Giáo án Công nghệ 12 – Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha – Nguyễn Thị Tường Vi
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Công nghệ 12 – Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha – Nguyễn Thị Tường Vi”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TPHCM TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI | THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRÊN MÁY TÍNH MÔN : CÔNG NGHỆ LỚP 12 ( Thí điểm phân ban ) TÊN CHƯƠNG : CHƯƠNG V : MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA TÊN BÀI GIẢNG : BÀI 23: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA BIÊN SỌAN : NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI NĂM HỌC 2006 – 2007 PHẦN I : GIÁO ÁN CHƯƠNG V : MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA TÊN BÀI GIẢNG : BÀI 23: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA . THỜI LƯỢNG : 2 TIẾT I/ Mục tiêu :Sau bài giảng giáo viên phải làm cho học sinh : Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha. Biết được cách nối nguồn điện và tải tiêu thụ thành hình sao, hình tam giác và các quan hệ giữa các đại lượng dây và pha II/ Chuẩn bị : Tranh vẽ máy phát điện xoay chiều ba pha và sơ đồ hình 23.1 , 23.2 , 23.3 từ trang 76, 77 SGK; phiếu học tập; giáo án điện tử . III/ Họat động dạy học : C Cấu trúc và phân bố bài giảng : Tiết 1: Khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha ; Cách nối nguồn điện và tải ba pha Tiết 2: Sơ đồ mạch điện ba pha ; Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây C Trọng tâm của bài : (xem mục tiêu 1) Nguồn điện ba pha là một trong ba bộ phận của mạch điện xoay chiều ba pha. Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha. Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây Họat động của gv Họat động của hs Nội dung ghi Xác định mục tiêu của bài học ? Học sinh xem sgk và phát biểu Phần dưới tiêu đề bài ở trang 76 sgk Đặt vấn đề: (10 phút) Giới thiệu vai trò của điện , từ đó đặt vấn đề điện là gì ? Làm sao có điện ? Để gây hứng thú cho hs bắt đầu từ dynamo xe đạp: MPĐ xoay chiều một pha, giới thiệu 2 dạng của MPĐ xoay chiều một pha Hs xem, nghe và phát biểu ( hết slide 9) |/ Ôân lại nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều một pha, từ đó dẫn dắt đến nguyên tắc cấu tạo của MPĐ xoay chiều ba pha dùng trong công nghiệp, với các ưu điểm của dòng điện xoay chiều ba pha 1)HĐ 1 : TÌM HIỂU MẠCH ĐIỆN XOAY CHÌÊU BA PHA ( 20 phút) -Mạch điện xoay chiều ba pha gồm bao nhiêu thành phần ? -Nguyên lý hoạt động của MPĐ xoay chiều ba pha ? ( hình 23.1, 23.2, 23.3 trang 76, 77 sgk) -Điện năng được truyền tải từ nguồn điện ba pha đến tải tiêu thụ bằng cách nào ? Slide 10 à 14 Hs xem sgk để phát biểu : Gồm 3 bộ phận : nguồn điện ba pha(MPĐ) , đường dây ba pha và các tải ba pha -Hs phát biểu và tự ghi chép -Tải ba pha là bộ phận thứ ba của mạch điện xoay chiều ba pha I/ Khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha: 1) Nguồn điện ba pha: MPĐ xoay chiều ba pha tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha, gồm 3 dây quấn AX, BY, CZ; mỗi dây quấn là một pha Dây quấn pha A kí hiệu là AX Dây quấn pha B kí hiệu là BY Dây quấn pha C kí hiệu là CZ * Nguyên lý: (sgk trang 77) Khi quay nam châm điện với tốc độ không đổi , trong dây quấn mỗi pha xuất hiện suất điện động(sđđ) xoay chiều một pha . Các dây quấn của các pha có cùng số vòng dây và đặt lệch nhau một góc 2Π/3 điện trong không gian nên sđđ các pha bằng nhau về biên độ và tần số nhưng lệch nhau một góc 2Π/3 . 2) Tải ba pha: thường là các động cơ điện ba pha , các lò điện ba pha , tổng trở của các pha A, B, C của tải là ZA, ZB, ZC. 2)HĐ2:TÌM HIỂU CÁCH NỐI NGUỒN ĐIỆN VÀ TẢI BA PHA(15ph) -Quan sát cách nối dây hình 23.4 và nhận xét ?( gợi ý các từ “không liên hệ”) -Cách nối dây này thực tế ít dùng, em hãy giải thích tại sao ? Đề xuất cách nối tiết kiệm dây hơn ? -Mô tả cách nối hình sao ? -Mô tả cách nối hình tam giác ? Đến lúc này ta hãy có một cái nhìn tổng quan về mạch điện ba pha bằng “ Sơ đồ mạch điện ba pha” (thể hiện đường dây ba pha, là bộ phận thứ hai của mạch điện ba pha) Slide 15 à 18 -Hs thảo luận có thể đềø xuất chập 3 điểm X,Y,Z, bớt được 2 dây và xem sgk phát biểu được có 2 cách nối hình sao và hình tam giác đối với ba pha của nguồn, và ba pha của tải -Hs tự ghi chép mô tả cách nối hình sao, hình tam giác sau sự chỉnh sửa các phát biểu của hs từ giáo viên II/ Cách nối nguồn điện ba pha và tải ba pha: Mạch điện ba pha không liên hệ: h.23.4 trang 77 sgk 1) Cách nối nguồn điện ba pha: Hình 23.5 trang 78sgk 2) Cách nối tải ba pha: Hình 23.6 trang 78sgk Nên nhắc lại các kiến thức trọng tâm của tiết thứ nhất 3)HĐ3:TÌM HIỂU CÁC SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN BA PHA VÀ GIẢI MẠCH ĐIỆN BA PHA (25ph) -Dây pha là gì ? -Dây trung tính là gì ? -Giải thích các đại lượng ghi trên sơ đồ h.23.7 trang 79 sgk ? Id , Ip , Ud , Up , eA, eB, eC, IA, IB, IC ? -Tại sao mạch h.23.8 trang 79 sgk gọi là mạch điện ba pha bốn dây ? -Trên thực tế sơ đồ mạch điện không tường minh như các hình 23.7, 23.9, nhưng nắm vững qui cách nối ta vẫn nhận ra được *Vận dụng : Quan sát h.23.10 trang 80 sgk: nguồn điện và các tải 3 pha được nối hình gì ? (hình bên) *Gv hướng dẫn hs giải mạch điện ba pha: Gv phát phiếu học tập cho hs làm việc theo nhóm Gv hướng dẫn và sửa bài vì các ví dụ này giống như các bài tập mẫu Slide 19 à 24 -Hs xem sgk phát biểu và chỉ ra được trên sơ đồ -Hs vẽ các sơ đồ, thảo luận để trả lời các câu hỏi ? Slide 25 à slide 29 Nhắc lại các công thức cũ, không cần chứng minh -Hs được hướng dẫn để nhận ra : Tải 1 : nối sao Tải 2 : nối tam giác Tải 3 : nối sao có dây trung tính -Hs trong nhóm thảo luận và giải bài tập ví dụ trong phiếu học tập. III/ Sơ đồ mạch điện ba pha: 1)Sơ đồ mạch điện ba pha: a)Nguồn điện nối sao, tải nối sao : h.23.7 trang 79 sgk b) Nguồn điện nối saovà tải nối sao có dây trung tính : H.23.8 trang 79 sgk : Mạch điện ba pha bốn dây có nhiều ưu điểm (hình bên) c) Nguồn điện nối sao, tải nối tam giác: H.23.9 trang 80 sgk 2)Các quan hệ giữa đại lương dây và đại lượng pha: Khi nối sao: Id =Ip Ud = Up Khi nối hình tam giác: Id = Ip; Ud =Up H.23.10 trang 80 sgk # Phiếu học tập : *Ví du1: Một MPĐ ba pha có điện áp mỗi dây quấn pha là 220V, hãy tính điện áp dây và điện áp pha khi : a) Nguồân nối hình sao? b) Nguồn nối hình tam giác ? *Ví dụ 2: Một tải ba pha gồm 3 điện trở R=20W, nối hình tam giác, đấu vào nguồn điện 3 pha có Ud=380V. Tính dòng điện pha và dòng điện dây ? 4) HĐ4: TÌM HIỂU ƯU ĐIỂM CỦA MẠCH ĐIỆN BA PHA BỐN DÂY (10ph) -Mạch điện ba pha bốn dây là gì ? (h.23.8 trang 79 ở trên) -Được sử dụng ở đâu ? -Có các ưu điểm gì ? -Xem lại ví dụ 1 để thấy ưu điểm thứ nhất -Các tải sinh hoạt trên ba pha thường lúc nào cũng giống nhau hay không ? Nếu không thì sao ? Từ đó thấy được ưu điểm thứ hai . -Quan sát h.23.11/82 cho biết các tải được đấu hình gì ? Nếu điện áp dây của nguồn là Ud=380(V) thì điện áp pha đặt lên đèn là bao nhiêu ? Tại sao khi tắt các đèn pha C, hầu như đèn các pha B và pha A vẫn sáng bình thường ? -Gv hoàn chỉnh các câu trả lời của hs qua đó nhấn mạnh 2 ưu điểm của mạch ba pha bốn dây Slide 30, 31 Các tải sinh hoạt trên ba pha thường không giống nhau . Hs xem sgk và nghiệm lại từ thực tế sử dụng điện Hs quan sát , xem lại 2 ví dụ, thảo luận nhóm để trả lời IV/ Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây: Mạch điện ba pha bốn dây được sử dụng trong mạng điện sinh hoạt, nhờ có dây trung tính nên có các ưu điểm sau: 1)Tạo ra 2 trị số điện áp khác nhau : điện áp dây và điện áp pha, vì thế rất thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng điện. 2)Các tải điện sinh hoạt thường không đối xứng (tổng trở các pha khác nhau khi tải các pha thay đổi). Tuy nhiên do sử dụng mạng 3 pha 4 dây nhờ có dây trung tính, điện áp pha trên các tải vẫn giữ được bình thường không vượt quá điện áp định mức của đồ dùng điện . H 23.11 trang 82 sgk V/ HĐ 5: TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ (10ph) Giáo viên tổng kết và đánh giá cả 2 tiết bài 23 sgk , trong đó nhấn mạnh các yêu cầu như mục tiêu đã dề ra Cũng cố : Câu hỏi 1, 2 trang 82 sgk Hướng dẫn sơ cách giải bài tập 3, 4 trang 82 sgk Dặn dò : Học bài , làm bài tập , chuẩn bị bài 24 : Thực hành nối tải ba pha hình sao và hình tam giác . # PHIẾU HỌC TẬP : VÍ DỤ 1 : Một MPĐ ba pha có điện áp mỗi dây quấn pha là 220V, hãy tính điện áp dây và điện áp pha khi : a) Nguồân nối hình sao ? b) Nguồn nối hình tam giác ? VÍ DỤ 2 : Một tải ba pha gồm 3 điện trở R=20W, nối hình tam giác, đấu vào nguồn điện 3 pha có Ud=380V. Tính dòng điện pha và dòng điện dây ?