Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 – Bài 2 Liêm khiết

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 – Bài 2 Liêm khiết”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn:22/8/2012
Ngày dạy:
Lớp 8A,B ngày 1/9/2012
Bài 2
LIÊM KHIẾT
Tuần 2
Tiết 2
I 	Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức: 
- Hiểu thế nào là liêm khiết.
- Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết
- Nêu được ý nghĩa của liêm khiết.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.
- Biết sống liêm khiết, không tham lam.
3. Thái độ: 
- Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
II 	Chuẩn bị:
1 Giáo viên: 
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về liêm khiết.
- SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ.
2 Học sinh:
	- Học bài cũ, xem trước bài mới.
III.	Phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, gợi tìm.
IV.	Tiến trình giờ dạy:
1 Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong của HS.
2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 Hỏi 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Tìm những hành vi của HS tôn trọng lẽ phải mà em biết?
Học sinh:
Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.(4đ)
Hành vi của HS tôn trọng lẽ phải:(6đ)
Tôn trọng các qui định của nhà trường đề ra.
Phê phán các việc làm sai trái của bạn
 	Hỏi 2: Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện như thế nào? Ý nghĩa ra sao?
 Học sinh 2: 
	- Biểu hiện: Biết điều chỉnh suy nghĩ , hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm việc sai trái.(5đ)
- Ý nghĩa:Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.(5đ)
3 Bài mới:
* Giới thiệu: (1 phút)
Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của từng con người. Dù là người dân bình thường hay là cán bộ có chứcquyền. Từ xưa đến nay, chúng ta luôn tôn trọng những người có tính liêm khiết. Vậy, thế nào là liêm khiết, ý nghĩa và biểu hiện của nó ra sao. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu
Tg
Hoạt động của thầy
Nội dung
10p
11p
12p
Hoạt động 1:Tìm hiểu phần đặt vấn đề:
- GV gọi 3 HS lần lượt đọc 3 câu chuyện trong phần đặt vấn đề trong SGK.
Hs: Lần lượt đọc 3 câu chuyện trong phần đặt vấn đề SGK.
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận các câu hỏi sau:
Nhóm 1,2: Hãy tìm những hành vi thể hiện việc làm của bà Ma-ri- Quy-ri?
Nhóm 3,4: Hãy nêu những hành động của Dương Chấn?
Nhóm 5, 6: Hành động của Bác Hồ trong tình huống được đánh giá như thế nào?
Hs: Thảo luận các câu hỏi:
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận và nhận xét.
HK-G:Từ hành động của Ma-ri- Quy-ri, Dương Chấn, Bác Hồ ở trên đã thể hiện được đức tính gì?
- GV bổ sung thêm: Những hành động đó đều nói lên lối sống thanh tao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư, có tinh thần trách nhiệm.
? Qua đó em rút ra bài học gì cho bản thân?
Hoạt động 2: tìm hiểu nội dung bài học:
Gv: giảng giải cho hs hiểu rõ bài học về liêm khiết trong ba tình huống trên.
HK-Y:Vậy, qua đó em hãy cho biết liêm khiết là gì?
Hs: trả lời
Gv: tóm lại.
 ? Như vậy, qua khai thác tình huống thì ta biết được những việc làm thế nào là thể hiện tính liêm khiết.
HTB:Theo em, việc học tập gương sáng về liêm khiết có cần thiết không? Vì sao?
Hs:Rất cần thiết. Vì: nó giúp cho cuộc sống chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
HK-G:Em hãy nêu một vài biểu hiện về đức tính liêm khiết trong đời sống hàng ngày mà em biết?
Hs: Làm giàu bằng chính sức lao động và tài năng thực chất của mình.
HTB:Em hãy tìm những hành vi mà em cho là trái với liêm khiết?
Hs: Lợi dụng chức quyền nhận quà hối lộ.
Lâm tặc móc nối với công an, cán bộ kiểm lâm ăn cắp gỗ quí, săn bắt động vật quí hiếm
- GV treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1 và yêu cầu HS làm bài tập.
HTB:Theo em, trong các hành vi trên hành vi nào thể hiện tính liêm khiết và không liêm khiết? Vì sao?
Hs:Quan sát và làm theo bài tập trên bảng phụ.
- Hành vi liêm khiết: 1,3,5,7.
 Hành vi không liêm khiết: 2, 4, 6.
HK-Y:Qua đó, em hãy cho biết liêm khiết có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Hs: trả lời
Gv: tóm lại
HTB: Qua đó, em thấy liêm khiết có tác dụng như thế nào đối với bản thân em và mọi người?
Hs: trả lời
Gv: nhận xét, tóm lại
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập . 
- GV gọi HS đọc nội dung bài tập 2 trong SGK.
HTB: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nào trong bài tập?Giải thích vì sao?
Hs: trả lời, giải thích.
- GV đọc cho HS bài tập 3 trong sách bài tập trang 8 để HS hiểu hơn nữa về liêm khiết.
HKH-G:Em hãy giải nghĩa câu tục ngữ:
“Đói cho sạch rách cho thơm”
“Cây ngay không sợ chết đứng”
- GV cho HS trả lời tự do và nhận xét
I. Đặt vấn đề:
* Tình huống 1:
- Bà cùng chồng đã đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị về khoa học, về kinh tế. Không giữ bản quyền phát minh. Không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm, không đòi hỏi điều kiện vật chất.
* Tình huống 2:
- Dương Chấn nhà kiến thiết thời Đông Hán, được bổ đi làm quan thái thú quận Đông Lai không nhận hối lộ.
* Tình huống 3: 
- Bác sống như người Việt Nam bình thường: khướt từ nhà cửa, quân phục, ngôi sao sáng chói
=> Đó là những việc làm thể hiện sự liêm khiết, vô tư và không hám lợi. Đó là những tấm gương đáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục.
II. Nội dung bài học:
1/ Liêm khiết là gì?
- Liêm khiết là sống trong sạch không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
- Biểu hiện : không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung
Không nhận hối lộ, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân..
2/ Ý nghĩa: 
- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
3/ Tác dụng của liêm khiết:
- Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liem khiết.
- Ủng hộ, quý trọng người liêm khiết. phê phán hành vi thiếu tính liêm khiết.
- Rèn luyện bản thân để có thói quen sống liêm khiết.
III. Bài tập:
Bài 2: Không tán thành với tất cả các ý kiến.
4/ Củng cố:(4phút)
- Em hiểu thế nào là “Cần – kiệm – liêm – chính- chí công – vô tư”?
( Là công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung)
- Hãy nhắc lại thế nào là liêm khiết và ý nghĩa?
5/ Dặn dò:(1phút)
- Về nhà học bài: Nắm vững thế nào là liêm khiết? Ý nghĩa của liêm khiết?
- Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính liêm khiết.
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Tôn trọng người khác”. Cụ thể: Đọc trước 3 tình huống trong phần đặt vấn đề; Trả lời trước câu hỏi trong phần gợi ý và đọc trước nội dung bài học. Để tiết sau học bài “Liêm khiết”
 V.	 Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................