Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 2: Hàng hóa – tiền tệ – thị
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Giáo viên tiến hành cho học sinh thảo luận theo đơn vị lớp bằng hệ thống câu hỏi để học sinh tìm ra nội dung thị trường.
Giáo viên làm rõ sự xuất hiện và phát triển của thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá
? Bằng thực tế trong xã hội, em hiểu như thế nào về thị trường?
? Theo em thị trường xuất hiện và phát triển từ khi nào?
? Theo em nơi nào diễn ra việc trao đổi mua – bán?
(trao đổi mua – bán hàng hoá gắn với không gian, thời gian nhất định)
? Em lấy ví dụ về thị trường giản đơn (hữu hình)?
(TT gạo, chè, cà phê…)
? Em lấy ví dụ về thị trường hiện đại (vô hình)?
(TT chất xám, nhà đất, chứng khoán…)
? Theo em để hình nên thị trường thì cần phải có những nhân tố cơ bản nào?
Giáo viên cần làm rõ các chủ thể kinh tế: người bán – người mua; cá nhân; doanh nghiệp; cơ quan; nhà nước…
Trong nền kinh tế hàng hoá hầu hết sản phẩm đều được mua-bán trên thị trường. Do vậy không có thị trường thì không có sản xuất và trao đổi hàng hoá. Vậy vai trò của thị trường được biểu hiện qua các chức năng sau.
? Em hiểu như thế nào là chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá?
Giáo viên đặt vấn đề đây là chức năng thứ hai của thị trường thông qua chức năng này thị trường thông tin cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
? Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin gì?
? Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người mua lẫn người bán?
? Theo em em yếu tố nào điều tiết kích thích sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khác?
? Phân tích ảnh hưởng của giá cả đối với người sản xuất, lưu thông và người tiêu dùng?
3. Thị trường.
a. Thị trường là gì.
– Theo nghĩa hẹp: là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng hóa. Ví dụ: chợ, cửa hàng…
– Theo nghĩa rộng: là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung cầu, giá cả, giá trị…
– Khái niệm: Thị trường là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hành hóa dịch vụ.
– Thị trường ra đời, phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
– Các nhân tố của thị trường
. Hàng hoá
. Tiền tệ
. Người mua – bán gồm: quan hệ H-T, Mua bán, Cung cầu, Giá cả – hàng hoá
– Khái niệm: Thị trường là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hoàng hóa, dịch vụ.
b. Các chức năng của thị trường
– Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
+ Hàng hoá bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp nhu cầu của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện.
+ Hàng hoá bán được người sản xuất có tiền, có lãi thì lại tiếp tục sản xuất và mở rộng sản xuất.
– Chức năng thông tin.
+ Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.
+ Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua – bán.
+ Giúp cho người bán đưa ra quyết định kịp thời và người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp.
– Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
+ Sự biến động của cung – cầu trên thị trường điều tiết kích thích các yếu tố sản xuất.
+ Đối với người sản xuất: giá cao thì tăng sản xuất và ngược lại.
+ Đối với lưu thông: điều tiết hàng hoá và dịch vụ theo giá.
+ Đối với người tiêu dùng: giá cao thì giảm mua và ngược lại