Giải đáp: Khi mang thai bà bầu không nên ăn gì?
Khi mang thai, bà bầu cần có một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn nghĩ rằng phải ăn thật nhiều mới có dinh dưỡng nuôi con. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm, vì có nhiều thực phẩm không tốt mà mẹ bầu không hề biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp câu hỏi bà bầu không nên ăn gì?
14/09/2013 | Bà bầu nên ăn gì để con thông minh
03/08/2013 | Bà bầu ăn gì cho con thông minh
Mục Lục
1. Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
Các loại cá đóng hộp như cá ngừ, cá thu,… là những thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao. Sau khi ăn, chất này có xu hướng tích lũy lâu trong cơ thể người mẹ và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt thủy ngân còn gây tổn thương đến hệ thần kinh của mẹ và bé. Vì vậy, để tốt cho bé, các mẹ không nên ăn những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá rô phi, cá hồi, các cá da trơn,… đây là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin B12, kẽm, ngoài ra còn giàu axit béo Omega-3 và DHA rất tốt cho não bộ.
Cá ngừ đóng hộp có chứa nhiều thủy ngân không tốt cho bà bầu và thai nhi
2. Các loại thịt và cá sống hoặc tái
Sushi, bò bít tết, thịt cá còn sống đều có chứa vi khuẩn như salmonella, coliform, toxoplasmosis,… gây ngộ độc. Các loại vi khuẩn này chỉ bị tiêu diệt khi được nấu chín. Vì vậy, bà bầu không nên ăn các loại thịt cá đang còn sống hoặc tái chín.
3. Thức ăn nướng hay xông khói
Thịt nướng, thịt xông khói,… thường thu hút nhiều người bởi hương vị thơm ngon. Để chế biến các món ăn này cần phải dùng than và gỗ làm chất đốt. Khi đốt lên, than sẽ tạo ra một loại chất độc nhiễm vào thức ăn, có khả năng gây ung thư. Những người ăn nhiều thức ăn xông khói có nguy cơ bị ung thư cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn các loại thức ăn này để tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.
4. Thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn như: thịt nguội, xúc xích, giăm bông,… đều có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria. Loại vi khuẩn này không gây hại đối với người bình thường nhưng lại rất nguy hiểm với các bà bầu. Nếu bà bầu bị nhiễm loại vi khuẩn này thì có thể bị sảy thai. Vì vậy, khi các mẹ muốn ăn những thực phẩm này thì cách tốt nhất là tự chế biến và nấu chín kỹ.
5. Gan động vật
Gan động vật là thực phẩm rất giàu sắt và vitamin A. Trong quá trình mang thai, cơ thể đã hấp thụ vitamin A từ các viên thuốc bổ sung, trái cây, rau quả,… Cùng lúc đó, nếu bà bầu ăn quá nhiều gan động vật, lượng vitamin A đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai. Đồng thời, gan là nơi giải độc và là kho chứa chất độc trong cơ thể động vật. Vì vậy, các mẹ khi ăn phải các chất độc này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
6. Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa không tiệt trùng
Sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D giúp bé phát triển tốt về xương và răng. Tuy nhiên, một số sản phẩm chế biến từ sữa chưa tiệt trùng như pho mát đều có chứa vi khuẩn Listeria gây sẩy thai. Vì vậy, trước khi sử dụng bà bầu cần kiểm tra thành phần có trong nhãn sữa, pho mát. Đồng thời chỉ nên ăn các loại phomat được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng.
Bà bầu không nên ăn pho mát chế biến từ sữa chưa tiệt trùng
7. Khoai tây mọc mầm
Trong khoai tây mọc mầm có chứa solanin, đây là chất độc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu người mẹ bị ngộ độc solanin sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh. Vì vậy, bà bầu không nên ăn khoai tây mọc mầm và các loại củ đã lên mầm.
8. Các loại rau sống
Rau sống là nơi chứa nhiều vi khuẩn Salmonella, E.coli,… có nguy cơ gây ngộ độc. Việc trụng sơ rau sống ở nhiệt độ thấp cũng không tiêu diệt được các vi khuẩn này. Do đó, khi mang thai các bà bầu nên hạn chế ăn các loại rau sống.
9. Rau ngót
Rau ngót thường có mặt trong món canh hàng ngày của nhiều gia đình. Là loại rau giàu vitamin, sắt và chất xơ. Tuy nhiên, rau ngót chứa thành phần Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn, giảm đau, hạ huyết áp. Nếu bà bầu ăn nhiều rau này, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ bị sảy thai do cổ tử cung co thắt.
10. Khổ qua
Khổ qua là loại rau quả có chứa nhiều vitamin và chất xơ. Nhưng trong thành phần nó có chứa Quinine, Monodicine,… kích thích co bóp tử cung. Nếu bà bầu ăn các món ăn chế biến từ trái khổ qua sẽ có nguy cơ bị sảy thai rất cao. Do đó các mẹ nên tránh ăn khổ qua.
11. Măng tươi
Măng chứa nhiều chất xơ có tác dụng trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng và làm giảm cholesterol trong máu. Tuy nhiên, trong măng tươi cũng chưa cyanide là một chất rất nguy hiểm đối với cơ thể. Nếu không loại bỏ chất độc này trước khi ăn, bà bầu có thể bị ngộ độc. Mẹ bầu có thể bị khó thở, nôn ói, đau đầu, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, các mẹ nên luộc kĩ măng tươi và rửa đi rửa lại thật nhiều lần với nước. Lưu ý: nên mở nắp nồi khi luộc để cho khí Xyanua bay hết.
Bà bầu không nên ăn măng tươi do chúng có chứa chất độc cyanide
12. Một số loại trái cây
Bà bầu không nên ăn gì là câu hỏi thường gặp của các mẹ trong quá trình mang thai. Ngoài các loại thực phẩm ở trên, bà bầu nên hạn chế ăn một số loại trái cây dưới đây để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi:
Đu đủ xanh
Trong thành phần của đu đủ xanh có chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động. Do đó, có thể gây sảy thai.
Dứa (thơm)
Là loại quả giải nhiệt chứa nhiều vitamin C. Tương tự như đu đủ, loại quả này cũng chứa chất làm tử cung co bóp gây nguy cơ sẩy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn quả dứa (thơm).
Nhãn
Nhãn chứa nhiều glucose. Bà bầu ăn nhiều nhãn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bị táo bón và nổi mụn. Cho nên, để tránh làm tăng lượng đường huyết tăng trong cơ thể, các mẹ không nên ăn quá nhiều loại trái cây này.
Bà bầu không nên ăn quá nhiều nhãn để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về vấn đề bà bầu không nên ăn gì. Để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé, trong thời gian này việc kiêng kỵ một số thực phẩm mà bài viết vừa chia sẻ là điều rất cần thiết. Đồng thời, mẹ bầu nên thiết lập cho mình một chế độ ăn hợp lý kết hợp với tập thể dục đều đặn để giúp thai nhi phát triển tốt.