Giáo Dục Thể Chất Cho Trẻ Mầm Non Ý Nghĩa & Mục Tiêu
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một môn học hướng đến sự hoàn thiện cơ thể về các yếu tố kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản từ đó phát triển phẩm chất của trẻ
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một trong những môn học có trong chương trình học. Và hiện nay môn học này ngày càng có ý nghĩa quan trọng bởi đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện về mặt tểh chất. Ngoài ra, môn học này còn giúp trẻ tự tin và năng động hơn, có nhiều điều để trải nghiệm hơn. Hãy cùng Mighty Math tìm hiểu về ý nghĩa và mục tiêu của giáo dục thể chất đối với trẻ mầm non qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giáo dục thể chất mầm non là thế nào?
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một môn học hướng đến sự hoàn thiện cơ thể về các yếu tố đó là hình thái, chức năng, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản. Từ đó phát triển được khả năng, phẩm chất của trẻ, hình thành một lối sống lành mạnh trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Giáo dục thể chất cho trẻ là một trong những quá trình tác động đến nhiều mặt vào cơ thể của trẻ. Có các hoạt động cho trẻ vận động, sinh hoạt nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển cân đối.
2. Vai trò của giáo dục thể chất đối với trẻ mầm non
Hiện nay, một số trường đã áp dụng mô hình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Kèm theo đó là các hoạt động nhằm giúp trẻ có thể phát triển toàn diện. Và hoạt động thể chất này có vai trò to lớn đó là:
- Khi trẻ tham gia hoạt động thể chất như vui chơi thể thao, rèn luyện thường xuyên sẽ giúp trẻ có cơ hội rèn luyện sức bền, sự nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng linh hoạt trong vận động
- Ngoài việc phát triển thể chất, trẻ còn có thể phát triển về trí tuệ. Biết kết hợp những kiến thức nền tảng cho trẻ mầm non như màu sắc, số đếm, các hình khối, hoạt động thể thao,…
- Việc trẻ vừa học vừa tham gia giáo dục thể chất sẽ cảm thấy thoải mái. Từ đó có mục tiêu học tập và phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần.
- Thông qua những hoạt động này trẻ cũng rèn được một số những kỹ năng xã hội như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng lắng nghe,….
3. Mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Mục tiêu chính trong việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đó là bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Bởi ở độ tuổi mầm non, trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh. Nếu mục tiêu này hoàn thành sẽ giúp cho trẻ củng cố và tăng sức khỏe, hoàn thiện được khả năng sinh lý của cơ thể. Ngoài ra cơ thể của trẻ cũng sẽ phản ứng và chống lại những ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Việc hình thành thói quen vận động cũng là một trong những mục tiêu của việc giáo dục thể chất cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ tiết kiệm được sức khi di chuyển và giúp trẻ phát triển các cơ quan bên trong một cách hoàn thiện.
Định hình là tính cách là mục tiêu thứ 3 của việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. trong các giờ chơi vận động hoặc các giờ thể dục, giáo viên có thể đánh giá được tính cách của trẻ thông qua những phản ứng hoặc hành vi trước những lời khen hay chê của giáo viên.
4. Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Hiện nay có 6 quy tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non mà bạn nên biết đó là:
- Nguyên tắc tự giác và tích cực
- Nguyên tắc hệ thống và toàn diện
- Nguyên tắc coi trọng đặc điểm cá nhân
- Nguyên tắc trực quan
- Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong khi luyện tập
- Nguyên tắc nâng cao và củng cố
5. Ý nghĩa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có ý nghĩa to lớn bởi hoạt động này không chỉ giúp sức khoẻ thêm dẻo dai mà còn giúp trẻ phát triển được trí não:
- Giúp trẻ rèn luyện được thể lực thường xuyên: Việc rèn luyện thể lực thường xuyên sẽ giúp trẻ hình thành thói quen, từ đó có một sức khỏe tốt, tham gia mọi hoạt động một cách tích cực nhất
- Hình thành được những thói quen vận động ngay từ khi còn bé: Trong môi trường mầm non việc giáo dục thể chất có ý nghĩa quan trọng. Bởi điều này không những giúp trẻ rèn luyện được sức khoẻ mà còn giúp trẻ năng động, bồi dưỡng về nhân cách con người.
- Định hình và phát triển nhân cách: thông qua những hoạt động, những trò chơi được tổ chức ở trường mầm non. Giáo viên sẽ dựa trên thái độ của trẻ trước các hoạt động cũng như lời chỉ dẫn của thầy cô. Từ đó giúp trẻ hình thành ý thức kỷ luật, tính trung thực, khả năng tập trung.
Hy vọng, với bài viết này của Mighty Math sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Không những giúp trẻ rèn luyện về thể chất mà còn rèn luyện các kỹ năng khác trong quá trình phát triển của trẻ.