Giải đáp thắc mắc: Chậm kinh bao lâu thì có thai?
Có nhiều lý do khiến kinh nguyệt của bạn có thể bị trễ hoặc không đều. Vô số câu hỏi được đặt ra khi xảy ra tình trạng này. Thường gặp nhất là “Chậm kinh bao lâu thì có thai?”. Trong khi mang thai là một lý do, lối sống của bạn và các yếu tố y tế cũng có thể là nguyên nhân.
Chậm kinh là dấu hiệu gì và những nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp?
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài khoảng 21 đến 35 ngày. Thời gian này khác nhau ở mỗi người. Số ngày hành kinh cũng có thể thay đổi theo từng tháng.
Khi bạn có kinh, chảy máu từ 2 đến 7 ngày là bình thường. Chậm kinh là một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên. Vì thế nhiều người thường lo lắng chậm kinh bao lâu thì có thai là điều dễ hiểu.
Nhưng không phải lúc nào chậm kinh cũng có nghĩa là bạn đã mang thai. Đôi khi chậm kinh hoặc không có kinh 1 đến 2 chu kỳ không phải vì lý do nghiêm trọng gì. Đặc biệt là trong những năm đầu tiên dậy thì. Rất nhiều nguyên nhân khác có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt:
Mục Lục
Nguyên nhân từ lối sống
Căng thẳng: Nếu bị căng thẳng quá mức ở nhà, nơi làm việc hoặc bất kì vấn đề nào trong cuộc sống của bạn có thể ảnh hưởng đến hormone và khả năng kiểm soát kinh nguyệt của vùng não. Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến nhất khi bạn có kinh nguyệt không đều.
Giảm cân hoặc tăng cân: Những thay đổi đột ngột về cân nặng của bạn có thể thay đổi cách hoạt động của cơ thể bạn. Do đó, có thể làm ngừng rụng trứng. Điều này cũng tương tự như bạn mắc chứng rối loạn ăn uống như biếng ăn hoặc ăn vô độ.
Tập thể dục quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn: Điều này có thể khiến cho kinh nguyệt của bạn chậm lại.
Làm việc theo ca (nhiều về đêm) hoặc du lịch đến các múi giờ khác nhau: Đây là nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể và quan trọng nhất là tác động đến nội tiết tố của bạn.
Nguyên nhân từ vấn đề y tế
Mang thai: Trễ kinh thường là dấu hiệu sớm của việc mang thai. Nếu bạn nghĩ đến khả năng có thai, có thể xem xét dùng que thử thai hoặc đến khám bác sĩ sản khoa.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là nguyên nhân làm rối loạn nồng độ hormone của bạn. Các u nang nhỏ có thể hình thành trên buồng trứng của bạn, dẫn đến rụng trứng không đều. Hoặc có thể ngừng hoàn toàn. Nếu bạn cũng nhận thấy các dấu hiệu khác như mọc nhiều lông trên mặt và cơ thể, nổi mụn trứng cá ngày càng trầm trọng hơn, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để kiểm tra.
Mãn kinh sớm: Khi phụ nữ bắt đầu có các triệu chứng tiền mãn kinh từ khoảng 40 tuổi, bao gồm cả trễ kinh.
Các bệnh lí về tuyến giáp: Đây là nguyên nhân có thể gây ra kinh nguyệt muộn hoặc không đều. Bởi vì tuyến giáp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Vậy nên, nồng độ hormone cũng có thể bị ảnh hưởng.
Chậm kinh bao lâu thì có thai?
Nếu bị trễ kinh, trước hết nên chờ đợi. Hãy dành khoảng một vài ngày để đảm bảo rằng bạn không tính toán sai ngày hành kinh. Hoặc không có bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Phải mất khoảng 2 đến 3 tuần sau khi quan hệ tình dục thì việc mang thai mới xảy ra. Một số phụ nữ có các dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhất là một tuần.
Một số khác lại nhận thấy các triệu chứng mang thai sớm nhất là một tuần sau khi bắt đầu mang thai. Thời điểm khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung của bạn.
Những người khác không nhận thấy các triệu chứng cho đến khi họ mang thai vài tháng. Thông thường dấu hiệu mang thai đầu tiên là trễ kinh.
Nếu bạn đã quan hệ tình dục qua đường âm đạo kể từ lần có kinh nguyệt cuối cùng và hiện đang chậm kinh, bạn nên thử thai. Thời điểm thử thai có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày tại nhà hoặc đến bệnh viện.
Que thử thai tại nhà được bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Hầu hết các que thử thai tại nhà đều có kết quả chính xác đến 99% nếu được sử dụng sau khi bị trễ kinh.
Mang thai sớm những dấu hiệu nhận biết
Sau đây là những triệu chứng sớm báo hiệu có thai cần lưu ý. Những dấu hiệu mang thai đầu tiên ở mỗi phụ nữ có thể khác nhau.
Trong khi một số có các triệu chứng báo trước (buồn nôn và căng tức ngực), những trường hợp khác không biết cho đến khi nhận được kết quả thử thai dương tính. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là bạn vẫn có thể mang thai nếu không có bất kỳ triệu chứng nào.
Căng tức vú
Vú của bạn có thể bị đau, nhạy cảm và có cảm giác đè nặng trong 1 hoặc 2 tuần sau khi thụ thai. Đó là do sự gia tăng estrogen và progesterone khiến các mô tuyến vú phát triển.
Chảy máu khi làm tổ
Khi trứng làm tổ trong nội mạc tử cung sẽ khiến chảy máu một ít. Thường là khoảng 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai. Bạn có thể phân biệt bằng cách so sánh với chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Chuột rút nhẹ
Quá trình chảy máu khi làm tổ cũng có thể đi kèm với chuột rút (cảm giác như kim châm). Nhiều phụ nữ nhầm lẫn chứng chuột rút này với hội chứng tiền kinh nguyệt.
Buồn nôn
Cảm thấy buồn nôn trong giai đoạn đầu mang thai là bình thường. Mặc dù ốm nghén sẽ không xuất hiện hoàn toàn trong một vài tuần.
Mệt mỏi
Nếu đang mang thai, bạn có thể nhận thấy rằng mình hoàn toàn kiệt sức. Nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi vì có sự gia tăng thêm hormone thai kỳ progesterone. Triệu chứng này sẽ biến mất trong 3 tháng giữa. Nhưng có thể bắt đầu lại trong ba tháng cuối mang thai.
Thèm ăn, chán ăn
Nhiều phụ nữ nhận ra mình đang mang thai khi họ mới bắt đầu thèm ăn (hoặc chán ghét) một số loại thực phẩm nhất định. Điển hình là tình trạng bạn không chịu được món ăn mà bạn yêu thích. Một trường hợp khác là bạn có cảm giác thèm ăn dữ dội.
Thay đổi tâm trạng
Hormone khi mang thai (hCG) cũng có thể dẫn đến tâm trạng không ổn định. Nếu bạn nhận thấy có bất kì sự thay đổi về cách cư xử với những người xung quanh, bạn có thể cân nhắc đến việc có thai nếu đang trễ kinh.
Mỗi phụ nữ có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Khi bạn già đi và gần đến giai đoạn mãn kinh, bạn có thể nhận thấy chu kỳ của mình cũng trở nên thất thường hơn. Việc chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn rất hữu ích trong việc tìm ra điều gì là bình thường và bất thường. Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt không đúng lịch không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn đã mang thai. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.