Giải mã hiện tượng nhìn thấy tương lai đầy bí ẩn Deja vu | WCT
Bài viết này thực hiện (hoặc lụm bài về đăng câu like từ các trang khác) bởi Việt Lâm Coder một YOUTUBER có tâm và đẹp trai siêu cấp vô địch zũ trụ.
Khi bạn đang đi trên đường, bỗng dưng trong một giây bạn cảm thấy dường như khoảnh khắc này mình đã từng trải qua trong quá khứ. Đây chính là hiện tượng Deja vu đã gây tranh cãi hàng trăm năm qua.
Không ít người trong số chúng ta đã một lần trải qua Deja vu trong đời. Khi bạn đi đến một nơi nào đó, khi bạn làm một việc ngẫu nhiên hay bất cứ tình huống nào trong cuộc sống, bỗng dưng trong một giây bạn cảm thấy dường như khoảnh khắc này mình đã từng trải qua trong quá khứ. Phải chăng điều đó đang chứng minh trong số chúng ta ai cũng có khả năng nhìn thấy tương lai ?
Hiện tượng này đã gây ra tranh cãi rất nhiều trong hơn 100 năm qua và sau đó những nghiên cứu cụ thể các nhà khoa học đã kết luận rằng thực tế hiện tượng đó chỉ là cảm giác mà não bộ đánh lừa chúng ta.
Deja vu hay đúng hơn là “déjà vu” là một từ tiếng Pháp có nghĩa là “đã từng nhìn thấy” hoặc “ký ức ảo giác”. Hiện tượng này phổ biến ở khoảng 60-70% dân số, thường ở độ tuổi từ 15 đến 25. Vì Deja vu diễn ra rất bất thường và nằm ở phạm trù tinh thần, cảm giác – bởi vậy nó rất khó để các nhà khoa học nắm bắt một cách tường tận.
Các nhà phân tích tâm lý cho rằng hiện tượng này xảy ra khi não bộ có sự nhầm lẫn giữa hiện tại và quá khứ. Nhưng đối với những học giả theo thuyết kì bí thì điều này lại có liên quan đến kí ức của tiền kiếp.
Theo định nghĩa chuẩn mực nhất thì Deja vu là tình trạng bạn cảm thấy mình đã từng thấy hay trải qua một điều gì đấy mà bạn biết chắc chắn rằng chúng chưa từng xảy ra trước đây.
Ví dụ như khi bạn trên đi trên đường, bất chợt bạn làm rơi chiếc cặp trên tay của mình, khi cúi xuống nhặt, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi bạn chợt cảm thấy hành động, khung cảnh bỗng dưng rất quen thuộc giống như bạn đã từng trải qua hoặc đã từng nhìn thấy một lần trong quá khứ.
Có hai loại Deja vu, trong đó Associative Deja vu là loại phổ biến nhất. Đó là khi bạn nhìn, nghe, ngửi hoặc trải nghiệm điều gì đấy trong hiện tại mà chúng tạo cho bạn sự liên hệ với những điều bạn từng trải qua tương tự trước đây. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng loại Deja vu này là kinh nghiệm dựa trên trí nhớ và chính một cơ quan của não chịu trách nhiệm cho cảm giác này.
Biological Deja vu là loại xuất hiện ở những người bị động kinh. Ngay trước khi trải qua cơn động kinh, họ thường trải qua một cảm giác mạnh mẽ của Deja vu.
Các báo cáo nghiên cứu về bệnh nhân động kinh đã giúp các nhà khoa học có thể xác định được khu vực não chịu trách nhiệm cho việc tạo nên các cảm giác Deja vu là thùy thái dương.
Emile Boirac, nhà tâm thần học người Pháp, là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về Deja vu trong cuốn “L’Avenir des Sciences Psychiques”.
Ông đưa ra giả thuyết Deja vu là những mong ước hay ký ức liên quan đến một sự kiện căng thẳng trong quá khứ.
Trải nghiệm Deja vu giảm theo tuổi tác. Mức độ thường xuyên trải nghiệm Deja vu cũng nhiều hơn đối với những người có thu nhập cao, những người có xu hướng du lịch nhiều và có trình độ học vấn cao. Bên cạnh đó, những người thường trải qua Deja vu cũng có xu hướng tưởng tượng phong phú và khả năng nhớ lại các giấc mơ.
Bạn càng thoải mái và thư thả, bạn càng có nhiều khả năng trải nghiệm Deja vu. Ngoài ra, một báo cáo kết luận những người càng cởi mở hay tự do về chính trị thì càng có nhiều khả năng trải nghiệm Deja vu.
Các nhà nghiên cứu khác cũng đồng ý với kết luận chỉ cần một cảm giác quen thuộc nhỏ cũng có thể tạo nên Deja vu.
Ví dụ, bạn có thể đi trên chiếc xe cũ kỹ và có cảm giác cực kỳ quen thuộc. Bạn không thể nhớ rằng bà của mình đã từng có chiếc xe tương tự và khi còn nhỏ bạn đã từng cùng bà đi trong chiếc xe đó. Những giác quan cảm nhận về chiếc xe cũng khiến những ký ức quay trở về, ngay cả khi bạn không còn nhận thức được sự tồn tại của những ký ức đó.
Một học thuyết nữa dựa trên cơ chế não xử lý và lưu trữ các thông tin. Robert Efron cho rằng một sự trì hoãn trong quá trình xử lý thông tin của não tạo ra Deja vu. Thông tin đi vào não qua nhiều con đường khác nhau. Trong quá trình này, sự đồng bộ các thông tin không được xử lý tốt sẽ tạo ra Deja vu.
Ngoài ra còn học thuyết cho rằng chúng ta lưu trữ trí nhớ từ nhiều yếu tố trong cuộc sống, không chỉ từ trải nghiệm cá nhân mà còn là phim, hình ảnh, sách. Ví dụ, khi còn là một đứa trẻ, chúng ta đã xem cảnh một địa danh nổi tiếng trong một bộ phim. Khi lớn lên, chúng ta đến thăm cùng địa điểm đó và cảm thấy thân thuộc mà không nhớ ra mình đã từng xem nó trên phim.
Một quan điểm đáng lưu ý khác đó là, trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày, bộ não con người có khả năng tự sắp xếp, liên kết các sự kiện và phân tích một cách lôgic, từ đó tạo ra những hình ảnh, âm thanh, sự kiện có khả năng xảy ra trong tương lai và ghi vào vùng trí nhớ, điều này gần giống với phương pháp tiên tri.
Khả năng tự sắp xếp và liên kết này của não người được hình thành và rèn luyện trong quá trình con người ta suy nghĩ và suy đoán có chủ ý .
Vì thế, khi bắt gặp một trong những sự việc mà bộ não đã phân tích đúng thì lúc đó chúng ta sẽ có cảm giác “hình như” mình đã bắt gặp hoặc đã từng ở vào tình huống đó trong quá khứ.
Có thể thấy rằng dù còn rất nhiều tranh cãi nhưng những giả thuyết đưa ra đều có chung một quan điểm đó là hiện tượng này vốn chỉ là một cơ chế mang tính sinh học của con người, hoàn toàn không có liên hệ gì đến những gì mà quan điểm nhiều người cho rằng đó là tiên tri, là du hành thời gian hay trải nghiệm tiền kiếp.