Giáo án GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

– GV: Sử dụng phương pháp đàm thoại giúp học sinh hiểu được vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học qua đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của nó.

– GV: Cho học sinh lấy ví dụ đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học.

– HS:  Trả lời theo gợi ý của giáo viên.

– HS: Trả lời các câu hỏi sau

+ Khoa học tự nhiên bao gồm những môn khoa học nào?

 

+ Khoa học xã hội và nhân văn bao gồm những môn khoa học nào?

 

 

 

 

 

 

– HS: Trả lời cá nhân.

– HS: Cả lớp nhận xét.

– GV: Bổ xung, nhận xét:

Các bộ môn của khoa học tự nhiên, khoa học XH nghiên cứu những quy luật riêng, quy luật của lĩnh vực cụ thể.

– GV: Giảng giải. Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã dựng lên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những bộ môn đó. Quy luật của triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, những bao quát hơn là những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

 

– GV: Cho HS nhắc lại khái niệm để khắc sâu kiến thức.

– GV: Giảng giải

Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành thế giới quan, phương pháp luận của khoa học. Do đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động phát triển của tự nhiên, XH và con người nên vai trò của triết học sẽ là:

 

 

– GV: Cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức.

– HS: GiảI bài tập nhanh.

– GV: Ghi bài tập lên bảng phụ hoặc khổ giấy to, hoặc chiếu lên máy.

– HS: Giải bài tập sau:

Bài 1: Thế giới khách quan bao gồm:

a, Giới tự nhiên.

b, Đời sống xã hội.

c, Tư duy con người.

d, Cả 3 ý kiến trên.

Bài 2: Đối tượng nghiên cứu của triết học là:

a, Nghiên cứu những vấn đề cụ thể.

b, Nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

c, Nghiên cứu sự vận động, phát triển của thế giới.

– HS: Lên bảng làm.

– HS cả lớp nhận xét.

– GV nhận xét đưa ra đáp án đúng.

 

– GV mở rộng kiến thức đối với HS giỏi, khá: Phân tích sâu hơn vai trò hạt nhân của triết học đối với thế giới quan, …

– GV chuyển ý:

Thế nào là thế giới quan? Theo cách hiểu thông thường, thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới. Những quan niệm này luôn luôn phát triển để ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thế giới xung quanh. Từ thế giới quan thần thoại, huyền bí đến thế giới quan triết học.

– GV: Sử dụng pp đàm thoại.

– GV: Cho HS lấy VD về truyện thần thoại, ngụ ngôn.

– HS: Lấy VD.

+ Truyện: Thần trụ trời, Sơn Tinh – Thủy Tinh.

– HS: Nhận xét rút ra quan điểm.

– GV: Nhận xét và kết luận.

 

 

– GV nhận xét và chuyển ý.

Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, con người cần phải có quan điểm đúng đắn về thế giới quan cho các hoạt động của họ.

– GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp giải quyết vấn đề, giúp học sinh tiếp thu kiến thức.

– GV hướng dẫn học sinh dựa và đơn vị kiến thức và lấy VD về vai trò của các ngành khoa học cụ thể và triết học đối với việc nghiên cứu thế giới.

– HS lấy VD

* Khoa học tự nhiên: (Toán học, Vật lí, Sinh học…)

* Khoa học XH: Văn, sử địa…

* Chính trị.

* Đạo đức.

* Quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

– HS cả lớp trao đổi.

– GV nhận xét và kết luận.

Dựa vào tri thức của các ngành khoa học cụ thể, Triết học diễn tả thế giới quan con người dưới dạng hệ thống phạm trù, quy luật chung nhất, giúp con người trong nhận thức lí luận và hoạt động thực tiễn.

 

 

 

– GV chuyển ý: Thế giới quanh ta là gì? Thế giới có bắt đầu và kết thúc không? Con người có nguồn gốc từ đâu? Con người có nhận thức được thế giới hay không: Những câu hỏi đó đều liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại. Đó là vấn đề cơ bản của triết học.

 

– GV sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề.

– GV lấy VD.

* Loài cá trong tự nhiên -> Con người có thể sáng chế tàu thuyền.

* Loài chim trong tự nhiên ->Con người sáng chế ra máy bay.

– GV đặt câu hỏi cho học sinh.

* Từ các VD trên, các em cho biết cái nào có trước, cái nào có sau?

* Khả năng của con người như thế nào?

– HS trả lời ý kiến cá nhân.

– HS cả lớp trao đổi.

– GV nhận xét và kết luận.

Vấn đề cơ bản của Triết học là giải quyết  vấn đề quan hệ giữa vật chất (tồn tại tự nhiên) và ý thức(tư duy tinh thần).

 

– GV chuyển ý: Trong lich sử triết học có nhiều trường phái khác nhau. Sự phân chia các trường phái này dựa vào chỗ chúng giải quyết khác nhau, độc lập nhau về vấn đề cơ bản của triết học.

– GV: Mỗi trường phái tùy theo cách trả lời về các mặt vấn đề cơ bản của triết học mà hệ thống thế giới quan được xem xét là duy vật hay duy tâm.

 

– GV: Giải thích 2 VD trong SGK để giúp HS rút ra kết luận.

– GV gợi ý cho HS lấy VD trong thực tiễn.

– HS lấy VD liên quan đến kết luận phần trên.

* Vật chất có trước quyết định ý thức con người.

* Vật chất tồn tại khách quan. Một năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu , đông (không phụ thuộc vào ý thức con người).

– HS giải thích câu tục ngữ sau:

“Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”.

 

*GV cho HS làm bài tập để củng cố đơn vị kiến thức 1 và 2.

– GV lập bảng so sánh trên bảng phụ hoặc giấy khổ lớn hoặc chiếu lên máy chiếu.

– HS trả lời cá nhân.

So sánh về đối tượng nghiên cứu của triết học và khoa học cụ thể.

Bài 1:

 

Triết học

Các môn khoa học cụ thể

 

Những quy luật

 

 

Ví dụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 2: So sánh thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

 

Thế giới quan duy vật

Thế giới quan duy tâm

Quan hệ vật chất và ý thức

 

 

Ví dụ

 

 

 

 

 

– HS cả lớp nhận xét.

– GV bổ sung và đưa ra đáp án đúng.

 

 

 

 

 

1. Thế giới quan và phương pháp luận.

a, Vai trò thế giới quan và phương pháp luận.

 

 

VD:

* Về khoa học tự nhiên:

+ Toán học: Đại số, hình học

+ Vật lý: Nghiên cứu sự vận động của các phân tử.

+ Hóa học: Nghiên cứu cấu tạo, tổ chức, sự biến đổi của các chất.

* Khoa học xã hội:

+ Văn học: Hình tượng, ngôn ngữ (câu, từ, ngữ pháp, …).

+ Lịch sử: Nghiên cứu lịch sử của một dân tộc, quốc gia, và của xã hội loài người.

+ Địa lý: Điều kiện tự nhiên môi trường.

* Về con người:

+ Tư duy, quá trình nhận thức

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Khái niệm triết học: Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Vai trò của triết học:

Triết học có vai trò là thê giới quan, phương pháp luận cho mọi hoạt động và hoạt động nhận thức con người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án:

Bài 1: d

Bài 2: c

 

 

 

b, Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

* Thế giới quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thế giới quan của người nguyên thủy: Dựa vào những yếu tố cảm xúc và lí trí, lí trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thực cái ảo, thần và người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin, định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

 

 

 

 

 

 

 

+ Vấn đề cơ bản của triết học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Mặt thứ nhất:

Giữa vật chất và ý thức: Cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?

* Mặt thứ 2: Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan không?

 

 

 

 

 

 

+ Thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm.

 

 

 

 

 

 

– Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức.

Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.

– Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra thế giới tự nhiên.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 1:

 

Triết học

Các môn khoa học cụ thể

Những quy luật

Chung nhất cho sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy

Riêng biệt, cụ thể.

Ví dụ

Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập

Toán học nghiên cứu số, đại lượng.

Bài 2:

 

Thế giới quan DV

Thế giới quan DT

Quan hệ vật chất và ý thức

Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.

ý thức có trước và có vai trò quyết định.

Ví dụ

Có bộ não, con người mới có đời sống tinh thần

ý thức con người sinh ra muôn loài