[Giải đáp] Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là bị sốt
Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các mẹ. Trẻ sơ sinh rất dễ bị sốt khi gặp các tác nhân dù chỉ rất nhỏ. Tuy nhiên thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường cao hơn so với người lớn nên nhiều mẹ nhầm tưởng bé bị sốt. Vậy trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là bị sốt? Hôm nay Zicxa.com sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới mẹ và bé nhé!!!
Mục Lục
Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh
Thân nhiệt của trẻ sơ sinh phản ánh rõ nhất tình trạng sức khỏe của con lúc này. Do cơ chế hoạt động thân nhiệt của con trong những năm tháng đầu đời vẫn còn non nớt nên có nhiều điểm rất khác so với người lớn. Mẹ cần đặc biệt chú ý để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường và tránh tình trạng nhầm lẫn.
Thân nhiệt trẻ sơ sinh
Theo sự nghiên cứu của các bác sĩ và chuyên gia, thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường thấp hơn người lớn từ 1 đến 1,5 độ C. Với những cơ quan khác nhau trên cơ thể thì nhiệt độ cũng không giống nhau và thân nhiệt cũng phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết cùng thời gian trong ngày.
Khung nhiệt độ đo được ở những trẻ sơ sinh bình thường tại những bộ phận khác nhau trên cơ thể:
- Thân nhiệt khi đo ở mông: 36,6 đến 38 độ C
- Thân nhiệt khi đo ở miệng: 35,5 đến 37,5 độ C
- Thân nhiệt khi đo ở nách: 34,7 đến 37,3 độ C
- Thân nhiệt khi đo ở tai: 35,8 đến 38 độ C.
Thân nhiệt trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là bị sốt?
Thông thường thân nhiệt của trẻ sơ sinh dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C và mẹ có thể nhận thấy nhiệt độ này thấp hơn ở người lớn. Bởi vậy khi đo thân nhiệt cho con mà mức nhiệt độ rơi vào khoảng 38 đến 39 độ C là lúc này con đã có biểu hiện sốt nhẹ. Trong trường hợp nhiệt độ con từ 39 đến 40 độ C là bé đã bị sốt cao.
Ở một số trẻ có nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C, trẻ sốt cao hơn 40 độ C sẽ kèm theo các biểu hiện co giật mẹ cần đưa con ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Việc để trẻ sốt cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của hệ thần kinh.
Đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh đúng cách
Việc đo thân nhiệt cho con đóng vai trò rất quan trọng khi xác định tình trạng sức khỏe của con. Tuy nhiên nhiều mẹ lại không nắm được những kiến thức cơ bản này.
Khi đo thân nhiệt cho con, mẹ không nên để con mặc quần áo quá dày, không vận động nhiều bởi sẽ khiến thân nhiệt con tăng lên trong khi điều này rất bình thường. Điều chỉnh nhiệt độ phòng về mức trung bình khi đo nhiệt độ.
Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, việc đo nhiệt độ chính xác nhất khi thực hiện đo ở mông, đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Nhiều mẹ thường đo nhiệt độ tại miệng, nhưng cách đo nhiệt độ này chỉ dành cho những bé từ 4 đến 5 tuổi. Mẹ nên hạn chế đo nhiệt độ ở tai bé. Ống tai của bé rất hẹp nên việc đo nhiệt độ sẽ khó khăn mà bé còn cảm thấy khó chịu nữa.
Mẹ nên làm gì khi thân nhiệt con có sự bất thường
Trẻ sơ sinh có tình trạng thân nhiệt bất thường là điều không thể tránh khỏi. Lúc này tùy vào nhiệt độ thân nhiệt của con như thế nào mà mẹ có những cách xử trí khác nhau. Mẹ không nên phán đoán nhiệt độ của con thông qua cảm nhận.
Hãy dùng nhiệt kế để có kết quả chính xác đồng thời quan sát những dấu hiệu bất thường trên cơ thể con như đổ mồ hôi nhiều, môi khô và đỏ hơn bình thường thì lúc này bé có khả năng bị sốt.
Ở trẻ có nhiệt độ cơ thể nhỏ hơn 36,5 độ C lúc này trẻ đang có dấu hiệu cảm lạnh. Việc mẹ cần làm đó là quấn tã, đắp chăn ủ ấm cho con, điều chỉnh tăng nhiệt độ phòng và nhanh chóng thay quần áo cho con nếu có dấu hiệu bị ướt. Chỉ sau một vài giờ đồng hồ được ủ ấm là thân nhiệt trẻ sẽ trở lại mức bình thường.
Một số chú ý dành cho mẹ khi chăm sóc con
Thân nhiệt cao hơn 37,5 độ C, lúc này trẻ đang có dấu hiệu sốt nhẹ. Mẹ hãy dùng khăn ẩm lâu cơ thể cho bé nhất là những nơi tích nhiều nhiệt như gáy, nách, bẹn,…. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi tốt. Cho trẻ uống thật nhiều nước và kiểm tra nhiệt độ thân nhiệt thường xuyên.
Khi nhiệt độ tăng hơn 38 độ C, trẻ đã có dấu hiệu sốt cao. Sốt cao ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, mẹ cần phải có biện pháp để hạ sốt ngay lập tức bằng việc lau người thường xuyên cho con, sử dụng miếng dán hạ sốt, thuốc hạ sốt,… Nếu thân nhiệt trẻ không có dấu hiệu hạ nhiệt, tốt nhất mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho mẹ và bé những kiến thức bổ ích về trẻ sơ sinh nhiệt độ bao nhiêu là bị sốt. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
|
Danh mục:
Kiến thức mẹ và bé