Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV cho HS thảo luận VD (phần in nghiêng trang 19 SGK) và HD HS tìm thêm các VD để HS tìm ra nội hàm KN vận động.

? Em hãy quan sát xung quanh em có SVHT nào không vận động không? có ý kiến: “Con tàu thì vận động còn đường tàu thì không” em có suy nghĩ gì?

Cho HS đọc phần in nghiêng trang 20 SGK và sau đó đưa ra các câu hỏi HS cùng thảo luận.

? Theo em tại sao vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? Cho ví dụ?

? Theo em giữa vận động và đứng im cái nào là tuyệt đối cái nào là tương đối?

Thế giới vật chất hết sức phong phú và đa dạng cho nên hình thức vận động cũng đa dạng và phong phú, nhưng triết học Mác Lênin đã khái quát thành 5 hình thức vận động cơ bản từ thấp đến cao.

? Cho học sinh lấy ví dụ cho từng hình thức vận động?

? Các hình thức vận động có mối quan hệ với nhau không? theo chiều hướng nào?

GV tổ chức cho HS trả lời theo các câu hỏi sau.

? Theo em tất cả mọi sự vận động có phải đều là phát triển không? vì sao?

? Sự biến đổi như thế nào của SVHT được gọi là sự phát triển?

? Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa vận động và đứng im?

GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức của nhiều môn học để làm sáng tỏ vấn đề này?

Tổ chức cho HS cả lớp thảo luận, phân tích phần in nghiêng trong SGK trang 22. phân tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong giai đoạn 1954 – 1975.

? Giai đoạn cách mạng này diễn ra đơn giản hay phức tạp?

? Có lúc nào quanh co hay thụt lùi không? kết quả cuối cùng là gì?

GV nhận xét và đưa ra kết luận?

? Qua bài học này em rút ra bài học gì cho bản thân?

1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động

a. Thế nào là vận động.

– Nhận xét:

+ Mọi SV – HT đều vận động

+ Có trong tự nhiên và xã hội

+ Có thể quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp

Khái niệm: VĐ là sự biến đổi nói chung của các SVHT trong tự nhiên và xẫ hội

b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.

– VĐ là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các SVHT

VD: Sự sống chỉ tồn tại khi có trao đổi chất với môi trường hay trái đất chỉ tồn tại khi tự nó quay quanh trục của nó và xung quanh mặt trời.

– VĐ là tuyệt đối còn đứng im là tương đối tạm thời.

c. Các hình thức VĐ cơ bản của thế giới VC.

– Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí của các vật trong không gian – cho ví dụ

– Vận động vật lý: sự VĐ của các phân tử, hạt cơ bản… – cho ví dụ

– Vận động hóa học: quá trình hóa hợp và phân giải các chất – cho ví dụ

– Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường – cho ví dụ

– Vận động xã hội: sự biến đổi thay thế các XH trong lịch sử – cho ví dụ

* Mối quan hệ giữa các hình thức vận động

– Có mối quan hệ chặt chẽ

– Dạng vận động sau bao giờ cũng cao hơn và bao hàm vận động trước.

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển.

a. Thế nào là phát triển.

– PT là VĐ tiến lên từ thấp đến cao

– PT từ đơn giản dến phức tạp, hoàn thiện

– Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cho cái lạc hậu.

b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.

– VĐ có nhiều khuynh hứớng, trong đó vận động tiiến lên (pt) là khuynh hướng tất yếu của TGVC.

* Bài học:

– Luôn luôn nhìn nhận SVHT trong trạng thái VĐ

– Tuân theo sự VĐ của quy luật TN và XH

– Luôn ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.