Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 34- Ca dao hài hước, châm biếm – Giáo Án, Bài Giảng

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Hiểu đợc đối tợng, ý nghĩa của những bài ca dao được học.

2.Kỹ năng: Nắm được nghệ thuật phóng đại, đối lập, chơi chữ của những bài ca dao hài hước châm biếm. Rèn luyện kỹ năng phân tích cảm nhận ca dao.

3. Thái độ, tình cảm: Biết trân trọng những tình cảm đẹp, cảm th.ông với nỗi bất hạnh của con người, biết ghét thói xấu.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: kt miệng 5.

1. Câu hỏi: Phân tích giá trị biểu cảm của bài 1, 2 trong bài ca dao than thân.

2. Đáp án:

– Bài ca 1 và 2 đều sử dụng biện pháp so sánh tu từ. Đối tượng để so sánh là “tấm lụa đào” và “giếng giữa đàng”.2đ

+ “Tấm lụa đào” gợi ra vẻ đẹp vừa mềm mại, óng ả và duyên dáng của ngời phụ nữ, ấy thế mà chẳng thể “biết vào tay ai”.2đ

+ “Giếng giữa đàng” một địa điểm vừa cụ thể lại vừa mang tính khái quát; Giếng nước ấy vừa trong, vừa mát chứ không phải là giếng đục. 2đ

=> Sự so sánh ở hai bài chung quy là khẳng định vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, giản dị của người phụ nữ hiện có. Nhưng thật xa xót cả hai người phụ nữ trong hai bài ca không chủ động và có quyền quyết định hạnh phúc của mình. Tấm lụa đào hoàn toàn phụ thuộc vào người mua ở giữa chợ. Cũng như vậy, giếng nớc giữa đàng làm sao ngăn cấm người qua lại, ai người rửa mặt, ai người rửa chân? 4đ

 

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) Đả kích thói hư tật xấu của con người, ông bà ta xa đã mượn ca dao để thể hiện tiếng cười hài hước châm biếm, trào lộng. Tiếng cười làm vui cửa vui nhà, vui anh vui em cho quên đi nỗi vất vả cực nhọc của đời sống. Để thấy được điều đó, hãy cùng tìm hiểu chùm ca dao hài hước châm biếm.

 

doc

6 trang

|

Chia sẻ: oanh_nt

| Lượt xem: 12327

| Lượt tải: 13

download

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 34- Ca dao hài hước, châm biếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Soạn ngày: 5/11 Giảng ngày 6/11
Tiết: 34 Môn :Đọc hiểu.

Ca dao hài hước, châm biếm

A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Hiểu đợc đối tợng, ý nghĩa của những bài ca dao được học.
2.Kỹ năng: Nắm được nghệ thuật phóng đại, đối lập, chơi chữ của những bài ca dao hài hước châm biếm. Rèn luyện kỹ năng phân tích cảm nhận ca dao.
3. Thái độ, tình cảm: Biết trân trọng những tình cảm đẹp, cảm th.ông với nỗi bất hạnh của con người, biết ghét thói xấu.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: kt miệng 5’.
1. Câu hỏi : Phân tích giá trị biểu cảm của bài 1, 2 trong bài ca dao than thân.
2. Đáp án :
– Bài ca 1 và 2 đều sử dụng biện pháp so sánh tu từ. Đối tượng để so sánh là “tấm lụa đào” và “giếng giữa đàng”.2đ
+ “Tấm lụa đào” gợi ra vẻ đẹp vừa mềm mại, óng ả và duyên dáng của ngời phụ nữ, ấy thế mà chẳng thể “biết vào tay ai”.2đ
+ “Giếng giữa đàng” một địa điểm vừa cụ thể lại vừa mang tính khái quát; Giếng nước ấy vừa trong, vừa mát chứ không phải là giếng đục. 2đ
=> Sự so sánh ở hai bài chung quy là khẳng định vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, giản dị của người phụ nữ hiện có. Nhưng thật xa xót cả hai người phụ nữ trong hai bài ca không chủ động và có quyền quyết định hạnh phúc của mình. Tấm lụa đào hoàn toàn phụ thuộc vào người mua ở giữa chợ. Cũng như vậy, giếng nớc giữa đàng làm sao ngăn cấm người qua lại, ai người rửa mặt, ai người rửa chân? 4đ

III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Đả kích thói hư tật xấu của con người, ông bà ta xa đã mượn ca dao để thể hiện tiếng cười hài hước châm biếm, trào lộng. Tiếng cười làm vui cửa vui nhà, vui anh vui em cho quên đi nỗi vất vả cực nhọc của đời sống. Để thấy được điều đó, hãy cùng tìm hiểu chùm ca dao hài hước châm biếm.

2. Nội dung:
I. Tìm hiểu chung 3’
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
?Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?
Đọc sgk, độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
– Ca dao rất phong phú về nội dung
+ Yêu thương tình nghĩa
+ Than thân
+ Hài hước châm biếm
– Ca dao hài hước châm biếm tập trung trí tuệ, nghệ thuật trào lộng dân gian như tạo ra mâu thuẫn, cách nói phóng đại, chơi chữ để bật lên tiếng cười mang nhiều sắc thái khác nhau.
II. Đọc – hiểu 16’
1. Bài 1. 5’
?Hình ảnh chú cuội ngồi gốc cây đa được giải thích một cách bất ngờ như thế nào? Cái cười và lời đáp của cuội nói gì về tính cách của nhân vật này?
Đọc sgk, độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
– Sử dụng câu tục ngữ “nói dối như Cuội” để giải thích hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa.
– Vì nói dối như Cuội nên phải ấp cây cả đời.
+ “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa” gợi cho người đọc sự thông cảm.
+ Cuội “ấp cây cả đời” khiến người ta bật cười cho sự láu lỉnh đáng yêu của chú Cuội qua lời đáp ấy.

2. Bài 2, 3, 4: 6’

Quan niệm của nhân dân về trang nam nhi và người anh hùng như thế nào? Ba bài ca dao này có đúng với quan niệm ấy không? Tiếng cười châm biếm ở đây được tạo nên bởi thủ pháp nghệ thuật gì? Nếu ý nghĩa của tiếng cười châm biếm ấy?
– Nhân dân ta quan niệm về trang nam nhi và người anh hùng theo lí tưởng.
– “Làm trai cho đáng nên trai
Xuống Đông, Đông tĩnh lên Đoài, Đoài yên”
– “Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng
Nguyễn Công Trứ lại quan niệm:
Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông

Đọc sgk, độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
– Ba bài ca dao này tạo ra sự mâu thuẫn với quan niệm truyền thống để làm bật lên tiếng cười.
+ Câu hai: “Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào”
+ Câu ba: “Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”
+ Câu bốn: “Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng”
– ý nghĩa của tiếng cười thật phong phú.
– Cười những kẻ tham ăn.
– Cười những kẻ lười lao động.
– Cười những kẻ khoác lác, “anh hùng rơm”. Tiếng “cơn” thật đắt giá. Ngời ta thường nói “cơn điên”, “cơn co giật”, ở đây “cơn anh hùng” thì thật nực cười

3. Bài 5. 5’

?Phân tích cách nói về những hiện tượng trong bài ca dao. Nêu tác dụng và ý nghĩa của cách nói này?
Đọc sgk, độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi
– Toàn bộ bài ca là cách nói ngược lại
+ ếch cắn cổ rắn
+ Lợn liếm lông hùm
+ Chục quả hồng nuốt lão tám mơi
+ Nắm xôi nuốt trẻ lên mời
+ Con gà be rợu nuốt ngời lao đao
+ Chúm bò vào lơn
+ Cào cào bắt cá rô
+ Lúa mạ ăn bò.
+ Cỏ lăn cỏ lác bắt trâu
+ Gà con bắt diều hâu
+ Chim ri đuổi đánh bồ nông.
– Cách nói ngược lại làm bật lên tiếng cười khôi hài, vừa châm biếm, hóm hỉnh.
– ý nghĩa của những bài ca này là:
+ Mượn cách nói ngược này để thể hiện khát vọng đổi đời, mong muốn vùng lên của người lao động. Đó là khát vọng dân chủ.
+ Bài ca thể hiện niềm tin và sức mạnh của nhân dân vào chính mình.

3. Củng cố, luyện tập
a.Củng cố:2’

Khái quát kiến thức cơ bản.
Nghe, tổng hợp kiến thức.
Ca dao hài hước châm biếm chiếm một lượng lớn. Nó thể hiện tinh thần lạc quan, khoẻ khoắn của người lao động.
– Có nhiều cách tạo ra tiếng cười châm biếm, có thể nêu mâu thuẫn, nói ngược. Trách nhiệm của chúng ta phải bảo toàn, phát huy nó.

b.Luyện tập8’: Bài tập nâng cao
Chia nhóm hướng dẫn hs làm bài:
4 tổ 4 nhóm.
?Liệt kê biện pháp nghệ thuật tiêu biểu và phân tích ý nghĩa của nó trong chùm ca dao đã học?
?Sưu tầm một số bài ca dao phê phán tệ nạn tảo hôn, phê phán thầy bói, thầy cúng, thầy phù thuỷ trong xã hội?

Thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp.
– Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong chùm ca dao hài hước, châm biếm là:
+ Dựa vào câu thành ngữ “nói dối như Cuội” để tạo câu trả lời làm bật lên tiếng cười. Đó là tiếng cười không tỏ ra khinh ghét nhưng cũng ít ai tin Cuội.
+ Bài 2, 3, 4 sử dụng biện pháp đối lập giữa quan niệm “làm trai cho đáng sức trai” để làm bật lên tiếng cười ở mỗi bài. Đặc biệt thủ tháp phóng đại: “Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào”, “khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”, đã tô đậm sự hài hước, châm biếm.
+ Biện pháp chơi chữ ở bài 4 là một thủ pháp nghệ thuật. “Rơm”, “mồi lửa” và “cơn anh hùng” là hiện tượng chơi chữ. Cách nói dí dỏm, nhẹ nhàng mà ý nghĩa châm biếm độc đáo.
+ Bài 5: Những hiện tượng miêu tả theo cách nói ngợc. Nói xuôi thì chẳng có gì để nói. Nói ngược mới có chuyện. Nó tạo nên tiếng cời vừa hài hước, giải trí, mua vui.
– Những bài ca dao phê phán tệ tảo hôn:
+ Bớm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn
+ Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em, ơi! cho tôi mợn cái khau sòng
Tôi tát tôi té cho chồng tôi lên
+ Gái tơ lấy phải ông già
Ra đường người hỏi rằng cha hay chồng.
– Những bài ca phê phán thầy bói, thầy cúng, thầy phù thuỷ trong xã hội:
+ Tử vi xem bói cho ngời
Số thầy thì để cho ruồi nó bậu
Số cô không giầu thì nghèo
Ba mơi tết có thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông
+ Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
+ Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà sống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho thầy
Đơm không đầy đĩa, thánh thầy mất thiêng.
+ Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.
e. tham khảo
Đọc một số bài ca dao phê phán tệ nạn tảo hôn, phê phán thầy bói, thầy cúng, thầy phù thuỷ trong xã hội :
1. Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi cho tôi mượn chiếc gầu sòng,
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên.
2. Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa
Lấy anh từ thủa mời ba
Đến năm mời tám em đà năm con.
3. Chập chập thôi lại cheng cheng,
Con gà trống thiến để riêng cho thầy.
Đơm xôi thì đơm cho đầy,
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng.
4. Số cô không giàu thì nghèo,
Ngày ba mơi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha,
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
5. Tiền buộc giải yếm bo bo,
Trao cho thầy bói, đâm lo vào mình.
C. Hướng dẫn học bài :
– Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.Đọc thuộc lòng các bài ca dao.
– Nắm vững kiến thức vở ghi.
– Hướng dẫn đọc thêm:
Tháng giêng, tháng hai
Tháng ba, tháng bốn ….

Hướng dẫn đọc thêm
Yêu cầu cần đạt
1. Hãy phân tích ý nghĩa của việc đếm từng tháng và cách gọi các tháng là “tháng khốn tháng nạn” trong hai bài ca dao.
– Cách đếm từng tháng giêng, hai, ba, bốn là tín hiệu phản ánh nỗi lo lắng của ngời nông dân.
– Tháng giêng, hai, ba, bốn phải đi vay, đi tạm hoặc bán lúa non.
2. Trong bài một, nhân vật trữ tình ở v ào tình cảnh như thế nào? Từ “đó” và cụm từ “mất đó” ở đây có nhiều nghĩa. Bài ca dao chỉ nói chuyện mất đó hay còn nói chuyện gì khác. Phân tích cái hay trong cách thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.
– Chàng trai nông dân nghèo.
– Anh ta phải đi vay, đi tạm tiền mua một cái đó về đơm (dụng cụ kiếm cá) để sống cho qua ngày.
– Bị lấy mất đó.-> Tình cảnh của anh ta thật đáng thương.
– Nghĩa thứ 2: Bài ca chuyển từ chuyện mất đó sang chuyện mất ngời yêu và cả những lời trách móc.
=> Cách thể hiện tâm trạng của chàng trai này thật tế nhị mà sâu sắc.
3. Trong bài hai, nỗi nhớ thương cái quán bị “ai thù ai oán” đốt đi được diễn tả nh thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó biểu hiện ở đâu. Từ đây, em hiểu gì về tình cảm của người dân nghèo trong hoàn cảnh khốn khổ?
– Nỗi nhớ thương cái quán bị ai thù, ai oán đốt được diễn tả:
Tôi thương cái cột
Tôi nhớ cái kèo
Tôi thương cái đòn tay
Tôi nhớ cái cửa
Bạn nghèo gặp nhau
Nỗi nhớ thương dầy đặc, vừa đau đáu đến khôn nguôi.
– Ta càng thấy tình cảm của ngời nông dân nghèo chân thật, giản dị biết bao, càng khổ, càng khó họ càng thương nhau.
?Em hãy chỉ ra nét sáng tạo riêng của hai bài ca dao?
– Bài 1 có nét sáng tạo đặc biệt. Mượn chuyện mất đó để nói mất tình yêu và gửi gắm cả những lời trách móc đối với ngời tình của chàng trai nghèo. Cách diễn tả ấy thật sáng tạo.
– Bài 2, nhân vật trữ tình bộc lộ thơng nhớ cái quán bị ai đó thù oán đốt đi. Sự sáng tạo của bài này ở chỗ nhân vật trữ tình tự bộc lộ (tôi) tới bốn lần mà không hề có chút nhàm chán. Vì nó diễn tả nỗi lòng chân thật của ngời nghèo. Bài ca còn tạo ra ảnh hởng nhớ thương dằng dặc, da diết đến khôn nguôi.

Mười tay

Hướng dẫn đọc thêm
Yêu cầu cần đạt
1. Vì sao trong lời ru con, ngời mẹ lại ước có mời tay?
Đây là tứ thơ hay ám ảnh sâu sắc. Hãy phân tích tứ thơ này.
– Ngời mẹ Mường nghèo khổ ước có mời tay để làm được nhiều việc trong gia đình, từ nuôi con đến lo lắng mọi mặt trong đời sống của họ. Đây là một tứ thơ hay. Tứ thơ ấy dựa trên đức hi sinh cao cả của ngời mẹ, thể hiện qua hình ảnh bàn tay:
+ Bắt cá, bắn chim
+ Chuốt chỉ luồn kim
+ Làm ruộng, hái rau
+ Khung cửi guồng xa
+ Bếp nớc, cửa nhà
+ Đi củi, muối da
+ Vay gạo, cầu cúng ma
+ Ôm ấp con đau
+ Van lạy bẩm tha đỡ đòn
+ Tay giữ lấy con
+ Tay lau nớc mắt
– Xã hội phong kiến dù ở đâu, người phụ nữ cũng luôn phải chịu nhiều bất hạnh nhất.
2. Qua bài ca, em thấy người phụ nữ nông dân khổ cực như thế nào trong xã hội cũ. Câu thơ nào thể hiện thấm thía nỗi khổ cực ấy?
– Vất vả, lo toan mọi công việc trong gia đình.
– Lo liệu, chạy vạy, phải đương đầu với những tập tục và cả sự hành hạ, bức bách của một gia đình phong kiến, gia trưởng. Biết đâu cả bọn quan lại, địa chủ phong kiến miền núi nữa.
– Hai câu thơ thấm thía nỗi khổ cực nhất.
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
– Đó là nước mắt của cảnh đời chua cay mặn chát. Đó là nỗi lòng nức nở của người mẹ.
3. Trong muôn khổ cực, ngời mẹ vẫn dành tình cảm yêu thương đặc biệt cho con. Hãy chỉ ra những câu thơ đó và phân tích?
– Khổ thì khổ, cực thì cực, ngời mẹ vẫn dành tình cảm cho con.
+ Một tay ôm ấp con đau
Tay đi vay gạo tay cầu cúng ma
+ Tay nào lau để giữ cho con
Tay nào lau nước mắt mẹ vẫn còn thiếu tay
+ Bồng bồng con nín con ơi!
– Đọc những câu ca này, ta liên tởng tới chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
4. Sự lặp lại câu thơ đầu ở phần kết có tác dụng như thế nào với âm hởng trữ tình và ý nghĩa của bài ca?
– Sự lặp lại câu thơ ở phần kết của bài “Mười tay” có tác dụng tạo ra một âm hởng vừa da diết yêu thơng, vừa ngâm nga không bao giờ tắt về nỗi vất vả khổ cực và tấm lòng của ngời mẹ. Âm hưởng ấy truyền từ ngời này qua ngời khác, nhắn nhủ đừng quên nỗi vất vả của người phụ nữ trong thế gian này, đừng ai quên công lao của mẹ.
Giờ sau học TV .

File đính kèm:

  • doctiet 34.doc