Giáo án Ngữ văn 10 tiết 29, 30: Ca dao hài hước
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Ngữ văn 10 tiết 29, 30: Ca dao hài hước”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29-30: Văn. Ca dao hài hước A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Hiểu và cảm nhận đượctiếng cười lạc quan qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ có còn nhiều vất vả lo toan. - Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại. - Tôn trọng tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao. B. – Chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy: Soạn bài, tìm hiểu thể loại ca dao , sưu tầm một số bài ca dao cùng trong mảng chủ đề , phương pháp đọc sáng tạo văn bản kết hợp với hình thức thảo luận 2. Chuẩn bị của trò: đọc bài, soạn bài theo câu hỏi , sưu tầm những tư liệu có liên quan đến bài học. C – Nội dung và tiến trình tiết dạy *.ổn định tổ chức lớp *. Kiểm tra bài cũ : ? Đọc diễn cảm chùm ca dao yêu thương tình nghĩa, nêu chủ đề . *. Bài mới: G dẫn dắt vào bài : từ bài học trước nối kết với bài mới. Hoạt động của thầy -trò Nội dung cần đạt - Gọi H đọc chùm ca dao: + Bài 1: có thể cho 2 H đọc theo lối đói đáp trong ca dao, giọng vui tươi, dí dỏm. + Bài 2,3,4: giọng vui tươi pha chút giễu cợt ? Những bài ca dao có thể chia làm mấy nhóm? Nêu nội dung của từng nhóm? Gọi H đọc diễn cảm bài 1( khuyến khích những H đã thuộc lòng ) ? Chủ thể nhân vật trữ tình trong bài là ai? ? Em hiểu như thế nào về việc dẫn cưới và thách cưới ( dựa vào chú thích) ? Việc dẫn cưới của chàng trai trong bài 1 có gì đặc biệt ? ? Nhận xét về cách nói của chàng trai: có đặc biệt không? Vì sao?- giải nghĩa từ “ quốc cấm, máu hàn” ? Cuối cùng chàng trai đã quyết định dẫn thứ gì? nhận xét về giọng điệu của chàng trai, nêu biện pháp nghệ thuật được dùng trong bài ca dao? ? Việc thách cưới ở đay có gì khác thường? Cô gái đã thách cưới ra sao? G: Cưới xin là việc hệ trọng nhất trong cuộc đời người con gái . Vậy mà cô gái chỉ thách “ một nhà khoai lang”.Nhưng như vậy là đủ lắm rồi, vì nhà anh nghèo, nhà em cũng nghèo . Không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo. Dù là lời đùa cợt trong hát đối đáp nam nữ nhưng đã làm cho lời thách cuới bỗng dí dỏm, đáng yêu. Hơn thế lời thách cưới còn chứa đựng một triết lí nhân sinh của người lao động trong cuộc sống thuở xưa: đặt tình nghĩa cao hơn của cải. ? Cái cười trong bài ca dao được cất lên bởi yếu tố nào? ? hãy nêu cảm nhận của em về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo? G: tổ chức cho học sinh thảo luận: tiếng cười ở 3 bài ca dao này có gì khác với tiếng cười trong bài 1? ( tiếng cười nhằm mục đích phê phán) ? Tác giả dân gian cười đối tượng nào trong xã hội, cười họ những thói xấu nào ? GV: đây là tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội, không phải là đả kích giai cấp thóng trị, thầy cúng, thầy địa lí .mà phê phán trong nội bộ nhân dân nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải.Thái độ của tác giả dân gian nhẹ nhàng, thân tình mang tính giáo dục. - Phân tích nghệ thuật gây cười trong bài 2,3? ? Thái độ của tác giả dân gian ở đây là gì? (Bài 2 :Trên đời, có thể có những người rất yếu, nhưng có lẽ lhông có người nào lại yếu đến mức đọ chỉ gánh nổi 2 hạt vừng.Tính hài hước ở chỗ là phải khom lưng chống gối –nghĩa là ráng hết sức chỉ để gánh 2 hạt vừng.Nghệ thuật trào lộngcủa người bình dân thật hóm hỉnh nhưng không nhằm đả kích mà chỉ dùng để nhắc nhở nhau . Giống như câu ca dao sau: Làm trai cho đáng nên trai Một trăm dám cỗ chẳng sai đám nào -Bài 3: người đàn ông hiện lên thật thảm hại vừa hài hước.tác giả dg đẫ tóm được cái thần của nhân vật trong một chi tiết thật đắt, lại có giá tri khái quát cao cho một loại đàn ông èo uột, lười nhác, ăn bám vợ, suốt ngày ru rú ở xó bếp để xờ đuôi mèo . Chi tiết này gây cười nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu xa: anh ta chẳng khác gì con mèo, cũng lười nhác như con mèo, chỉ quanh quẩn nơi xó bếp.Đó là loại đàn ông vô tích sự không có phong độ của một bậc nam nhi. Loại đàn ông này không phải không còn trong xã hội , đã thành đối tượng châm biếm, chế giễu trong ca dao Gọi H đọc bài 4, chỉ ra nghệ thuật tạo tiếng cười, ý nghĩa tiếng cười ? Bài ca dao trước hết là để mua vui, giải trí.Đằng sau tiếng cười sảng khoái ngầm chứa 1 ý nghĩa châm biếm nhẹ nhàng đối với một loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên không phải không có trong xã hội.Có thể trời “phú” cho họ điều đó nhưng họ chưa điều chỉnh được mình trong cuộc sống chung. Vì vậy tác giả dân gian đã nhìn bằng con mắt nhân hậu, thông cảm vói thái độ nhắc nhở nhẹ nhàng qua bức tranh hư cấu hài hước . Cấu trúc “ chồng yêu chồng bảo” bên cạnh ý nghĩa yêu thì cái gì cũng đẹp, đã nói rõ ràng ý đó * Củng cố: - Đọc lại chùm ca dao. - phát biểu cảm nhận của em về đời sống tâm hồn của người xưa trong ca dao. * Dặn dò: học bài, sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề . I. Tìm hiểu chung 1. Tri thức đọc hiểu Ca dao hài hước châm biếm tập trung trí tuệ , nghệ thuật trào lộng dân gian như tạo ra mâu thuẫn , cách nói phóng đại, chơi chữ bật lên tiếng cười mang nhiều sắc thái khác nhau 2-Văn bản : - Bài 1: bài ca dao là tiếng cười tự trào của người bình dân về cảnh nghèo, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan của họ . - Bài 2,3,4 : chùm bài ca dao là tiếng cười những loại đàn ông yếu đuối, bất tài, phụ nữ đỏng đảnh, qua đó, chế giễu, phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người đáng cười trong xã hội. II. Đọc –hiểu văn bản: 1. Bài 1: -Nhân vật trữ tình là chàng trai và cô gái * Việc dẫn cưới của chàng trai: - Cách nói của chàng trai: + Anh toan:giả định mong, muốn thực hiện. Dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. -> Lối nói khoa trương, phóng đại-> gợi ra sự sang trọng và linh đình. + Dẫn voi- sợ quốc cấm. + Dẫn trâu- sợ họ máu hàn. + Dẫn bò- sợ họ nhà nàng co gân. + Cuối cùng: Miễn là thú có 4 chân Một con chuột béo mời dân mời làng -> Với chi tiết hài hước, dí dỏm, lối nói giảm dần: từ voi- trâu bò- chuột, cách nói đối lập nhằm viện ra lý do trong việc dẫn cưới của chàng trai, ta cảm nhận và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động trong cảnh nghèo. * Lời thách cưới của cô gái: - Người ta : thách lợn thách gà, trong thực tế nhà gái thường hay thách cưới tiền và lễ vật. - Cô gái thách : một nhà khoai lang: + Củ to- để mời làng. + Củ nhỏ- họ hàng ăn chơi. + Củ mẻ- cho trẻ con. + Củ rím, củ hà- để cho lợn cho gà. -> Lời thách cưới vô tư, đáng yêu, dí dỏm đáng yêu và cao đẹp. Nó chứa đựng lòng nhân hậu, niềm cảm thông và một triết lí nhân sinh sâu sắc, đặt tình nghĩa cao hơn của cải.-> đằng sau tiếng cười ấy là phê phán sự thách cưới nặng nề ngày xưa => Tiểu kết: Tiếng cười tự trào của người bình dân, tự cười mình trong cảnh nghèo. Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời. Khi tự cười mình thì tiếng cười ấy đã bộc lộ rõ bản lĩnh và quan niệm sống của họ NT: + Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, trâu, bò. +Lối nói giảm dần: Voi-> trâu-> bò-> chuột. Củ to-> củ nhỏ-> củ mẻ-> củ rím, củ hà + Cách nói đối đáp + Chi tiết hài hước: Miễn là có thú 4 chân->chuột 2. Bài 2, 3,4: * Bài 2,3: - Nghệ thuật: +Phóng đại, thủ pháp đối lập, ngoa dụ: . Làm trai > < Khom lưng chống gối Sức trai gánh hai hạt vừng + Đối lập, nói ngược . Chồng người đi ngược ><chồng em ngồi bếp về xuôi sờ đuôi mèo - Nội dung: + Bài 2: phê phán loại đàn ông yếu đuối, bất tài, không đáng nên trai. + Bài 3: Phê phán loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn. VD: Chồng người bẻ Sở sông Ngô Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần -Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu. -Làm trai cho đáng nên trai Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con. -Ăn no rồi lại nằm khèo Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem * Bài 4: - Nghệ thuật phóng đại, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú: lỗ mũi 18 gánh lông.....Trên đời này không có ai như vậy cả. Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu. - Nội dung : Châm biếm những người phụ nữ luộm thuộm, vô duyên hay ăn quà vặt. Những tật xấu trong bài ca dao là những tật xấu mà người phụ nữ không nên có. Tiếng cười cất lên từ nghệ thuật phóng đại và trào lộng, phê phán nhẹ nhàng. III. Tổng kết : Ghi nhớ SGK IV. Luyện tập