Giáo án Giáo dục công dân 12 – Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Giáo dục công dân 12 – Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn:	TPPCT: 25
Ngày dạy:	Tuần: 25
BÀI 8 ( t1 ): PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN.
I. Mục đích- yêu cầu:
 Bài này giúp HS hiểu được 
 - Quyền học tập , sáng tạo và phát triển của công dân.
 - Hiểu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
 - Qua đó phân biệt dược sự khác nhau giữa các quyền này. Có ý thức phấn đấu vươn lên để trở thành công dân có ích cho đất nước. Phê phán những hành vi vi phạm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
 II. Chuẩn bị:
 Giáo án, SGK, SGV và tài liệu liên quan.
 III. Phương pháp:
 Pháp vấn, diễn giải, nêu vấn đề kết hợp đàm thoại.
IV. Các bước lên lớp:
 	1. kiểm tra bài cũ: 5’
	Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? Cho biết nội dung của nó.
	2. Giảng bài mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV: Cho HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ câu nói: 
 “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
 - GV: đặt vấn đề: chăm lo, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện Nhà nước ta quan tâm toàn diện đến sự phát triển của công dân. Để công dân trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
 Vậy chúng ta tìm hiểu hoạt động 1: tìm hiểu mục a.
 - GV: chia lớp thành 4 nhóm và giao câu hỏi cho các nhóm, tiến hành thảo luận.
 + nhóm 1: thế nào là quyền học tập không hạn chế? Cho VD.
 + nhóm 2: Thế nào là học bất cứ ngành nghề nào ? cho VD.
 + nhóm 3: Thế nào là quyền học tập thường xuyên, học suốt đời? cho VD.
 + nhóm 4: Thế nào là là quyền bình đẳng của công dân về cơ hội học tập?
 -GV: giảng giải, nhận xét và kết luận nội dung bài học.
- GV: cho HS trả lời câu hỏi ở SGK trong mục này tr.84
- Hoạt động 2:tìm hiểu mục b.
 GV: thế nào là quyền sáng tạo của công dân? Cho VD.
GV: cho học sinh trả lời câu hỏi ở SGK tr. 85
 GV: kết luận nội dung
- GV: PL có vai trò như thế nào đồi với quyền sáng tạo của công dân?
* Ở các bậc học công dân đều có quyền học thông qua khả năng cá nhân mà bộ giáo dục tuyển sinh.
 VD: 6 tuổi vào bậc tiểu học.
 12t học THCS
 16t học THPT
 Đủ điều kiện và điểm chuẩn vào cao đẳng hoặc đại học.
* Là học ngành nghề nào mà tùy vào khả năng và điều kiện của bản thân.
VD:Học ĐH công nghệ thông tin, học ĐH sư phạm, ĐH quản trị
* Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường học khác nhau.
 VD: học hệ chính quy, hệ bổ túc, dân lập, có thể học ban ngày, ban đêm
* Là không bị phân biệt đối sử giữa các dân tộc, giới tính, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, nguồn gốc gia đình. 
 VD: nhà nước xây dựng trường dân tộc nội trú, học sinh các nước khác nhau cùng học chung một trường
* HS trả lời theo suy nghĩ thực tế của mình.
* học sinh trả lời từ SGK.và ghi vào vỡ.
* VD: cỗ máy gặt đập liên hợp của anh Phạm Văn Nghĩa( Đồng Tháp).
 Máy bóc hành, tỏi của anh Nguyễn Văn Sành( Bình Dương)
 Máy phân tích thực phẩm của tiến sĩ nguyễn Trọng Giao.
* Nhà nước khuyến khích tự do sáng tạo.
 Bảo vệ quyền sáng tạo của công dân. Đồng thời xử lí nghiêm những hành vi vi phạm quyền sáng tạo của công dân.
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:
 a. Quyền học tập của công dân:20’
 Học tập là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, theo đó mọi công dân điều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào , có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên học suốt đời.
 b. Quyền sáng tạo của công dân: 15’
Là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống XH.
 	* Củng cố: 4’
	Cho học sinh làm bài tập ở SGK.
	* Dặn dò: 1’
	Về xem tiếp tiết 2.
Ngày soạn:	TPPCT: 26
Ngày dạy: 	Tuần : 26
Bài 8:( tiết 2) PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
I. II. III như ở tiết 1
IV. Các bước lên lớp:
	1 . Kiểm tra bài cũ: 5’
 Thế nào là quyền học tập của công dân? Nêu nội dung về quyền sáng tạo của công dân?
 	2. Vào nội dung mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Hoạt động 1: Tìm hiểu mục c của phần 1.
GV: thế nào là quyền được phát triển của công dân? Nó biểu hiện ở mấy nội dung?
- GV: kết luận, kết hợp giảng giải.
 - GV: cho HS chọn câu trả lời đúng:
 Nội dung quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:
Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.
Mọi CD đều được hưởng quyền chăm sóc y tế.
Mọi công dân được hưởng quyền ưu đãi trong học tập.
Những người có tài được tạo điều kiện làm việc và phát triển tài năng.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2
 GV: đặt câu hỏi:
 Em hãy cho biết quyền học tập, sáng tạo và phát triên của công dân có ý nghĩa như thế nào?
GV: kết luận:
GV: cho học sinh trả lời câu hỏi ở SGKtr.87
 - Hoạt động 3: tìm hiểu mục 3.
+ Nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
+ công dân có trách nhiệm như thế nào? Liên hệ trách nhiệm của học sinh.
* HS trình bày khái niệm ở SGK.
 Biểu hiện: + Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
 + Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
 VD: + Đời sống vật chất: hàng hóa phong phú, thu nhập ổn định, có các điều kiện sinh hoạt
 + Đời sống tinh thần: giải trí, thông tin, ca hát, tham quan
* đáp án đúng: b, d
* là cơ sở để công dân phát triển toàn diện.
 Đảm bảo công bằng trong giáo dục.	
* Gợi ý: không đồng ý. Vì: trong XH phong kiến con người không có điều kiện phát triển, mà chỉ có XH XHCN con người mới có điều kiện phát triển toàn diện.
* HS trình bày ý kiến cá nhân.
* Gợi ý: cố gắng học tập, tích cực tham gia lao động, nghiên cứu khoa học.
c. Quyền được phát triển của công dân:10’
 Là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, có mức sống đầy đủ về vật chất, được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân: 10’
- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân là cơ sở để công dân phát triển toàn diện.
- PL quy định nhằm đảm bảo công bằng XH trong giáo dục.
 3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân: 15’
 a. trách nhiệm của nhà nước:
- Ban hành chính sách PL thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết.
- Thực hiện công bằng trong giáo dục .
- Bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
 b. trách nhiệm của công dân:
 - Có ý thức học tập tốt.
 - Có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học.
 - Góp phần tích cực, nâng cao dân trí của đất nước.
	* củng cố:4’
	Cho hoc sinh làm bài tập ở SGK
	* dặn dò: 1’
	Về chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.