Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO) là gì?
Giám đốc điều hành là vị trí quản lý chung, vận hành cả hệ thống công ty nên không phải ai cũng có năng lực đảm đương bởi tính chất và tầm quan trọng của người điều hành: Họ thường xuyên phải ra các quyết định quan trọng, quyết định các chính sách của công ty, cũng phải thông hiểu về quản lý nhân sự, tài chính, marketing, sản xuất… để có thể là người “đầu tàu” đưa ra các chiến lược, kế hoạch phát triển công ty.
Trong xu thế cách mạng công nghiệp hiện nay , cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Mỗi doanh nghiệp đều phải đặt ra một chiếc lược đúng đắn để tồn tại và phát triển. Giám đốc điều hành là vị trí mang tính “then chốt” để tạo nên sự chuyên nghiệp cho tất cả mọi công đoạn trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động sản xuất, kinh doanh và xây dựng thương hiệu.
Lãnh đạo cũng giống nhân viên, cũng là con người nên luôn có điểm mạnh, điểm yếu và có nhiều điều cần phải học hỏi, khắc phục nếu muốn trở thành một CEO chuyên nghiệp. Vì lẽ đó, một CEO chuyên nghiệp là người luôn phải cập nhật cho mình những kiến thức về quản trị mới để phù hợp với môi trường kinh doanh đầy biến động và chiêu mộ được các nhân viên trung thành.
Ceo là gì -Giám đốc điều hành là gì?
CEO hay còn gọi là Giám đốc điều hành. Trong tiếng Anh CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer , là người thay mặt hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm hoạt động, điều hành tất cả mọi công việc hàng ngày của doanh nghiệp.
Giống như một con thuyền muốn giương buồm ra biển lớn và trở về với những khoang đầy cá luôn cần đến sự lèo lái của người thuyền trưởng tài ba thì cũng có thể hiểu vai trò của giám đốc điều hành (CEO) trong doanh nghiệp bằng một cách hình tượng như thế. CEO chính là người tạo ra sức sống và thổi hồn vào cỗ máy mang tên “doanh nghiệp” để nó hoạt động và không ngừng “phình” ra về mặt quy mô và lợi nhuận.
Là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp. CEO còn là người tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh này.
Vai trò của một CEO chuyên nghiệp
Một CEO đúng nghĩa luôn được “ưu ái” cho khối lượng công việc khổng lồ đòi hỏi kiến thức sâu rộng và tầm nhìn mang tính chiến lược của người đứng đầu. CEO là vị trí mang tính chủ chốt để tạo nên tính chuyên nghiệp cho mọi công đoạn trong tổ chức và hoạt động của công ty. Và cũng không có danh sách tiêu chuẩn về vai trò và trách nhiệm của một giám đốc điều hành.Tùy vào từng hoàn cảnh, từng vấn đề mà CEO thể hiện rõ vai trò, công việc và cả năng lực bản thân, hiểu rõ điểm yếu – điểm mạnh của mình.
Thường phụ thuộc vào cấu trúc tổ chức hoặc quy mô của công ty. Trong các công ty nhỏ, CEO đảm nhận vai trò trực tiếp nhiều hơn, như đưa ra các quyết định kinh doanh cấp thấp.Còn ở các công ty lớn, CEO thường chỉ liên quan đến chiến lược, các quyết định lớn của công ty. Các nhiệm vụ khác được giao cho người quản lý hoặc bộ phận khác. Từng thời điểm kinh tế sẽ luôn mang lại những thách thức, cơ hội khác nhau khiến CEO phải trở thành “tắc kè hoa” thể hiện được những vai trò đặc biệt của mình ứng biến với từng chuyển động dù là nhỏ nhất.
Do vậy, một CEO sẽ đảm nhiệm các vai trò sau:
- Định hướng chiến lược, lập kế hoạch hành động và chỉ đạo triển khai thực hiện các chiến lược của công ty trung hạn và dài hạn;
- Chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị của công ty và chịu trách nhiệm với pháp luật, nhân sự, nguồn lực, tài chính, khách hàng và xã hội;
- Thiết lập hệ thống quản lý, điều hành cho toàn bộ hoạt động của công ty;
- Xây dựng nét văn hóa riêng của công ty;
- Lãnh đạo và phát triển vững mạnh đội ngũ nhân sự của công ty;
- Hoạch định nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Nhiệm vụ của một CEO chuyên nghiệp
Giám đốc Điều hành CEO – vị trí quan trọng hàng đầu trong một doanh nghiệp là điều mà ai cũng hiểu rõ. Vậy những người ở vị trí này sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ gì, công việc của Giám đốc Điều hành phải nắm giữ là gì?
Họ là những người có thể nhìn trước những cơ hội mà không ai nhìn thấy, đồng thời là người có vị trí cao nhất trong công ty, có thể đưa ra những đánh giá hay hay quyết định cứng rắn mà không một ai khác có thẩm quyền. Họ cũng là người duy nhất phải chịu trách nhiệm về hiệu suất cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ đáp ứng những mục tiêu đã định mà còn phải đáp ứng những thước đo và tiêu chuẩn của nhóm cổ đông đa dạng. Và đó là công việc mà các Giám đốc điều hành phải làm bởi lẽ nếu không có yếu tố bên ngoài thì sẽ không tồn tại yếu tố bên trong. Tăng trưởng bền vững của một tổ chức là trách nhiệm và công việc của họ. Vậy nếu Giám đốc điều hành có vai trò kết nối nhân tố bên trong và bên ngoài thì nhiệm vụ cụ thể của họ là gì?
Trong số muôn vàn các vai trò phải thực hiện khi ngồi vào vị trí của một CEO, thì nhiệm vụ và công việc của Giám đốc Điều hành cơ bản gồm các nhiệm vụ sau:
Hoạch định: Phối hợp với Ban điều hành xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn. Điều hành các Phòng/Ban Công ty để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cho từng bộ phận đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của Công ty.
Quản trị: Giám sát Dự Án và đưa ra quyết định và đề xuất đúng đắn những giải pháp, chiến lược,… với Ban điều hành, xây dựng hệ thống quy trình quy định cấp công ty và các bộ phận. Đảm bảo hệ thống quản trị được cập nhật và hoạt động hiệu quả.
Marketing: Chỉ đạo và giám sát việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu marketing dài và ngắn hạn; đánh giá định kỳ các kênh marketing cho sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Chỉ đạo công tác xây dựng, triển khai các kế hoạch marketing nhằm đẩy mạnh thương hiệu của Công ty trên thị trường. Định kỳ đánh giá và điều chỉnh kế hoạch, hoạt động marketing.
Kinh doanh: Định hướng việc tổ chức xây dựng và phát triển các kênh bán hàng cho Công ty. Phối hợp với Ban điều hành để hoạch định, xây dựng tiêu chuẩn cho từng kênh bán hàng. Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh. Đánh giá và theo dõi hiệu quả hoạt động của từng kênh bán hàng.
Nhân sự: Xây dựng kế hoạch nhân sự, nguồn nhân sự dài và ngắn hạn; trực tiếp tham gia tuyển dụng nhân sự cho công ty. Xây dựng cơ chế lương, khen thưởng phù hợp với chiến lược và mục tiêu của Công ty.
Tài chính: Xây dựng ngân sách, định mức chi phí về Dự án. Định kỳ theo dõi kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
Kiểm soát: Xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động cho Công ty. Xây dựng bộ máy và tổ chức hệ thống kiểm soát đã được phê duyệt. Báo cáo: Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện hệ thống báo cáo đối với Giám đốc điều hành cho Ban điều hành theo quy định của công ty. Dựa trên các nhiệm vụ trên, bạn có thể xây dựng bảng nhiệm vụ chi tiết hàng ngày, hàng tuần, quy trình và hướng dẫn làm việc. Bản mô tả công việc chuẩn cần trích dẫn, phụ thuộc vào bản chức năng nhiệm vụ của phòng ban liên quan.
Muốn trở thành CEO cần học ngành gì?
Không có một quy chuẩn chung nào quy định CEO phải học ngành gì. Một CEO có thể đi lên từ CFO, HRO, COO thậm chí là từ một nhân viên đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên, con đường bài bản nhất để trở thành một CEO là tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh ở một trường đại học nào đó. Hay nói cách khác, chọn học ngành Quản trị Kinh doanh, con đường trở thành CEO của bạn sẽ dễ dàng hơn.
Khi học ngành này, bạn sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, marketing và nhân sự.
Bên cạnh những gì được dạy ở trường , bạn cũng nên trau dồi thêm kiến thức xã hội. Có kiến thức xã hội sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra điểm chung với đối tác, khiến các cuộc gặp trở nên thú vị hơn. Đây cũng là điều kiện bắt buộc khi bạn bước chân vào con đường kinh doanh.
Học CEO chuyên nghiệp và những kỹ năng cần có
Bên cạnh tố chất và những gì được dạy ở trường hoặc tại các lớp giám đốc điều hành, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà đặc biệt là CEO cần có những kỹ năng quản trị nhất định để có thể tác động, lôi cuốn người khác đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Những kỹ năng cần có của một CEO là:
Là người đại diện của doanh nghiệp, có tiếng nói với khách hàng, trước cộng đồng và phải làm việc với các đối tác khác nhau. Do vậy, một CEO cần phải có kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu những mong đợi cũng như biết cách thuyết phục đối tác.
Mục Lục
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh, giải quyết các mâu thuẫn lợi ích giữa các đối tác.
Kỹ năng quản lý sự thay đổi
Giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn khi nhà lãnh đạo khởi xướng các thay đổi
Kỹ năng làm việc hiệu quả
Để có thể tập hợp được mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao cho doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo cần có kỹ năng xây dựng những nhóm làm việc hiệu quả.
Học CEO ở đâu tốt nhất?
Với những vai trò trách nhiệm đặc biệt của CEO, luôn đòi hỏi bản thân người thủ lĩnh thường xuyên cập nhập xu hướng lãnh đạo mới. Trau dồi những kĩ năng để hoàn thiện bản thân một cách toàn diện nhất , ngoài việc bản thân tự trải nghiệm thực tế. Thì tìm kiếm môi trường đào tạo chuyên nghiệp và uy tín ,với những giảng viên hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong những doanh nghiệp nổi tiếng để học tập và trao đổi kiến thức. Là câu hỏi mà nhiều chủ doanh nghiệp tự hỏi khi muốn hoàn thiện bản thân quan tâm.
Học viện đào tạo CEO Việt Nam
Hiện nay, có nhiều nơi đào tạo CEO tại Hà Nội. Tuy nhiên Học viện doanh nhân Vân Nguyên Edubiz vẫn là được coi là Học viện CEO hàng đầu tại Việt Nam bởi:
- Đội ngũ xây dựng, giảng dạy của các lớp giám đốc điều hành là các chuyên gia giàu kiến thức, với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và thực tế.
- Khóa học được xây dựng trên các cấu phần chính là các chuyên đề đào tạo quản trị doanh nghiệp theo thông tư 05/2019/TT-BKHDT như: Phát triển năng lực lãnh đạo, Quản trị chiến lược kinh doanh, Quản trị và phát triển nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Lãnh đạo tổ chức, Kỹ năng đàm phán, Quản trị tài chính và thuế,…
Khóa học giám đốc điều hành chuyên nghiệp do Vân Nguyên tổ chức
Khóa học CEO toàn diện là gì?
Là khóa học do các chuyên gia, giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, học vị cao tốt nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài thiết kế giáo trình. Lớp đào tạo giám đốc điều hành toàn diện giúp học viên nắm được tư duy và kiến thức cốt lõi. Đồng thời khơi dậy khả năng lãnh đạo và định hướng phát triển của bản thân.
Các đối tượng nên tham dự khóa học có thể kể đến như:
- Cấp lãnh đạo doanh nghiệp
- Nhà điều hành và cán bộ chủ chốt
- Đội ngũ quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp (Giám đốc chức năng, Trưởng/Phó các phòng, ban, bộ phận)
- Những người mong muốn trở thành Giám đốc điều hành chuyên nghiệp trong tương lai.
10 lợi ích khi tham gia khóa học CEO toàn diện tại Vân Nguyên
- Được trang bị những tư duy và nhận thức cốt lõi mà một CEO cần phải có trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
- Nâng cao năng lực quản trị theo khoa học, giảm bớt các quyết định theo cảm tính đầy rủi ro.
- Được trang bị những kiến thức và kỹ năng giúp các cấp lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, hoạt định chiến thuật bài bản.
- Nắm vững và hiểu rõ các chiến lược Marketing tổng thể, PR, quản trị thương hiệu, … hỗ trợ cho công việc quản lý điều hành với vai trò của một nhà lãnh đạo.
- Được hỗ trợ học phí từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội và Học viện Doanh nhân Vân Nguyên Edubiz.
- Được học cùng các chuyên gia, giảng viên, CEO nổi tiếng giàu kinh nghiệm thực tiễn.
- Học viên thoải mái đặt vấn đề vướng mắc để được chuyên gia giải đáp ngay trên lớp
- Được giao lưu, kết nối cùng các CEO khác, từ đó gia tăng các mối quan hệ
- Khóa học là sự kết hợp giữa lý thuyết, thực hành và kinh nghiệm thực tiễn, giúp người học có thể ứng dụng ngay vào công tác quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả.
- Được phục vụ teabreak giữa giờ, được cung cấp tài liệu & tham gia vào các hội nhóm phù hợp do Vân Nguyên quản lý.
4.9/5 – (185 bình chọn)