Giải đáp: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
Biển và đại dương là món quà quý giá ông Trời ban tặng cho chúng ta. Có rất nhiều điều kỳ thú xoay quanh khu vực này mà ai nấy đều cũng đều băn khoăn, tò mò. Đặc biệt, trong phạm vi Địa lý lớp 6, một số câu hỏi được đặt ra đòi hỏi chúng ta cần đi tìm đáp án. Lý do vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau? Tại sao độ muối ở các biển, đại dương lại có sự thay đổi theo vĩ độ? Cùng khám phá câu trả lời ngay trong bài chia sẻ này nhé.
1. Kiến thức cơ bản về nước biển và đại dương
Trước khi trả lời câu hỏi: “Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?”, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số nội dung lý thuyết về biển và đại dương. Cụ thể như sau:
-
Một số tính chất của nước biển và đại dương
– Thành phần của nước biển bao gồm: chất muối, khí và các chất hữu cơ.
– Tỷ trọng của nước biển lớn hơn so với nước ngọt. Độ muối có trong nước càng cao thì tỷ trọng càng lớn.
– Nhiệt độ của nước biển sẽ giảm dần theo độ sâu với giới hạn 3000m. Ngoài ra, còn hạ xuống từ xích đạo về cực, thay đổi theo mùa do ảnh hưởng của dòng biển.
-
Tầm quan trọng của đại dương đối với sự sống
– Đại dương được xem là nguồn cung cấp hơi nước cho bầu khí quyển.
– Là nơi sinh sống và phát triển của các loại hải sản, sinh vật sống trong nước mặn.
– Là địa điểm lưu trữ các nguồn tài nguyên khoáng sản, hóa học phong phú
– Đại dương còn là nơi sản sinh ra nguồn năng lượng vô tận, nguồn thủy nhiệt, cung cấp cho đời sống của con người.
– Phát triển hệ thống giao thông đường biển, là cầu nối giao thoa nối liền giữa các quốc gia với nhau.
– Bên cạnh đó, đại dương còn là nơi du lịch, nghỉ dưỡng, dưỡng bệnh và chơi thể thao lý thú.
2. Các câu hỏi thường gặp về nước biển và đại dương
Câu 1: Biển và đại dương mang đến những lợi ích tuyệt vời nào cho đời sống con người?
Đáp án:
Đầu tiên, chúng ta có thể khẳng định rằng biển và đại dương đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống nhân loại.
– Nó cung cấp nguồn hơi nước vô tận sinh ra mây mưa giúp duy trì sự sống trên Trái Đất. Ngoài ra, còn đảm nhận nhiệm vụ điều hòa khí hậu.
– Biển và đại dương chứa đựng nguồn lợi sinh vật lớn, bao gồm trên 160.000 loài động vật và 10.000 loài thực vật.
– Chứa kho tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, với nhiều loại có trữ lượng cực lớn.
– Là cầu nối giữa các lục địa với nhau, kết nối đường giao thông vận tải rộng lớn, thuận lợi trong quá trình giao lưu quốc tế.
– Là địa chỉ nghỉ ngơi, an dưỡng và du lịch vô cùng hấp dẫn.
– Cung cấp nguồn năng lượng vô giá từ thủy triều, thủy nhiệt.
Câu 2: Tại sao độ muối ở các đại dương lại thay đổi theo vĩ độ?
Đáp án:
Có thể giải thích quy luật độ muối ở các đại dương thay đổi theo vĩ độ như sau:
– Đó là do sự khác biệt về tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông đổ về các đại dương.
Cụ thể như:
– Ở khu vực dọc Xích đạo, độ muối của đại dương sẽ thấp khoảng 34,5%. Mặc dù độ bốc hơi lớn nhưng do lượng mưa lớn cũng như lượng nước từ sông ngòi đổ ra đại dương.
– Ở vùng chí tuyến, độ muối sẽ rơi vào khoảng 36,8% do khí hậu khô nóng, khả năng bốc hơi lớn và mạng lưới sông ngòi cũng ít phát triển hơn.
– Cận hai cực độ muối thì do khí hậu lạnh giá, hạn chế tối đa sự bốc hơi nên độ muối chỉ thấp 34%.
Câu 3: Giải thích vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
Đáp án:
Độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau bởi chúng chịu tác động của rất nhiều yếu tố:
– Nhiệt độ của nước biển, đại dương, các dòng hải lưu nóng hoặc lạnh
– Do lượng bay hơi nước
– Nhiệt độ của môi trường không khí
– Lượng mưa
– Điều kiện địa hình như là vùng biển, đại dương kín hay hở
– Do số lượng nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ. Ví dụ cụ thể như sau:
-
Biển Ban tích có độ muối rất thấp, chỉ đạt khoảng 32%. Điều này là do điều kiện khu vực này có nhiều sương mù, nước ít bốc hơi. Trong khi đó, do mạng lưới sông ngòi dày đặc nên lượng nước từ sông ngòi lại đổ vào rất lớn.
-
Biển Chết có độ muối cực khủng lên đến 300%. Ở vùng biển này, địa hình xung quanh là các vách núi cao, không có sông suối đổ vào, nó cũng không thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, nhiệt độ ở khu vực này khá cao, mưa ít nên độ bốc hơi cũng lớn.
Hi vọng bài viết trên đây đã chia sẻ được những thông tin hữu ích về nước biển và đại dương. Đồng thời, trả lời cho bạn câu hỏi: “Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?”. Hãy luôn kiên trì, chăm chỉ thu thập thông tin để mở mang tri thức, nhìn xa ra thế giới bạn nhé!