Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1: Khái niệm về quyền bình đẳng trong lao động

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

1. Vai trò của LĐ đối với con người và XH?

2. Bình đẳng trong lao động là gì?

3. Ý nghĩa của việc PL nước ta thừa nhận sự bình đẳng của công dân trong lao động?

GV giảng:

Điều 55 Hiến pháp 1992 khẳng định: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của CD”.

Bình đẳng giữa các CD trong việc thực hiện quyền LĐ;

Bình đẳng người sử dụng LĐ và người LĐ trong quan hệ LĐ, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

Hoạt động 2: Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động

GV: GV minh hoạ các nội dung thoả thuận trong 1 bản HĐLĐ cụ thể. Sau đó yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:

1. Hợp đồng lao động là gì?

2. Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải kí kết HĐLĐ

3. Việc kí kết HĐLĐ phải tôn trọng những nguyên tắc nào?

4. Nếu là chủ doanh nghiệp, em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? Vì sao?

HS trả lời.

G.v kết luận

Bổ sung: Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước.

Bình đẳng giữa LĐ nam và lao động nữ

GV phân tích cho HS hiểu:

Quyền lao động của công dân được thực hiện trên cơ sở không phân biệt giới tính. Nhưng với lao động nữ, do một số đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ trong lao động để có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động.

Nội dung kiến thức

2/Bình đẳng trong lao động

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động?

Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động

* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động

­ Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.

* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động

Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua họp đồng lao động

Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc:

+ Tự do, tự nguyện, bình đẳng;

+ Không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể;

+ Giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động.

* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ

Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện việc làm khác.