Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 10 – Bài 2: Lịch sử, truyền thống quân đội và công an nhân dân Việt Nam (5 Tiết) – Lê Tuấn Anh
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 10 – Bài 2: Lịch sử, truyền thống quân đội và công an nhân dân Việt Nam (5 Tiết) – Lê Tuấn Anh”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 Trung Tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2 ----- @&? ----- Môn: Giáo dục quốc phòng-An ninh BÀI GIẢNG LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM Đối tượng: Học sinh lớp 10 Biên soạn: Lê Tuấn Anh Chức vụ: Sinh viên Lớp: K39 GDQP-AN Hà Nội 2015 BÀI 2: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM (5TIẾT) PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC TIÊU 1.Về kiến thức Hiểu được nét chính về lịch sử, bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam. Hiểu được bài học dựng nước và giữ nước, ý chí quật cường cùng tài thao lược cũng như nghệ thuật quân sự qua từng giai đoạn. 2. Về thái độ Hình thành ý thức trân trọng, tự hào với lịch sử hào hùng, vẻ vang trong chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Có ý thức tu dưỡng rèn luyện, sẵn sàng tham gia vào lực lượng Quân đội nhân dân, góp phần đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM 1. Nội dung: Gồm 2 phần A - Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam. B - Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. 2. Nội dung trọng tâm Truyền thống Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam III. THỜI GIAN Tổng thời gian toàn bài 5 tiết + Tiết 1: Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam + Tiết 2: Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam + Tiết 3: Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (Tiếp) + Tiết 4: Lịch sử Công An nhân dân Việt Nam + Tiết 5: Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam IV. PHƯƠNG PHÁP - Đối với giáo viên: Thuyết trình giảng giải những sự kiện, tư liệu lịch sử của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, (thời kì hình thành, xây dựng trưởng thành và chiến thắng) để học sinh hiểu được lịch sử và rút ra truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. - Liên hệ với nhiệm vụ của thế hệ trẻ với sự nghiệp xây dựng quân đội và Công an nhân dân, bảo vệ Tổ quốc. - Đối với học sinh: Nghe, ghi chép. - Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, như Đội Cứu quốc quân, Tự vệ công nông, Tự vệ đỏ, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân V. VẬT CHẤT 1. Giáo viên - Sách giáo khoa GDQP-AN lớp 10, bộ tranh ảnh cho bài - Giáo án đã thông qua 2. Học sinh - Sách giáo khoa GDQP-AN lớp 10, vở ghi bài VI. ĐỊA ĐIỂM Lớp học PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI GIẢNG STT Nội dung TG Phương pháp Vật chất Giáo viên Học sinh 1 Tiết 1 A.LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM I, LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Thời kì hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam. - Chính cương vắn tắt của Đảng, tháng 2/1930 đã đề cập tới việc: “ tổ chức ra quân đội công nông”. Tiếp đó luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định chủ trương xây dựng đội “tự vệ công nông”. Trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng các đội vũ trang đã ra đời như: Đội tự vệ đỏ, Xích vệ đỏ trong phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh; đội du kích Nam Kì; đội du kích Bắc Sơn; đội du kích Ba Tơ - Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. - Tháng 4/1945, hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành: “Việt Nam giải phóng quân”. 2. Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. a.Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). - Quá trình phát triển: + Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền với nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì. Sau CMTT, đội Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn”. Ngày 22/5/1946 thành lập quân đội quốc gia Việt Nam; năm 1951, đổi tên là QĐNDVN. - Quá trình chiến đấu và chiến thắng: + Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông 1947. + Chiến thắng Biên giới năm 1950. + Chiến thắng Tây Bắc 1952. + Chiến dịch Thượng Lào 1953. + Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện biên phủ. b.Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 - 1975). - Từ năm 1954 – 1965, lực lượng quân đội ta ở miền Bắc bước vào xây dựng chính quy, luyện tập lập công, góp phần thắng lợi trong công cuộc cải tạo và khôi phục kinh tế, làm điểm tựa cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. - Ngày 15/1/1961 các lực lượng vũ trang tại miền Nam được thống nhất với tên gọi: “ Quân giải phóng”. + Năm 1961 – 1965 đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ. + Từ năm 1965 – 1968 đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ. + Từ 1968 – 1972 đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh. + Quân và dân ta đã bắn rơi hàng ngàn máy bay, bắt sống hàng trăm giặc lái. + Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. c.Thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN - Với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng, nhà nước và nhân dân. - Hiện nay, quân đội ta xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong mọi tình huống; đồng thời tham gia công tác phòng chống thiên tai, góp phần phát triển kinh tế, xã hội Tổng kết bài. - Quân đội nhân dân Việt Nam trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành gắn liền với nhiệm vụ cách mạng của mình đã thực sự trở thành nhân tố quan trọng trong thành công của cách mạng Việt Nam. - Hiện nay quân đội nhân dân Việt Nam đang cùng với các lực lượng khác tiếp tục tăng cường sức chiến đấu và nâng cao sức chiến đấu và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu. 45’ -Giáo viên giảng giải, phân tích. Giáo viên giảng giải, phân tích. Giáo viên giảng giải, phân tích. - GV tổng kết bài và nêu các câu hỏi trong SGK hướng dẫn HS trả lời. - Dặn dò: học bài cũ, đọc trước bài mới, trả lời câu hỏi trong SGK. -Học sinh lắng nghe, ghi chép. -Học sinh lắng nghe, ghi chép. -Học sinh lắng nghe, ghi chép. -Học sinh lắng nghe, ghi chép. -Học sinh lắng nghe GV tổng kết bài GV: Sách giáo khoa, tranh ảnh về lịch sử Quân đội nhân dân VIệt Nam Giáo án đã thông qua Học sinh: SGK, vở ghi GV: Sách giáo khoa, tranh ảnh về lịch sử Quân đội nhân dân VIệt Nam Giáo án đã thông qua Học sinh: SGK, vở ghi 2 Tiết 2: II. TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1: Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng. - Sự trung thành của QĐND Việt Nam, trước hết được thể hiện trong chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng trở thành niềm tin, lẽ sống của QĐND. - Đảng lãnh đạo QĐND theo nguyên tắc “tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt”. Tổ chức Đảng trong Quân đội được thực hiện theo hệ thống dọc từ TW đến cơ sở. Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. - Khái quát và khen ngợi Quân đội ta, Bác Hồ nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. 2: Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng. - Là đội quân nhỏ nhưng đánh thắng nhiều đế quốc to, QĐND đã làm nên truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng. Truyền thống đó trước hết được thể hiện ở quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không chịu hi sinh gian khổ, xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng. Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng. 3: Gắn bó máu thịt với nhân dân. - Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Với chức năng : đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, quân đội ta đã làm nên truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân. Truyền thống đó được thể hiện tập trung trong 10 lời thề danh dự của quân nhân và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân của quân nhân 45’ Câu hỏi: Vì sao quân đội lại trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng? Giáo viên giảng bài Mối quan hệ giữa quân với dân được liên hệ như thế nào? Vì quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng sáng lập và lãnh đạo. Học sinh lắng nghe, chi chép Quân với dân thường được ví như cá với nước. GV: Sách giáo khoa, tranh ảnh về truyền thống, các trận đánh của Quân đội nhân dân VIệt Nam Giáo án đã thông qua Học sinh: SGK, vở ghi 3 Tiết 3 II, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (Tiếp) 4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh - Sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng bởi nội bộ đoàn kết thống nhất và kỉ luật tự giác nghiêm minh. - Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội ta luôn giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cán bộ với cán bộ, giữa chiến sĩ với chiến sĩ và giữa lãnh đạo với chỉ huy. - Hệ thống điều lệnh, điều lệ và những quy định trong quân đội chặt chẽ, thống nhất được cán bộ, chiến sĩ tự giác chấp hành. 5. Độc lập tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội nhân dân gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kì. Qua đó quân đội ta đã phát huy tốt tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, góp phần tô thắm thêm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam 6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, quốc tế, thuỷ chung với bạn bè quốc tế Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu không những giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Biểu hiện tập trung cho truyền thống đó là sự liên minh chiến đấu giữa quân tình nguyện Việt Nam với quân đội Pathet Lào và bộ đội yêu nước Camphuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chiến dịch “ thập đại vạn sơn” là bằng chứng về liên minh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội nhân dân trung quốc 45’ Giáo viên giảng bài, kết hợp đưa câu hỏi Học sinh lắng nghe, chi chép Tìm câu trả lời trong SGK GV: Sách giáo khoa, tranh ảnh về truyền thống, các trận đánh của Quân đội nhân dân VIệt Nam Giáo án đã thông qua Học sinh: SGK, vở ghi 4 Tiết 4: B. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM I, LỊCH SỬ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM 1: Thời kì hình thành - Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công. yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng được đặc biệt coi trọng. - Ngày 19/8/1945, dưới sự chỉ đạo của Đảng, lực lượng công an được thành lập để cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng. - ở Bắc Bộ đã thành lập: sở liêm phóng và sở cảnh sát. - ở các tỉnh thành lập: Ti liêm phóng và Ti cảnh sát. * Đây là các tổ chức tiền thân của lực lượng CAND cùng nhân dân tham gia khởi tổng nghĩa giành chính quyền, dồng thời bảo vệ thành công ngày quốc khánh nước Việt Nam DCCH (2/9/1945). 2: Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 – 1975). a.Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) - Đầu năm 1947, nha CA trung ương được chấn chỉnh về tổ chức gồm: Văn phòng, Ti điệp báo. Ti chính trị, Bộ phận an toàn khu. - Tháng 6/1949, nha CA trung ương tổ chức hội nghị điều tra toàn quốc. - Ngày 15/1/1950, hội nghị CA toàn quốc xác định CAND có 3 tính chất: Dân tộc, dân chủ, khoa học. - Ngày 28/2/1950, sáp nhập bộ phận tình báo quân đội vào nha CA. - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, CA có nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công, bảo vệ giao thông vận tải, bảo vệ kho tàng... b.Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975): - Giai đoạn từ năm 1954 – 1960: ổn định an ninh, phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN. - Giai đoạn từ năm 1961 – 1965: tăng cường xây dựng lực lượng, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” - Giai đoạn từ năm 1965 – 1968: Giữ gìn an ninh chính trị, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” - Giai đoạn từ năm 1969 – 1973: Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” - Giai đoạn từ năm 1973 – 1975: cùng cả nước giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. 3: Thời kì đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH (từ 1975 đến nay). CAND Việt Nam đã tổ chức và hoạt động, đáu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. - CAND đã được nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, huân chương sao vàng, huân chương Hồ Chí Minh và những phần thưởng cao quý khác. 45’ GV giới thiệu quá trình hình thành của công an nhân dân theo nội dung trong SGK. GV đưa ra một số ví dụ về chiến công của CAND Việt Nam. GV giới thiệu nội dung theo giai đoạn lịch sử: GV giải thích rõ, sự đổi mới về tổ chức và hoạt động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của địch. Học sinh lắng nghe ghi chép bài. -Học sinh lắng nghe ghi chép bài. HS lắng nghe GV tổng kết bài và rút ra kết luận. GV: Sách giáo khoa, tranh ảnh về lịch sử của Công an nhân dân Việt Nam Giáo án đã thông qua Học sinh: SGK, vở ghi 5 Tiết 5 II, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM 1: Trung thành thuyệt đối với sự nghiệp của Đảng . - CAND chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng và trở thành công cụ bạo lực sắc bén của nhà nước trong việc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trung thành với mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì. - Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo CAND theo nguyên tắc “tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt”. - Tổ chức Đảng trong lực lượng CAND theo hệ thống dọc từ trug ương dến cơ sở. 2: Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu Công an nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu đã lập bao chiến công hiển hách trong lịch sử xây dựng và chiến đấu của mình. Chiến công: bắt gián điệp, khám phá phần tử phản động trong nước, những cuộc chiến đấu cam go quyết liệt với kẻ cầm đầu gây rối trật tự an ninh XH. CAND láy sự bình yên cuộc sống làm mục tiêu phục vụ và lấy sự gắn bó phối hợp cùng nhân dân là điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. 3: Độc lập tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu. CAND Việt Nam đã phát huy đầy đủ các nhân tố nội lục, làm nên sức mạnh giành thắng lợi. - Với tinh thần “người Việt Nam phải tự giải phóng lấy mình, tự cứu mình trước khi chờ cứu” CAND đã tích cực, chủ động bám trụ, nắm địa bàn, chủ động phát hiện những dấu tích tội phạm. - Phương tiện trong tay lực lượng CA mặc dù chưa phải là hiện đại, thậm chí rất thô sơ nhưng đã biết tận dụng, vận dụng và sáng tạo trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định, thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất. 4: Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu. Kẻ thù chống phá cách mạng thường sử dụng trăm phương ngàn kế với những thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt. Để đánh thắng kẻ thù lực lượng công an phải luôn tận tuỵ với công việc, cảnh giác , bí mật mưu trí. Tận tuỵ trong công việc giúp CA điều tra, xét hỏi, nắm bằng chứng được chính xác và chuẩn bị chứng cứ để bắt đúng kẻ phạm tội. 5: Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng thuỷ chung, nghĩa tình. Đây là những phẩm chất không thể thiếu giúp CAND hoàn thành nhiệm vụ. - Thể hiện tập trung nhất về sự hợp tác quốc tế là sự phối hợp công tác của CA 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. - Lực lượng intepol Việt Nam đa phối hợp với lực lượng intepol quốc tế để điều tra, truy bắt những tên tội phạm quốc tế và những vụ án ma tuý lớn Tổng kết bài -Trên 60 năm xây dựng trưởng thành và chiến thắng,CAND Việt Nam đã dệt lên trang sử hào hùng “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.Tạo nên những truyền thống vẻ vang của CAND Việt Nam. 45’ GV giới thiệu quá trình hình thành của công an nhân dân theo nội dung trong SGK. GV đưa ra một số ví dụ về chiến công của CAND Việt Nam. GV giải thích rõ, sự đổi mới về tổ chức và hoạt động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của địch. HS chú ý nghe giảng, ghi vào vở những ý chính cần thiết.