Giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính – Quy định của pháp luật và đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất
, đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Thứ hai,
đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức.
Theo quy định của Luật XLVPHC
Đối với hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định của Luật XLVPHC có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính
Cũng theo quy định của Luật XLVPHC
Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
– Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
– Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2.1.2. Khác với Luật XLVPHC, pháp luật về phòng, chống tham nhũng không quy định về những trường hợp giải trình mà quy định những nội dung không thuộc phạm vi giải trình
– Nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.
2.2. Về
hình thức thực hiện quyền giải trình
2.2.1. Điều 61 Luật XLVPHC quy định việc giải trình được thực hiện theo một trong hai hình thức: (i) giải trình trực tiếp hoặc (ii) giải trình bằng văn bản.
Giải trình trực tiếp là trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Giải trình bằng văn bản là trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Giống với quy định của Luật XLVPHC, yêu cầu giải trình trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng cũng được thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình
Vậy, vấn đề đặt ra là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có được đồng thời thực hiện quyền giải trình theo cả hai hình thức: giải trình trực tiếp và giải trình bằng văn bản hay không. Hiện nay, theo quy định của Luật XLVPHC (cũng giống như pháp luật về phòng, chống tham nhũng), cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình nhưng chỉ được lựa chọn theo một trong hai hình thức giải trình phù hợp (trực tiếp hoặc bằng văn bản). Điều này có nghĩa là, nếu cá nhân, tổ chức đã chọn hình thức giải trình trực tiếp thì sẽ không có quyền yêu cầu giải trình bằng văn bản và ngược lại, nếu cá nhân, tổ chức đã chọn hình thức giải trình bằng văn bản thì sẽ không có quyền đề nghị được giải trình trực tiếp.
2.2.2. Bên cạnh quy định về các hình thức thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, Luật XLVPHC cũng quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng quy định “
Người yêu cầu giải trình có
quyền t
ự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình
”
[44].
2.3. Về thủ tục giải trình
2.3.1. Điều 61 Luật XLVPHC quy định cụ thể về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm khi thực hiện quyền giải trình và trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt khi nhận được yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm:
– Đối với cá nhân, tổ chức vi phạm: Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật XLVPHC, đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
– Đối với người có thẩm quyền xử phạt: Luật XLVPHC quy định người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ kỹ của các biên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
2.3.2. Cũng giống như Luật XLVPHC, pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể về thủ tục giải trình, tuy nhiên, quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng về thủ tục giải trình có nội dung đầy đủ, cụ thể hơn (bao gồm các quy định về tiếp nhận yêu cầu giải trình, thực hiện việc giải trình, thời hạn thực hiện việc giải trình, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình):
– Về tiếp nhận yêu cầu giải trình
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tiếp nhận và không thuộc những trường hợp từ chối yêu cầu giải trình lần lượt quy định tại Điều 4
+ Trường hợp văn bản yêu cầu giải trình không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10
+ Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn bản giải trình cho người yêu cầu giải trình.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu, người giải trình phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và nêu rõ lý do.
–
+
Trong trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp, có nội dung đơn giản, thì việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Việc giải trình trực tiếp phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.
+ Trong những trường hợp còn lại thì việc giải trình được thực hiện như sau: Thu thập, xác minh thông tin có liên quan; Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên; Ban hành văn bản giải trình; Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.
+ Văn bản giải trình phải có các nội dung sau đây: Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình; Nội dung yêu cầu giải trình; Kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có); Căn cứ pháp lý thực hiện việc giải trình; Nội dung giải trình cụ thể.
– Về
– Về t
+
Trong quá trình thực hiện việc giải trình, người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định tạm đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau đây:
(i) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;
(ii) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
(iii) Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện trách nhiệm giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình.
+ Người thực hiện trách nhiệm giải trình tiếp tục thực hiện việc giải trình khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn.
+ Người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau:
(i) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;
(ii) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật;
(iii) Người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu giải trình.
3. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về giải trình trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính
3.1. Kết quả đạt được
Thời gian qua, việc quy định và thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trong quá trình XPVPHC đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể như sau:
Thứ nhất
, Luật XLVPHC đã ghi nhận giải trình là quyền của cá nhân, tổ chức vi phạm; quy định cụ thể các trường hợp được giải trình, hình thức thực hiện quyền giải trình và trình tự, thủ tục giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, bảo đảm thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trên thực tế.
Thứ hai,
Luật XLVPHC đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan tiến hành xử phạt phải xem xét ý kiến giải trình của người vi phạm, nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt (đối với giải trình trực tiếp), góp phần nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ.
Thứ ba,
quy định về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trong quá trình XPVPHC và trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong việc tiếp nhận, giải quyết giải trình cũng phần nào hạn chế các khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định XPVPHC, tiết kiệm chi phí cho xã hội trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.
3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân
3.2.1. Hạn chế, bất cập
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, quy định về giải trình trong quá trình XPVPHC còn có những hạn chế, bất cập:
Thứ nhất,
Luật XLVPHC chưa có những quy định cụ thể về nội dung giải trình, điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình, những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình, Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình, Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình (Luật XLVPHC mới chỉ quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tổ chức phiên giải trình trực tiếp. Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có yêu cầu giải trình bằng văn bản, Luật XLVPHC chưa có quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền: Khi nhận được yêu cầu giải trình bằng văn bản, trong thời hạn bao lâu, người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo cho người giải trình về việc tiếp nhận hoặc từ chối giải trình và nêu rõ lý do…). Trong khi đó, trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, pháp luật lại quy định rất cụ thể về các nội dung này, theo đó:
– Về nội dung giải trình
– Về đ
–
–
–
Thứ hai,
Luật XLVPHC chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp giải trình nhưng lại không có yêu cầu giải trình, đồng thời, chưa có sự thống nhất trong quy định về thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
–
Về trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp giải trình nhưng lại không có yêu cầu giải trình:
Điều 61 Luật XLVPHC quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm khi thực hiện quyền giải trình và trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt khi nhận được yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm. Tuy nhiên, Luật XLVPHC chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không có yêu cầu giải trình. Hay nói cách khác, đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không có yêu cầu giải trình thì thời hạn xem xét, ra quyết định xử phạt giải quyết như thế nào. Về vấn đề này, hiện nay có hai cách hiểu khác nhau:
–
Cách hiểu thứ nhất cho rằng
: Đối với các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính vì theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC, trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và 3 Điều 61 Luật XLVPHC thì người có thẩm quyền xử phạt không phải xem xét ý kiến của cá nhân, tổ chức vi phạm trước khi ban hành quyết định XPVPHC. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật XLVPHC “
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản
”. Căn cứ các quy định này của Luật XLVPHC, đối với các vụ việc đơn giản, không có tình tiết phức tạp hoặc các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
– Cách hiểu thứ hai cho rằng
: Đối với các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt không nhất thiết phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn ra quyết định xử phạt trong trường hợp này tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính vì Điều 61 Luật XLVPHC quy định về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, trong đó, quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong việc xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có yêu cầu giải trình (không thực hiện quyền giải trình của mình) trong thời hạn pháp luật quy định thì người có thẩm quyền xử phạt không phải xem xét ý kiến của cá nhân, tổ chức vi phạm trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong khi đó, khoản 1 Điều 66 Luật XLVPHC quy định đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật XLVPHC thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
“Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản
”.
Khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật XLVPHC quy định về hình thức và thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong việc xem xét ý kiến giải trình và có sự gắn kết với quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC. Theo đó, đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình, thực hiện theo các hình thức và trong thời hạn do pháp luật quy định để bảo đảm thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm (không đặt ra vấn đề cá nhân, tổ chức vi phạm có thực hiện hay không thực hiện quyền giải trình của mình), thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Việc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện quyền giải trình trong thời hạn quy định chỉ có ý nghĩa là người có thẩm quyền xử phạt không có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình. Mặt khác, Điều 61 và 66 của Luật XLVPHC hiện cũng không có quy định nào quy định đối với các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
– V
ề thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính:
Hiện nay, quy định về thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chưa có sự thống nhất: Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, thời hạn cá nhân, tổ chức vi phạm gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được tính theo
“ngày
” (trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính). Điều này có nghĩa là thời hạn được tính theo ngày dương lịch và được hiểu chung là bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định tại các điều từ Điều 144 đến Điều 148 Bộ luật dân sự năm 2015. Trong khi đó, đối với trường hợp giải trình trực tiếp, thời hạn cá nhân, tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được tính theo
“ngày làm việc”
(trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính) , không bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.
Thứ
ba
,
thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt thời gian qua cho thấy, việc thực hiện các quy định về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền còn hạn chế. Một số trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC mà người có thẩm quyền khi lập biên bản vi phạm hành chính, trong biên bản không có nội dung về giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm “
quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình” [59]
3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Những hạn chế, bất cập nêu trên do một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất,
một số quy định của pháp luật về giải trình trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính chưa đầy đủ, chưa cụ thể.
Thứ hai
, nhận thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức về xử lý vi phạm hành chính nói chung và XPVPHC nói riêng, trong đó có các quy định pháp luật về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm còn hạn chế. Trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật nói chung, hiểu biết về quyền được giải trình trong quá trình XPVPHC của một số cá nhân, tổ chức vi phạm còn thấp.
Thứ
ba
,
công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong công tác XPVPHC, trong đó có các quy định về bảo đảm thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền chưa được kịp thời và thường xuyên.
4. Đề xuất, kiến nghị
4.1. Về hoàn thiện các quy định pháp luật
về giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính
– Nghiên cứu, bổ sung các quy định về nội dung giải trình; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình, quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình, quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình (trong đó, nghiên cứu, bổ sung quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền khi nhận được yêu cầu giải trình bằng văn bản: trong thời hạn bao lâu, người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo cho người giải trình về việc tiếp nhận giải trình hoặc từ chối giải trình và nêu rõ lý do).
– Nghiên cứu, quy định cụ thể thời hạn giải quyết đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thực hiện quyền giải trình, tránh các cách hiểu khác nhau như đã nêu tại nội dung thứ hai, mục 3.2.1 nêu trên. Đồng thời, nghiên cứu quy định thống nhất thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm theo ngày làm việc.
4.2. Về nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật XLVPHC, bảo đảm quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ công chức làm công tác XPVPHC, cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức nói chung, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt nói riêng về vị trí, vai trò của công tác xử phạt, trong đó có các quy định pháp luật về giải trình, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính nói riêng.
– Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về XPVPHC cho đội ngũ công chức, người thi hành công vụ, qua đó, nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong việc thực hiện pháp luật về XPVPHC (trong đó có các quy định của Luật XLVPHC về giải trình), bảo đảm tính kịp thời, đầy đủ, tính chính xác, thống nhất trong áp dụng pháp luật của người có thẩm quyền.
– Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác thi hành pháp luật về XPVPHC, qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vi phạm, trong đó có quyền giải trình theo quy định của pháp luật, từng bước đưa công tác này đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn./.
, đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức.Theo quy định của Luật XLVPHC [37] thì phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Trên thực tế có thể thấy phạt tiền là hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến và hình thức xử phạt tiền sẽ thuộc trường hợp được giải trình khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức.Đối với hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định của Luật XLVPHC có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính [38] Cũng theo quy định của Luật XLVPHC [39] thì tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:- Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.2.1.2. Khác với Luật XLVPHC, pháp luật về phòng, chống tham nhũng không quy định về những trường hợp giải trình mà quy định những nội dung không thuộc phạm vi giải trình
[40]
, bao gồm:- Nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.- Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.2.2.1. Điều 61 Luật XLVPHC quy định việc giải trình được thực hiện theo một trong hai hình thức: (i) giải trình trực tiếp hoặc (ii) giải trình bằng văn bản.Giải trình trực tiếp là trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Giải trình bằng văn bản là trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.Giống với quy định của Luật XLVPHC, yêu cầu giải trình trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng cũng được thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình [41] . Tuy nhiên, khác với quy định về giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản trong Luật XLVPHC, pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn có những quy định về yêu cầu giải trình trực tiếp [42] và yêu cầu giải trình bằng văn bản [43] . Theo đó, đối với yêu cầu giải trình trực tiếp: Người yêu cầu giải trình trình bày rõ ràng nội dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình. Trường hợp nhiều người cùng yêu cầu giải trình về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình; Người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình phải thể hiện trung thực nội dung yêu cầu giải trình bằng văn bản; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình; Người yêu cầu giải trình ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản yêu cầu giải trình. Đối với yêu cầu giải trình bằng văn bản: Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu giải trình; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình. Văn bản yêu cầu giải trình phải có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình.Vậy, vấn đề đặt ra là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có được đồng thời thực hiện quyền giải trình theo cả hai hình thức: giải trình trực tiếp và giải trình bằng văn bản hay không. Hiện nay, theo quy định của Luật XLVPHC (cũng giống như pháp luật về phòng, chống tham nhũng), cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình nhưng chỉ được lựa chọn theo một trong hai hình thức giải trình phù hợp (trực tiếp hoặc bằng văn bản). Điều này có nghĩa là, nếu cá nhân, tổ chức đã chọn hình thức giải trình trực tiếp thì sẽ không có quyền yêu cầu giải trình bằng văn bản và ngược lại, nếu cá nhân, tổ chức đã chọn hình thức giải trình bằng văn bản thì sẽ không có quyền đề nghị được giải trình trực tiếp.2.2.2. Bên cạnh quy định về các hình thức thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, Luật XLVPHC cũng quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng quy định “2.3.1. Điều 61 Luật XLVPHC quy định cụ thể về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm khi thực hiện quyền giải trình và trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt khi nhận được yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm:- Đối với cá nhân, tổ chức vi phạm: Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật XLVPHC, đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.- Đối với người có thẩm quyền xử phạt: Luật XLVPHC quy định người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ kỹ của các biên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.2.3.2. Cũng giống như Luật XLVPHC, pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể về thủ tục giải trình, tuy nhiên, quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng về thủ tục giải trình có nội dung đầy đủ, cụ thể hơn (bao gồm các quy định về tiếp nhận yêu cầu giải trình, thực hiện việc giải trình, thời hạn thực hiện việc giải trình, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình):- Về tiếp nhận yêu cầu giải trình [45] + Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tiếp nhận và không thuộc những trường hợp từ chối yêu cầu giải trình lần lượt quy định tại Điều 4 [46] và Điều 5 [47] Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (Nghị định số 59/2019/NĐ-CP). Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.+ Trường hợp văn bản yêu cầu giải trình không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 [48] Nghị định số 59/2019/NĐ-CP thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu giải trình bổ sung thông tin, tài liệu.+ Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn bản giải trình cho người yêu cầu giải trình.+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu, người giải trình phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và nêu rõ lý do. Về t hực hiện việc giải trình [49] Trong trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp, có nội dung đơn giản, thì việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Việc giải trình trực tiếp phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.+ Trong những trường hợp còn lại thì việc giải trình được thực hiện như sau: Thu thập, xác minh thông tin có liên quan; Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên; Ban hành văn bản giải trình; Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.+ Văn bản giải trình phải có các nội dung sau đây: Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình; Nội dung yêu cầu giải trình; Kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có); Căn cứ pháp lý thực hiện việc giải trình; Nội dung giải trình cụ thể.- Về t hời hạn thực hiện việc giải trình [50] : Thời hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình; trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần; thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình. Thời gian tạm đình chỉ việc giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 14 [51] của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP không được tính vào thời hạn thực hiện việc giải trình.- Về t ạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình [52] Trong quá trình thực hiện việc giải trình, người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định tạm đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau đây:(i) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;(ii) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;(iii) Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện trách nhiệm giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình.+ Người thực hiện trách nhiệm giải trình tiếp tục thực hiện việc giải trình khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn.+ Người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau:(i) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;(ii) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật;(iii) Người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu giải trình.Thời gian qua, việc quy định và thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trong quá trình XPVPHC đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể như sau:, Luật XLVPHC đã ghi nhận giải trình là quyền của cá nhân, tổ chức vi phạm; quy định cụ thể các trường hợp được giải trình, hình thức thực hiện quyền giải trình và trình tự, thủ tục giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, bảo đảm thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trên thực tế.Luật XLVPHC đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan tiến hành xử phạt phải xem xét ý kiến giải trình của người vi phạm, nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt (đối với giải trình trực tiếp), góp phần nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ.quy định về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trong quá trình XPVPHC và trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong việc tiếp nhận, giải quyết giải trình cũng phần nào hạn chế các khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định XPVPHC, tiết kiệm chi phí cho xã hội trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, quy định về giải trình trong quá trình XPVPHC còn có những hạn chế, bất cập:Luật XLVPHC chưa có những quy định cụ thể về nội dung giải trình, điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình, những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình, Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình, Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình (Luật XLVPHC mới chỉ quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tổ chức phiên giải trình trực tiếp. Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có yêu cầu giải trình bằng văn bản, Luật XLVPHC chưa có quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền: Khi nhận được yêu cầu giải trình bằng văn bản, trong thời hạn bao lâu, người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo cho người giải trình về việc tiếp nhận hoặc từ chối giải trình và nêu rõ lý do…). Trong khi đó, trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, pháp luật lại quy định rất cụ thể về các nội dung này, theo đó:- Về nội dung giải trình [53] : (i) Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi. (ii) Thẩm quyền ban hành quyết định, thực hiện hành vi. (iii) Trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thực hiện hành vi. (iv) Nội dung của quyết định, hành vi.- Về đ iều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình [54] : (i) Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. (ii) Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình. [55] Những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình : (i) Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 4 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP. (ii) Nội dung yêu cầu giải trình thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng. (iii) Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình. (iv) Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật. [56] Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình : Quy định cụ thể việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Phân công cá nhân hoặc bộ phận có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu giải trình. Tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giải trình và xử lý vi phạm theo thẩm quyền. [57] Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình : Người yêu cầu giải trình có các quyền: (i) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình; (ii) Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình; (iii) Nhận văn bản giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình; (iv) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật). Bên cạnh đó, người yêu cầu giải trình có các nghĩa vụ: (i) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền; (ii) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục yêu cầu giải trình quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan; (iii) Trình bày rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung yêu cầu giải trình; (iv) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình. – Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình [58] : Người thực hiện trách nhiệm giải trình có các quyền: (i) Yêu cầu người yêu cầu giải trình cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình; (ii) Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan; (iii) Từ chối yêu cầu giải trình trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP. Bên cạnh đó, người thực hiện trách nhiệm giải trình có các nghĩa vụ: Tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền; (ii) Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan; (iii) Giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.Luật XLVPHC chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp giải trình nhưng lại không có yêu cầu giải trình, đồng thời, chưa có sự thống nhất trong quy định về thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chínhĐiều 61 Luật XLVPHC quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm khi thực hiện quyền giải trình và trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt khi nhận được yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm. Tuy nhiên, Luật XLVPHC chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không có yêu cầu giải trình. Hay nói cách khác, đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không có yêu cầu giải trình thì thời hạn xem xét, ra quyết định xử phạt giải quyết như thế nào. Về vấn đề này, hiện nay có hai cách hiểu khác nhau:: Đối với các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính vì theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC, trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và 3 Điều 61 Luật XLVPHC thì người có thẩm quyền xử phạt không phải xem xét ý kiến của cá nhân, tổ chức vi phạm trước khi ban hành quyết định XPVPHC. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật XLVPHC “”. Căn cứ các quy định này của Luật XLVPHC, đối với các vụ việc đơn giản, không có tình tiết phức tạp hoặc các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.: Đối với các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt không nhất thiết phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn ra quyết định xử phạt trong trường hợp này tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính vì Điều 61 Luật XLVPHC quy định về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, trong đó, quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong việc xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có yêu cầu giải trình (không thực hiện quyền giải trình của mình) trong thời hạn pháp luật quy định thì người có thẩm quyền xử phạt không phải xem xét ý kiến của cá nhân, tổ chức vi phạm trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.Trong khi đó, khoản 1 Điều 66 Luật XLVPHC quy định đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật XLVPHC thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính”.Khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật XLVPHC quy định về hình thức và thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong việc xem xét ý kiến giải trình và có sự gắn kết với quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC. Theo đó, đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình, thực hiện theo các hình thức và trong thời hạn do pháp luật quy định để bảo đảm thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm (không đặt ra vấn đề cá nhân, tổ chức vi phạm có thực hiện hay không thực hiện quyền giải trình của mình), thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Việc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện quyền giải trình trong thời hạn quy định chỉ có ý nghĩa là người có thẩm quyền xử phạt không có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình. Mặt khác, Điều 61 và 66 của Luật XLVPHC hiện cũng không có quy định nào quy định đối với các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.Hiện nay, quy định về thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chưa có sự thống nhất: Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, thời hạn cá nhân, tổ chức vi phạm gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được tính theo” (trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính). Điều này có nghĩa là thời hạn được tính theo ngày dương lịch và được hiểu chung là bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định tại các điều từ Điều 144 đến Điều 148 Bộ luật dân sự năm 2015. Trong khi đó, đối với trường hợp giải trình trực tiếp, thời hạn cá nhân, tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được tính theo(trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính) , không bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt thời gian qua cho thấy, việc thực hiện các quy định về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền còn hạn chế. Một số trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC mà người có thẩm quyền khi lập biên bản vi phạm hành chính, trong biên bản không có nội dung về giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm “. Cá nhân, tổ chức vi phạm không biết về quyền giải trình của mình nên không thực hiện quyền giải trình theo quy định, trong khi đó, người có thẩm quyền xử phạt vẫn ban hành quyết định xử phạt. Đây là những trường hợp thực hiện không đúng quy định về trình tự, thủ tục XPVPHC. Nhiều trường hợp người đã ban hành quyết định xử phạt phải hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời ban hành hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định XPVPHC mới [60] Những hạn chế, bất cập nêu trên do một số nguyên nhân sau đây:một số quy định của pháp luật về giải trình trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính chưa đầy đủ, chưa cụ thể., nhận thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức về xử lý vi phạm hành chính nói chung và XPVPHC nói riêng, trong đó có các quy định pháp luật về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm còn hạn chế. Trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật nói chung, hiểu biết về quyền được giải trình trong quá trình XPVPHC của một số cá nhân, tổ chức vi phạm còn thấp.công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong công tác XPVPHC, trong đó có các quy định về bảo đảm thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền chưa được kịp thời và thường xuyên.- Nghiên cứu, bổ sung các quy định về nội dung giải trình; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình, quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình, quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình (trong đó, nghiên cứu, bổ sung quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền khi nhận được yêu cầu giải trình bằng văn bản: trong thời hạn bao lâu, người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo cho người giải trình về việc tiếp nhận giải trình hoặc từ chối giải trình và nêu rõ lý do).- Nghiên cứu, quy định cụ thể thời hạn giải quyết đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thực hiện quyền giải trình, tránh các cách hiểu khác nhau như đã nêu tại nội dung thứ hai, mục 3.2.1 nêu trên. Đồng thời, nghiên cứu quy định thống nhất thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm theo ngày làm việc.- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ công chức làm công tác XPVPHC, cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức nói chung, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt nói riêng về vị trí, vai trò của công tác xử phạt, trong đó có các quy định pháp luật về giải trình, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính nói riêng.- Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về XPVPHC cho đội ngũ công chức, người thi hành công vụ, qua đó, nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong việc thực hiện pháp luật về XPVPHC (trong đó có các quy định của Luật XLVPHC về giải trình), bảo đảm tính kịp thời, đầy đủ, tính chính xác, thống nhất trong áp dụng pháp luật của người có thẩm quyền.- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác thi hành pháp luật về XPVPHC, qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vi phạm, trong đó có quyền giải trình theo quy định của pháp luật, từng bước đưa công tác này đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn./.