Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật – Mầm Non Đông Hưng

Pháp Luân Công 5 Bài Tập Luyện Hàng Ngày Nâng Cao Sức Khỏe

Pháp Luân Công 5 Bài Tập Luyện Hàng Ngày Nâng Cao Sức Khỏe

Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài Dinh dưỡng nitơ ở thực vật giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức vai trò các loại nguyên tố đối với thực vật.

Mục lục nội dung

1. Giải bài 1 trang 27 SGK Sinh học 11

Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?

Phương pháp giải

Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng.

Hướng dẫn giải

– Thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng cây lúa không thể sống được vì nitơ là nguyên tố khoáng thiết yếu, có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình sống, sinh trưởng, phát triển của cây lúa:

  • Nitơ tham gia cấu tạo nên protein, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục vì thế cây lúa thiếu nitơ sẽ yếu, quang hợp kém, kém phát triển, năng suất và chất lượng thấp.

2. Giải bài 2 trang 27 SGK Sinh học 11

Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat?

Phương pháp giải

Quá trình khử nitrat là chuyển NO3- thành NH4+.

Hướng dẫn giải

Thực vật chỉ có thể sử dụng nitơ ở dạng khử là NH4+. Tuy nhiên khi cây hấp thụ nitơ thì chúng hấp thụ ở cả dạng NH4+ và NO3-. Do vậy trong mô thực vật cần diễn ra quá trình khử nitrat để chuyển NO3- thành NH4+ để cây có thể sử dụng.

3. Giải bài 3 trang 27 SGK Sinh học 11

Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH4+ đầu độc?

Phương pháp giải

Xem lại dinh dưỡng nitơ ở thực vật. Đặc điểm thích nghi trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH4+ đầu độc.

Hướng dẫn giải

– Khi lượng NH4+ trong cơ thể thực vật quá nhiều chúng sẽ khử độc NH4+ đồng thời dự trữ NH4+ bằng cách hình thành amit: Axit amin đicacbôxilic + NH4+ → Amit.

  • Ví dụ: Axil glutamic + NH4+ → Glutamin.
  • Tham khảo thêm
  • docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
  • docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
  • docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 3: Thoát hơi nước
  • docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
  • docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt)
  • docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
  • docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
  • docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến QH
  • docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
  • docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
  • doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
  • doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tt)
  • doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật
  • doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu
  • doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tt)
  • doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi
  • doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1