Giải đáp thắc mắc: Thai 21 tuần nặng bao nhiêu cân?
Giải đáp thắc mắc: Thai 21 tuần nặng bao nhiêu?
Bước sang tuần 21 nghĩa là mẹ bầu đã đi được nửa chặng đường thai kỳ. Lúc này bụng bầu đã lộ rõ hơn, có nhiều thay đổi về cơ thể của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu thường có nhiều băn khoăn về sự thay đổi ấy, và một trong những câu hỏi thường gặp nhất chính là: “Thai 21 tuần nặng bao nhiêu?”.
1. Thai nhi 21 tuần nặng bao nhiêu?
– Vào tuần thứ 21 thai kỳ, bé đã ra dáng là một hình hài sơ sinh. Bé nặng khoảng 360g, chiều dài đo từ đầu tới chân khoảng 25,6cm hình dáng của bé lúc này mẹ có thể hình dung là tương tự như một quả lựu.
– Cũng ở tuần này hệ thần kinh của bé phát triển mạnh mẽ, giác quan hình thành đầy đủ, đôi mắt dần hoàn thiện với mí mắt, lông mày. Điều này cho phép bé nhận biết và có cảm giác mọi thứ xung quanh như âm thanh, ánh sáng từ bên ngoài bụng mẹ.
– Nếu tuần này đi siêu âm, mẹ đã biết được giới tính của con vì các cơ quan sinh sản đang dần hoàn thiện. Nếu là bé gái, buồng trứng và tử cung sẽ được đưa ra ngoài, âm đạo bắt đầu hoàn thành. Đối với bé trai, tinh hoàn cũng được di chuyển về đúng vị trí.
– Lúc này làn da của bé cũng đã bớt nhăn nheo hơn nhờ lớp mỡ hình thành dưới da.
2. Mẹ thay đổi ra sao ở tuần thứ 21 thai kỳ?
– Lúc này mẹ đã có thể thấy bụng mình nhô cao hơn bình thường.
– Mẹ có thể thấy những vết rạn da trên bụng, các vết rạn da này có màu từ hồng đến nâu sẫm…
– Ở tuần này, mẹ có thể thấy xuất hiện một vài đốm đỏ ở chân, đây là triệu chứng phù nề. Để khắc phục mẹ hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, vận động nhẹ nhàng vào mỗi tối.
– Đây cũng là thời điểm mà da mặt của mẹ sẽ bắt đầu trở nên nhờn, dễ nổi mụn, kéo theo nám, tàn nhang… xuất hiện. Mẹ có thể dùng một số loại kem dưỡng chiết xuất 100% từ thiên nhiên để dưỡng da, đồng thời không nên dùng cà phê, trà, đồ ngọt…
– Từ tuần thai thứ 20, cơ thể mẹ cần thêm máu để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi. Ngoài việc uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ, mẹ cần bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ, rau xanh lá, ngũ cốc nguyên hạt,…
– Bước sang tuần này, mẹ cũng nên tiến hành thai giáo cho bé nghe nhạc và thường xuyên trò chuyện.
– Dưới sự chèn ép của bào thai lên bàng quang, mẹ cũng thường xuyên són tiểu, dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
– Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi tốt nhất.
Thai 21 tuần nặng bao nhiêu? Bé đã phát triển thế nào và mẹ cần làm gì trong thời gian này? Hi vọng thông qua kiến thức mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã có được những chia sẻ hữu ích.