Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tt) – Giáo Án Điện Tử

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần: 29 Ngày soạn: 13/ 03/ 2015.
Tiết : 28 Ngày dạy: 17/ 03/ 2015.
Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
	- Hiểu được khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan. Tác hại của mê tín dị đoan. 
	- Nêu 1 số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
	2. Kỹ năng: 
	- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật.
	3 Thái độ: 
	- Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
	- Có ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.
	Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
	Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI
	- KN hiểu biết và nhìn nhận đúng đắn về tôn giáo. 
	- KN trân trọng, tôn kính những tôn giáo tốt; phê phán, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện lợi dụng tôn giáo để làm việc xấu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)
 Kiểm tra sĩ số lớp học 
Lớp 7A1.Lớp 7A2Lớp 7A3Lớp 7A4...Lớp 7A5..Lớp 7A6..
	2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 Kể tên 1 số tôn giáo ở địa phương em? Gia đình em theo tôn giáo nào?
	3. Bài mới: (38’)
	Giới thiệu bài mới: (2’) Liên hệ nội dung tiết 1 để vào bài
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
Họat động 1: Tìm hiểu nội dung bài học. (26’)
GV: Nêu khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan?
HS: Gọi hs yếu
GV: Chia nhóm thảo luận (4 nhóm)
GV: Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
Nhóm 1: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì? 
HS: Trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 2,3: Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho công dân, pháp luật nước ta nghiêm cấm điều gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 4: Chúng ta phải là gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
- Tích hợp thực hiện luật lệ an toàn giao thông. (2’)
Họat động 3: Hướng dẫn làm bài tập. (5’)
GV: Cho HS đọc bài tập g (SGK/54): Theo em trong HS hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Cho ví dụ. Theo em, làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó?
HS: Trả lời
HS khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính.
 HS khác nhận xét, nêu ví dụ chứng minh.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Tín ngưỡng: Là lòng tin vào một điều bí ẩn.
- Tôn giáo: Là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức.
- Mê tín dị đoan: Tin vào những điều mơ hồ, thậm chí dẫn đến kết quả xấu.
2. Quy định của pháp luật:
a. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: 
Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào; Người đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào có thể thôi không theo nữa, họăc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hay cản trở. 
b. Nghiêm cấm: 
Việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm điều trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
3. Trách nhiệm chúng ta:
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
II. Bài tập:
Bài tập g (SGK/54)
- Hiện tượng mê tín dị đoan trong HS sinh hiện nay có nhưng rất ít.Ví dụ như kiêng ăn trước khi đi thiĐể khắc phục hiện tượng đó cần giải thích cho các bạn đó hiểu và giúp các bạn học tập tốt hơn
	4.Củng cố: (2’)
	Nhận xét tiết học.
	5. Đánh giá: (2’)
	Có ý kiến cho rằng học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan.
	Theo em ý kiến trên đúng hay sai?
	6. Hoạt động tiếp nối: (1’)
	+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 53,54.
	- Chuẩn bị bài 17: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
	+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. 
	+ Xem thông tin, sự kiện, trả lời câu hỏi phần gợi ý SGK trang 54-58.
	+ Xem trước nội dung bài học và bài tập SGK trang 58, 59.
	7. Rút kinh nghiệm: