Giáo án Ngữ văn 7- Tiết 116: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính – Năm học 2015-2016 – Nguyễn Diễm An – Giáo Án Điện Tử

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7- Tiết 116: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính – Năm học 2015-2016 – Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần	31	Ngày soạn: 
Tiết 	116	Ngày dạy: ..	
	TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
 	- Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống.
2. Kỹ năng: 
 	- Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống. 
	- Viết được văn bản hành chính đúng qui định. 
 3. Thái độ: 
 - Học tập nghiêm túc. 
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
-Kiểm diện . . .
H:Từ bậc tiểu học đến lớp 6 đã học qua những văn bản hành chính nào ?
 - Nhận xét – chốt ý vào bài.
 - Ghi tựa bài lên bảng. 
-Báo cáo.
-Kể tên văn bản.
-Ghi tựa bài .
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25phút)
I. Thế nào là văn bản hành chính ?
 Là văn bản thường dùng để truyền đạt nội dung, yêu cầu từ cấp trên xuống cấp dươí hoặc bày tỏ ý kiến, nguyện cá nhân, tập thể tới cơ quan, người có quyền hạn giải quyết .
II. Cách trình bày :
 Văn bản phải ghi ro:õ
1.Quốc hiệu, tiêu ngữ.
2.Địa điểm, thời gian viết văn bản .
3.Tên văn bản.
4.Họ tên, chức vụ, cơ quan, cá nhân nhận văn bản .
5.Họ tên, chức vu,ï cá nhân viết văn bản.
6.Nội dung văn bản.
7.Kí-ghi rõ họ tên.
-Gọi học sinh đọc tìm hiểu văn bản SGK.
H: Khi nào người ta viết các văn bản báo cáo, đề nghị thông báo ?
 + Nhận xét, chốt ý.
H: Theo em những văn bản viết ra nhằm mục đích gì ?
 +Nhận xét – chốt ý.
H: Từ những văn bản vừa nhận xét, ta gọi là văn bản hành chính. Vậy văn bản hành chính là gì ?
 + Nhận xét .
H: Ba văn bản trên có điểm nào giống nhau và khác nhau?
 +Nhận xét.
H: Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác với các văn bản truyện, thơ đã học?
Nhận xét –chốt ý
H: Em còn biết loại văn bản tương tự như 3 văn bản trên?
+ Nhận xét – ghi bảng.
YC: Quan sát lại văn bản trên ,em hãy nêu cách trình bày văn bản hành chính.
- Cá nhân: Khi truyền đạt 1 vấn đề cho nhiều người biết -> thông báo.
- Cá nhân: Khi cần thông báo lên cấp trên ->Báo cáo.
+Thông báo : Phổ biến nội dung. Đề nghị : Đề xuất nguyện vọng 
- Cá nhân: dựa vào ghi nhớ.
- Thảo luận nhanh trong bàn:
 + Giống: Hình thức đêù viết theo khuôn mẫu .
- Khác mục đích nội dung cụ thể
- Cá nhân: Thơ văn :Dùng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ, viết theo phong cách nghệ thuật.
-Cá nhân: Đơn từ , biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh 
-Cá nhân: Dựa vào hình thức văn bản: Viết theo khuôn mẫu sẵn.
* Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
III. Luyện tập :
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập SGK. gọi từng cá nhân ý kiến
 + Nhận xét –bổ sung .
 + Gọi HS trình bày mục đích yêu cầu của từng văn bản hành chính .
 + Nhận xét –chốt.
-Đọc yêu cầu, trả lời câu hỏi SGK.
-Cá nhân: Học sinh trình bày nhiều ý khác nhau.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
*Khắc sâu kiến thức: 
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài vừa học.
*Nhắc HS : 
 + Học bài, nắm vững cách trình bày -> vận dụng .
 + Chuẩn bị bài : Ôn tập Văn học.
-Cá nhân: Đọc ghi nhớ SGK.
-Ghi nhận về nhà thực hiện.