phí chuẩn bị chiến tranh hạt nhân
1
100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách, cứu trợ y tế, giáo dục cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới (chương trình UNICEF, năm 1981)
Gần bằng cho phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và 7000 tên lửa vượt đại châu (chứa đầu đạn hạt nhân)
2
Kinh phí của chương trình phòng bệnh trong 14 năm và phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉ người và cứu 14 triệu trẻ em châu Phi
Bằng giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định sản xuất từ năm 1986 - 2000
3
Năm 1985 (theo tính toán của FAO), 575 triệu người thiếu dinh dưỡng
Gần bằng kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX
4
Tiền nông cụ cần thiết cho các quốc gia nghèo trong 4 năm
Bằng tiền 27 tên lửa MX
5
Xóa nạn mũ chữ cho toàn thế giới
Bằng tiến đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân
→ Cách đưa dẫn chứng và so sánh của Mác-két thật toàn diện, cụ thể và đáng tin cậy. 
 Nhiều lĩnh vực thiết yếu, bình thường của đời sống xã hội được đối sánh với sự tốn kém của chi phí chạy đua vũ khí, chuẩn bị chiến tranh hạt nhân. Đó là sự thật hiển nhiên làm chúng ta rất đỗi ngạc nhiên: Sao lại có thể vô lý như thế?! Rõ ràng, chạy đua và chuẩn bị chiến tranh hạt nhân là một việc làm điên rồ, phản nhân đạo. Nó tước đi khả năng có thể làm cho đời sống con người có thể tốt đẹp hơn, nhất là đối với những nước nghèo. Rõ ràng nó đi ngược lại lí trí lành mạnh của con người.
- Lí trí của tự nhiên là quy luật của thiên nhiên, tự nhiên, lô-gíc tất yếu của tự nhiên.
- So sánh:
+ 380 triệu năm con bướm mới có thể bay;
+ 180 năm nữa bông hồng mới nở (tức là 560 năm).
+ Hàng triệu triệu năm  trải qua một quá trình tiến hóa hết sức lâu dài của tự nhiên, con người mới hình thành
- Vậy mà chỉ cần một tích tắc của chiến tranh hạt nhân, tất cả kết quả của sự tiến hóa của tự nhiên ấy trở về điểm xuất phát! Hỏi còn gì phản tiến hóa, phản tự nhiên hơn nữa? Nhận thức về sự phản động của chiến tranh hạt nhân được nhận thức sâu rộng hơn thêm.
4. Bàn luận về nhiệm vụ khẩn thiết trước mắt của chúng ta: 
- Thái độ tích cực của mỗi người là phải đoàn kết, xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì một thế giới hòa bình, phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng tích vũ khí hạt nhân (lưu ý: nhưng chúng ta cũng phản đối hành động của Mĩ, vin vào cớ này để xâm lược hoặc lạm quyền can thiệp sâu vào các đất nước khác, chẳng hạn như với I-rắc, I-ran, hay với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên).
- Sáng kiến lập ngân hàng trí nhớ của tác giả để lưu giữ sau tai họa hạt nhân, không chỉ là một cách kết thúc vấn đề đầy ấn tượng vì khi đã nổ ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu thì còn có nhà băng nào chịu nổi mà không tan biến? Nhưng cách nói trên vẫn chứng tỏ, một lần nữa, sự rùng rợn của thảm họa hạt nhân, nếu có xảy ra và sự lưu giữ kí ức, bảo tồn văn hóa , văn minh nhân loại có tầm quan trọng đến nhường nào. Thủ phạm của tội ác diệt chủng, diệt môi sinh mang tính toàn cầu cần phải đời đời khắc ghi và cực lực lên án, nguyền rủa. Đó chính là ý nghĩa của vấn đề.
5. Ý nghĩa văn bản: 
	Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của GG. Mác-két đối với hòa bình nhân loại. 
	III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
- Có lập luận chặt chẽ.
- Có chứng cứ cụ thể, xác thực.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
2. Nội dung: 
	* Ghi nhớ: S/21.
	IV. LUYỆN TẬP:
1. Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn G.G. Mác-két.
Bài viết của nhà văn Gác-xi-a Mác-két đã giĩng lên một hồi chuơng cảnh tỉnh nhân loại trước nguy cơ đang hiện hữu của một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc cĩ khả năng huỷ diệt tồn bộ sự sống trên hành tinh xanh. Thơng điệp về nguy cơ huỷ diệt sự sống được truyền tải với một khả năng tác động mạnh mẽ vào tư duy bạn đọc. Chiến tranh hạt nhân cịn đi ngược lạ lý trí con người và cả lý trí tự nhiên nữa. Nĩ xố bỏ tồn bộ quá trình tiến hố của tự nhiên và xã hội, đưa con người trở về con số khơng vơ nghĩa của buổi ban đầu. Cuối cùng, nhà văn cịn đưa ra lời kêu gọi của mình đến mọi người và lời kêu gọi ấy đã được nhiều người hưởng ứng Tĩm lại với những dẫn chứng hùng hồn và lời văn đanh thép,giàu sức thuyết phục,bài văn cho ta thấy sức tàn phá kinh khủng của chiến tranh hạt nhân. Qua đĩ thêm căm ghét chiến tranh và mong muốn đấu tranh vì một thế giới hồ bình.
2. Đặt một nhan đề khác cho tác phẩm. (Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đối với nhân loại )
3. Sự gần gũi và khác biệt giữa chiến tranh hạt nhân và động đất, sóng thần là ở những điểm nào?
4. Kể ra những nguy cơ mang tính chất toàn cầu hiện nay.
5. Có thể lập một nhà băng lưu trữ trí nhớ của con người như tác giả đề nghị được không? Vì sao? Sáng kiến ấy của Mác-két có ý nghĩa gì?
6. Mỗi người chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hòa bình?