Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 9: Tế nhị – Lịch sự – Tìm đáp án,

Hoạt động 1

Tìm hiểu tình huống sgk.

Cho HS đóng vai theo nội dung tình huống.

Sau đó GV nêu câu hỏi cho HS trả lời:

1. Em có nhận xát gì về cách chào của các bạn trong tình huống?

2. Nếu em là thầy Hùng em sẽ chọn cách xử sự nào trong những cách sau:

– Phê bình gay gắt trước lớp trong giờ sinh hoạt.

-……. ngay lúc đó.

– Nhắc nhở nhẹ nhàng khi tan học.

– Coi như không có chuyện gì xảy ra.

– Phản ánh sự việc với nhà trường.

– Kể cho HS nghe 1 câu chuyện về lịch sự, tế nhị để HS tự liên hệ…..

3. Hãy phân tích ưu nhược điểm của từng biểu hiện?

Hoạt động 2

Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học.

GV nêu câu hỏi, HS trả lời, phân tich và đưa ví dụ minh hoạ nội dung bài học:

1. Thế nào là lịch sự? cho ví dụ?

2. Tế nhị là gì? Cho ví dụ?

3. Hãy nêu mối quan hệ giữa lịch sự và tế nhị?

4. Tế nhị với giả dối giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu ví dụ?

5. Hãy kể những việc làm thể hiện lịch sự, tế nhị của em?. Nêu lợi ích của việc làm đó?

6. Vì sao phải lịch sự, tế nhị?

7. Cần làm gì để trở thành HS biết lịch sự, tế nhị?

Hoạt động 3

Luyện tập.

– Yêu cầu HS tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lịch sự tế nhị

– Hướng dẫn HS làm bài tập a, d sgk/27, 28; bài tập 1 sbt.

Đọc truyện “em bé bán quạt; Chúng em thật có lỗi” SBT GDCD 6/ 23, 24

I. Đặt vấn đề:

II. Nội dung bài học:

1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?

– Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

– Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.

2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:

– Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội.

– Thể hiện sự tôn trọng người

giao tiếp và những người xung quanh.

– Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.

3. Cách rèn luyện:

– Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử.

– Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.

III. Bài tập: