Giáo án Ca dao hài hước lớp 10 đầy đủ nhất mới nhất 2021 – Học văn 12
2: Tìm hiểu bài ca dao số 1: Tiếng cười tự trào
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Câu hỏi chung:
– Bài ca dao đề cập đến phong tục gì của người Việt Nam? Phong tục ấy có vị trí và vai trò như thế nào trong đời sống của người Việt? Em hãy nêu những hiểu biết của em về phong tục ấy.
– Bài ca dao này được kết cấu theo hình thức nào? Hình thức ấy có vai trò gì trong việc biểu hiện nội dung của bài ca dao? Câu hỏi thảo luận nhóm:
Nhóm 1 – 2: Trong lời đối (lời dẫn cưới), chàng trai đã dự định dẫn cưới bằng những lễ vật gì? Trên thực tế, chàng trai đã dẫn cưới bằng lễ vật gì? Qua lễ vật đó, em hiểu gì về hoàn cảnh, tâm hồn của chàng trai?
Nhóm 3 – 4: Trong lời thách cưới, cô gái đã thách cưới bằng lễ vật gì? Cách nói của cô gái có gì đặc biệt? Qua lời thách cưới, em hiểu gì về tâm hồn của cô gái?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức
3 – Tìm hiểu bài ca dao số 2: Tiếng cười phê phán.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Bài ca dao số 2 chế giễu đối tượng nào trong xã hội? Thái độ của tác giả dân gian đối với những đối tượng đó như thế nào?
Nhóm 2: Tiếng cười bật ra trong bài ca dao này nhờ những thủ pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Thao tác 3: Tổng kết
– Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao hài hước
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao hài hước
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời. – Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức 2. Đọc hiểu chi tiết văn bản
2. 1. Bài 1 – Tiếng cười tự trào
– Bài ca dao đề cập đến phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Đối với người Việt, cưới hỏi là một việc hệ trọng, thường được tổ chức linh đình. Lễ vật cưới hỏi thường là những lễ vật sang trọng, thể hiện thái độ tôn trọng giữa hai bên gia đình nhà trai và nhà gái.
– Bài ca dao được kết cấu theo hình thức đối đáp. Lời đối là lời dẫn cưới của chàng trai và lời đáp là lời thách cưới của cô gái. Kiểu kết cấu này giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm một cách tự nhiên, hài hước, dí dỏm.
a. Lời dẫn cưới
– Ý định dẫn cưới:
+ Dẫn voi:
+ Dẫn trâu.
+ Dẫn bò.
=> Lễ vật trong dự định sang trọng, linh đình, hoành tráng, có giá trị, thể hiện rõ thái độ trân trọng của chàng trai đối với cô gái.
– Lí do không thể thực hiện ý định:
+ Dẫn voi: quốc cấm.
+ Dẫn trâu: sợ họ máu hàn.
+ Dẫn bò: sợ họ nhà nàng co gân.
=> Lí do khách quan, chính đáng, thể hiện rõ sự chu đáo của chàng trai đối với gia đình nhà gái, đồng thời cũng đã bộc lộ sự thông minh, hóm hỉnh của chàng trai này. Dù nghèo nhưng vẫn có cách nói để xua đi mặc cảm nghèo hèn, thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời.
– Quyết định cuối cùng: “miễn là có thú bốn chân”
=> cách lập luận thông minh, dí dỏm, bất ngờ. Voi, trâu, bò và chuột dù khác nhau nhưng đều là “thú bốn chân”
=> “con chuột béo” là lễ vật khác thường, bất ngờ nhưng vẫn xứng đáng bởi nó đáp ứng được yêu cầu cơ bản của lễ vật đem ra dẫn cưới
=> Nghệ thuật khoa trương, phóng đại và cách lập luận tài tình, thông minh, hóm hỉnh, cách nói đối lập giữa ý định và việc làm thực tế, cách nói giảm dần đã tạo cho bài ca dao tiếng cười hài hước, dí dỏm, từ đó, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của người lao động trước cảnh nghèo. Chàng trai không hề mặc cảm mà vẫn tìm thấy niềm vui ngay trong hoàn cảnh nghèo khó của mình.
b. Lời thách cưới
– Người ta: thách lợn, thách gà
=> thách cưới bằng những lễ vật sang trọng, có giá trị.
– Cô gái thách cưới: một nhà khoai lang => lễ vật bình dị, gần gũi nhưng cũng là lễ vật khác thường, thể hiện sự thông cảm, thấu hiểu cùa cô đối với chàng trai.
– Lập luận:
+ Củ to: mời làng.
+ Củ nhỏ: họ hàng ăn.
+ Củ mẻ: con trẻ ăn.
+ Cù hà, củ rím: con lợn, con gà nó ăn.
=> Cách nói giảm dần, thể hiện rõ sự ân cần, chu đáo của cô gái, đồng thời, bộc lộ tiếng cười vui tươi, hóm hỉnh của cô trước cảnh nghèo.
=> Lời dẫn cưới và lời thách cưới đều thật hóm hỉnh, hài hước, vô tư mà chân thành. Cả chàng trai và cô gái đều không mặc cảm mà bằng lòng với cảnh nghèo, thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với nhau. Tất cả đã khiến cho bài ca dao trở nên dí dỏm, đáng yêu thể hiện quan niệm nhân sinh cao đẹp của người lao động: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
2. 2. Bài 2: Tiếng cười phê phán
a. Bài ca dao số 2 – Đối tượng chế giễu: loại đàn ông yếu đuối, lười nhác trong xã hội.
+ Loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai: khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
– Nghệ thuật: phóng đại kết hợp đối lập:
+ Đối lập trong hình ảnh: khom lưng chống gối (ráng hết sức) chỉ để “gánh hai hạt vừng”.
+ Đối lập giữa “chồng người” – “chồng em”.
=> Chính sự phóng đại và đối lập ấy đã tạo nên tiếng cười một cách tự nhiên, hóm hỉnh.
=> Nghệ thuật trào lộng của người bình dân thật thông minh, hóm hỉnh nhưng không nhằm đả kích mà chỉ dùng tiếng cười để nhắc nhở một cách nhẹ nhàng.
III. Tổng kết
1. Nội dung: tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán, thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời của người dân lao động.
2. Nghệ thuật:
+ Hư cấu, dựng cảnh tài tình.
+ Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao.
+ Cường điệu, phóng đại, tương phản – đối lập.
+ Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Câu hỏi chung:
– Bài ca dao đề cập đến phong tục gì của người Việt Nam? Phong tục ấy có vị trí và vai trò như thế nào trong đời sống của người Việt? Em hãy nêu những hiểu biết của em về phong tục ấy.
– Bài ca dao này được kết cấu theo hình thức nào? Hình thức ấy có vai trò gì trong việc biểu hiện nội dung của bài ca dao? Câu hỏi thảo luận nhóm:
Nhóm 1 – 2: Trong lời đối (lời dẫn cưới), chàng trai đã dự định dẫn cưới bằng những lễ vật gì? Trên thực tế, chàng trai đã dẫn cưới bằng lễ vật gì? Qua lễ vật đó, em hiểu gì về hoàn cảnh, tâm hồn của chàng trai?
Nhóm 3 – 4: Trong lời thách cưới, cô gái đã thách cưới bằng lễ vật gì? Cách nói của cô gái có gì đặc biệt? Qua lời thách cưới, em hiểu gì về tâm hồn của cô gái?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức
3 – Tìm hiểu bài ca dao số 2: Tiếng cười phê phán.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Bài ca dao số 2 chế giễu đối tượng nào trong xã hội? Thái độ của tác giả dân gian đối với những đối tượng đó như thế nào?
Nhóm 2: Tiếng cười bật ra trong bài ca dao này nhờ những thủ pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Thao tác 3: Tổng kết
– Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao hài hước
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao hài hước
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời. – Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức 2. Đọc hiểu chi tiết văn bản
2. 1. Bài 1 – Tiếng cười tự trào
– Bài ca dao đề cập đến phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Đối với người Việt, cưới hỏi là một việc hệ trọng, thường được tổ chức linh đình. Lễ vật cưới hỏi thường là những lễ vật sang trọng, thể hiện thái độ tôn trọng giữa hai bên gia đình nhà trai và nhà gái.
– Bài ca dao được kết cấu theo hình thức đối đáp. Lời đối là lời dẫn cưới của chàng trai và lời đáp là lời thách cưới của cô gái. Kiểu kết cấu này giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm một cách tự nhiên, hài hước, dí dỏm.
a. Lời dẫn cưới
– Ý định dẫn cưới:
+ Dẫn voi:
+ Dẫn trâu.
+ Dẫn bò.
=> Lễ vật trong dự định sang trọng, linh đình, hoành tráng, có giá trị, thể hiện rõ thái độ trân trọng của chàng trai đối với cô gái.
– Lí do không thể thực hiện ý định:
+ Dẫn voi: quốc cấm.
+ Dẫn trâu: sợ họ máu hàn.
+ Dẫn bò: sợ họ nhà nàng co gân.
=> Lí do khách quan, chính đáng, thể hiện rõ sự chu đáo của chàng trai đối với gia đình nhà gái, đồng thời cũng đã bộc lộ sự thông minh, hóm hỉnh của chàng trai này. Dù nghèo nhưng vẫn có cách nói để xua đi mặc cảm nghèo hèn, thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời.
– Quyết định cuối cùng: “miễn là có thú bốn chân”
=> cách lập luận thông minh, dí dỏm, bất ngờ. Voi, trâu, bò và chuột dù khác nhau nhưng đều là “thú bốn chân”
=> “con chuột béo” là lễ vật khác thường, bất ngờ nhưng vẫn xứng đáng bởi nó đáp ứng được yêu cầu cơ bản của lễ vật đem ra dẫn cưới
=> Nghệ thuật khoa trương, phóng đại và cách lập luận tài tình, thông minh, hóm hỉnh, cách nói đối lập giữa ý định và việc làm thực tế, cách nói giảm dần đã tạo cho bài ca dao tiếng cười hài hước, dí dỏm, từ đó, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của người lao động trước cảnh nghèo. Chàng trai không hề mặc cảm mà vẫn tìm thấy niềm vui ngay trong hoàn cảnh nghèo khó của mình.
b. Lời thách cưới
– Người ta: thách lợn, thách gà
=> thách cưới bằng những lễ vật sang trọng, có giá trị.
– Cô gái thách cưới: một nhà khoai lang => lễ vật bình dị, gần gũi nhưng cũng là lễ vật khác thường, thể hiện sự thông cảm, thấu hiểu cùa cô đối với chàng trai.
– Lập luận:
+ Củ to: mời làng.
+ Củ nhỏ: họ hàng ăn.
+ Củ mẻ: con trẻ ăn.
+ Cù hà, củ rím: con lợn, con gà nó ăn.
=> Cách nói giảm dần, thể hiện rõ sự ân cần, chu đáo của cô gái, đồng thời, bộc lộ tiếng cười vui tươi, hóm hỉnh của cô trước cảnh nghèo.
=> Lời dẫn cưới và lời thách cưới đều thật hóm hỉnh, hài hước, vô tư mà chân thành. Cả chàng trai và cô gái đều không mặc cảm mà bằng lòng với cảnh nghèo, thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với nhau. Tất cả đã khiến cho bài ca dao trở nên dí dỏm, đáng yêu thể hiện quan niệm nhân sinh cao đẹp của người lao động: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
2. 2. Bài 2: Tiếng cười phê phán
a. Bài ca dao số 2 – Đối tượng chế giễu: loại đàn ông yếu đuối, lười nhác trong xã hội.
+ Loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai: khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
– Nghệ thuật: phóng đại kết hợp đối lập:
+ Đối lập trong hình ảnh: khom lưng chống gối (ráng hết sức) chỉ để “gánh hai hạt vừng”.
+ Đối lập giữa “chồng người” – “chồng em”.
=> Chính sự phóng đại và đối lập ấy đã tạo nên tiếng cười một cách tự nhiên, hóm hỉnh.
=> Nghệ thuật trào lộng của người bình dân thật thông minh, hóm hỉnh nhưng không nhằm đả kích mà chỉ dùng tiếng cười để nhắc nhở một cách nhẹ nhàng.
III. Tổng kết
1. Nội dung: tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán, thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời của người dân lao động.
2. Nghệ thuật:
+ Hư cấu, dựng cảnh tài tình.
+ Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao.
+ Cường điệu, phóng đại, tương phản – đối lập.
+ Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.