Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ Là Gì? Những Lưu ý Khi ứng Dụng

Giao tiếp phi ngôn ngữ được xem là chìa khóa thành công trong các cuộc đối thoại, giúp bạn mở rộng các mối quan hệ cá nhân của mình. Tuy nhiên làm sao để sử dụng loại ngôn ngữ  này một cách hiệu quả, tạo tín hiệu tốt cho những người xung quanh? Và chúng có chức năng và tầm quan trọng như thế nào? Để giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, hãy dành thời gian theo dõi bài viết ngắn dưới đây nhé!

Bạn hiểu thế nào là giao tiếp phi ngôn ngữ?

Giao tiếp phi ngôn ngữ được hiểu là một phương thức giao tiếp, gửi thông điệp với người khác mà không cần dùng đến lời nói. Trong một cuộc đối thoại, giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ bao gồm nhiều điệu bộ, cử chỉ khác nhau thể hiện qua khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, tư thế và khoảng cách…

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữGiao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữ

Có đôi khi những điều bạn muốn diễn đạt bằng lời nói và những gì bạn đang thể hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể sẽ không giống nhau. Nếu như ngôn ngữ cơ thể khác với những điều bạn đang thốt ra, thì đối phương vẫn có thể cảm nhận được điều đó. Ngay cả những lúc im lặng, bạn vẫn có thể tiếp tục giao tiếp không lời.

Một ví dụ về trường hợp giao tiếp không lời: Khi bạn nói “Vâng anh hãy đi đi” nhưng đôi mắt của bạn lại ấn lệ, nghẹn ngào. Lúc này người nghe sẽ cảm nhận được sự mâu thuẫn trong lời nói.. Họ sẽ sớm nhận ra mong muốn thực sự của bạn là gì và sẽ ở lại. Đến đây, thì bạn đã hiểu được giao tiếp phi ngôn ngữ là gì rồi đúng không nào!

Sự phi thường của giao tiếp phi ngôn ngữ trong đời sống 

  • Giao tiếp phi ngôn ngữ giúp mỗi cá nhân tự ý thức cũng như điều khiển được ngôn ngữ cơ thể. Từ đó giúp giao tiếp tinh tế hơn, tự tin hơn.

  • Hiểu rõ và tiếp cận được đối phương, giúp đưa ra các định hướng đúng đắn.

  • Gây sự chú ý với mọi người xung quanh. Dễ thấy như trong một buổi diễn thuyết, bài giảng của thầy cô trên lớp, việc diễn đạt bằng phi ngôn ngữ sẽ giúp mọi người tập trung và cuốn hút hơn.

  • Ngôn ngữ diễn đạt không lời thường luôn chính xác hơn ngôn ngữ diễn đạt bằng lời nói thông thường. Vì vậy giao tiếp phi ngôn ngữ được cho là mang tính chân thật cao, ít dối trá và có độ tin cậy hơn.

>>> Có thể bạn chưa biết: Bật mí 10 cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả trong cuộc sống

Giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm những hình thức nào?

Ngôn ngữ hình thể – Body Language

Ngôn ngữ từ cơ thể còn được ví như một loại ngôn ngữ kỳ diệu. Nó có sức mạnh tăng tính gợi cảm cho lời nói của bạn. Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể ở những buổi thuyết trình, diễn thuyết, giúp cho người nghe cuốn hút vào nội dung bạn muốn truyền đạt. Như trong công việc của một nhân viên văn phòng, các cuộc trao đổi giữa nhân viên hay cấp trên nếu muốn người nghe dễ dàng hiểu được mình muốn nói gì, thì ngôn ngữ hình thể sẽ giúp bạn dễ dàng diễn đạt câu nói hơn.

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữGiao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữ

Những cử chỉ tay lên xuống, sẽ giúp bạn tạo điểm nhấn thu hút hơn là một câu nói suông. Ngoài ra cử chỉ khuôn mặt còn được xem là một trong những bộ phận quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất trong ngôn ngữ cơ thể. Những cái tròn mắt hay nhíu mày lần lượt biểu hiện cho hàng loạt cảm xúc như nghi ngờ, ngạc nhiên, đắn đo…

Âm sắc giọng nói, cao độ và cách diễn đạt

Âm thanh, giọng nói cũng được xem là một loại giao tiếp phi ngôn ngữ. Âm sắc và giọng nói của bạn phần lớn phụ thuộc vào thái độ lúc ấy. Đây được xem là hình thức phi ngôn ngữ phổ biến nhất trong các chương trình quảng cáo. 

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữGiao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữ

Một ví dụ về giao tiếp phi ngôn ngữ bằng âm sắc, giọng nói: “Nếu như bạn đã từng xem qua đoạn quảng cáo Trà sữa Machiato tại chương trình The Face tháng 3 năm 2019, thì bạn sẽ khá bất ngờ về sự thay đổi âm sắc cao độ đỉnh cao của diễn viên tham gia đoạn quảng cáo ấy.”

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, âm sắc của bạn sẽ cao hơn khi con người đang vui mừng, và ngược lại khi buồn, giọng điệu sẽ trầm lắng hơn. Cùng với đó, đồng nghĩa với việc khi tức giận, biểu cảm trên khuôn mặt của bạn sẽ có phần bay bổng hơn bình thường. Hay khi bạn đi ứng tuyển nhân viên bán hàng, thì âm sắc giọng nói và cách ăn nói của bạn sẽ được người phỏng vấn chú ý nhất. Vì đối với một người nhân viên bán hàng, truyền đạt được những thông tin sản phẩm tốt sẽ dẫn dắt được khách hàng mua sản phẩm.

>>> Có thể bạn chưa biết: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp & cách rèn luyện hiệu quả

Ngoại hình — Nói lên sự đẳng cấp và giá trị

Cùng với cử chỉ và giọng nói thì tiếp theo đó là ngoại hình. Không phải ngẫu nhiên có sự khác biệt giữa các loại trang phục trong từng trường hợp. Sự chau chuốt vẻ ngoài giúp bạn trông lịch thiệp hơn ở mọi hoàn cảnh. Bởi lẽ ngoại hình cũng được coi là một loại giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc sống. Có những công việc cần một ngoại hình sáng, nó thể hiện sự đẳng cấp và giá trị. Từ đó sức mạnh lời nói cũng tăng lên hoặc giảm xuống. Nói có vẻ hơi tiêu cực, nhưng thực chất mà nói nó lại đúng với thế giới hiện đại này.

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữGiao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữ

Ngoài 3 hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ trên thì còn có một số biểu hiện khác như:

  • Không gian cá nhân – sự gần gũi

  • Môi trường vật lý giữa chúng ta với các đồ vật tạo tác hoặc đồ vật sáng tác

  • Giao tiếp bằng các cơ quan xúc giác

  • Chiều dài không gian hoặc thời gian.

Lưu ý khi ứng dụng giao tiếp phi ngôn ngữ, phương Tây sẽ trái ngược với các quốc gia Châu Á

Biểu cảm khuôn mặt – Những chuyển động truyền đạt cảm xúc

Những biểu hiện trên khuôn mặt bao gồm: buồn, vui, khóc, giận dữ…Trong đó nụ cười được xem như một liều thuốc truyền đạt cảm xúc, tạo sự thoải mái, vui vẻ cho người đối diện. Tuy nhiên ở một số quốc gia như Mỹ, nụ cười thường biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn người Nga hay người Châu Á, còn ở Nhật Bản, nụ cười được xem là sự kính trọng và che giấu muộn phiền.

Hành động gật và lắc đầu – Giải mã thông điệp

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữGiao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữ

Với người Việt chúng ta, việc lắc đầu được hiểu với ý nghĩa là không đồng ý với điều gì đó. Thế nhưng, ở một số nước như Hy Lạp hay Bulgaria bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ với cử chỉ này. Việc gật hoặc lắc đầu ở đây mang ý nghĩa trái ngược nhau, cụ thể gật đầu nghĩa là “không”, lắc đầu nghĩa là “có”. Vì thế khi đến những quốc gia này bạn hãy cẩn thận sử dụng đúng cử chỉ để tránh xảy ra những trường hợp ngớ ngẩn.

Cẩn thận khi dùng cử chỉ ngón tay

Những cử chỉ thường sẽ được hình thành trong cuộc sống hằng ngày, dần dần trở thành một thói quen quen thuộc trong cách giao tiếp. Bạn có thể vẫy tay, chỉ tay hoặc dùng tay để tranh luận giúp cho cuộc trò chuyện trở nên sinh động hơn. Tuy nhiên việc sử dụng cử chỉ ngón tay cũng tùy thuộc vào văn hóa của mỗi quốc gia. Nếu như cử chỉ OK được truyền tải rộng rãi ở Anh, thì ngược lại nó lại gây khó chịu với nghĩa dở hơi ở một số quốc gia như Nga, Brazil, Đức.

Khoảng cách giao tiếp thế nào là đúng?

Khoảng cách giữa bạn và người đối thoại trong giao tiếp đôi khi cũng sẽ mang những ý nghĩa khác biệt. Nếu như ở các quốc gia Mỹ La Tinh hay Trung Đông, người ta thường có xu hướng gần sát nhau khi nói chuyện để thể hiện sự gần gũi, thân mật, thì ở một vài nước Châu Âu trong đó có Mỹ, họ thường giữ một khoảng cách nhất định khi giao tiếp. Điều này nhằm thể hiện sự tôn trọng với đối phương.

Kiểm soát sự đụng chạm

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữGiao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữ

Sự đụng chạm ở đây muốn nói đến cái bắt tay, ôm hoặc hôn – một hành động phải nói khá phổ biến trong giao tiếp, nhất là ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, việc ôm, hôn nó lại được cho là hành động khiếm nhã ở các quốc gia Châu Á, trong đó có cả Việt Nam. Vậy nên, bạn hãy thật cẩn trọng khi sử dụng những hành động này nhé!

Ánh mắt – Vũ khí chiếm trọn trái tim

Cuối cùng, ánh mắt cũng được xem là một loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Theo suy nghĩ và cách nhìn nhận ở những nước phương Tây, việc giao tiếp bằng ánh mắt khi trò chuyện là một cách thể hiện sự chân thành, không che đậy điều gì. Còn đối với người Châu Á, việc nhìn chăm chăm vào mắt người đối diện khi giao tiếp được xem là hành động thiếu lịch sự và làm mất lòng người khác.

Cách để sử dụng phi ngôn ngữ một cách thuyết phục

Sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ 

Những tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ giúp làm rõ hơn thái độ của lời nói. Khi buồn bã có nghĩa là lúc chúng ta đang cảm thấy tức giận, chán nản. Lúc này tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ giúp diễn đạt rõ những từ ngữ bạn đang sử dụng, hiểu được bản chất thực sự trong hoàn cảnh lúc đó là gì.

Đôi khi bạn không cần phải nói nhiều lời, chỉ cần một vài cử chỉ như dấu hiệu ngón tay, cái gật đầu để nói “Công việc tốt”, “Đúng vậy”…

Tư thế và thái độ

Tư thế đứng/ ngồi trong giao tiếp sẽ phản ánh nên thái độ của bạn. Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, bạn nên thể hiện sự chân thành, niềm nở với người đối diện (đối tác, khách hàng). Tránh thái độ kênh kiệu, không tôn trọng đối phương. Cũng không nên tỏ ra lúng túng, bối rối trong buổi gặp gỡ. Điều này sẽ tạo ấn tượng không tốt với đối phương. Và cũng đừng quên tránh thái độ thờ ơ, lạnh lùng khi nói chuyện.

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữGiao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Hành vi và thông điệp của phi ngôn ngữ

Bên cạnh thái độ thì tư thế cũng là điều nên chú ý trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong khi đang ngồi trò chuyện với nhau bạn không nên nhìn về hướng khác. Điều này nói lên rằng bạn không tập trung và có thái độ không quan tâm đến đối phương. Việc ngáp ngắn, thở dài cũng là điều vô cùng khiếm nhã trong cuộc nói chuyện.

Điều chỉnh kỹ năng phù hợp với ngữ cảnh

Những cử chỉ trong kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, đều phải được điều chỉnh sao cho linh hoạt với từng hoàn cảnh. Bạn hãy luôn thật tỉnh táo, làm chủ và kiểm soát mọi hành vi, biểu hiện của mình. Đầu tiên cần phải đánh giá tình huống rồi sau đó mới đưa ra những hành vi bổ trợ cho lời nói bản thân.

Thường xuyên luyện tập

Để có thể sử dụng linh hoạt giữa cử chỉ và lời nói. Bạn cần phải chăm chỉ luyện tập đối thoại thường xuyên. Hằng ngày trong những cuộc giao tiếp, bạn hãy cố gắng kết hợp kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ để dần quen và tự kiểm soát được tình huống ngẫu nhiên. Chỉ khi bạn nắm bắt cử chỉ cơ thể của người đối diện, thì bạn mới hiểu được nhu cầu của họ là gì.

Tóm lại giao tiếp phi ngôn ngữ là một công cụ giúp nâng cao giá trị bản thân của mỗi người trong cuộc sống. Để giúp hiểu được đối tượng giao tiếp, ai trong mỗi chúng ta cũng đều có một ngôn ngữ cơ thể riêng. Trong đó, việc giao tiếp phi ngôn ngữ chính là chìa khóa rất có ý nghĩa trong các cuộc thương lượng hay đàm phán quan trọng. Cuối cùng đừng quên truy cập Mua Bán để đọc và biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình tìm việc làm nhé!

Tham khảo thêm: