Giải bài 6 Thạch quyển, nội lực | địa lí 10 chân trời sáng tạo – Tech12h

I. Khái niệm thạch quyển

Câu 1. Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài học, em hãy:

Giải bài 6 Thạch quyển, nội lực

– Cho biết thạch quyển là gì.

– Phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.

Hướng dẫn giải:

* Thạch quyển: 

  • Là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên lớp man-ti, thành phần cấu tạo chủ yếu là các đá ở thể rắn. 
  • Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100 km, độ dày không đồng nhất, mỏng ở vỏ đại dương, dày hơn ở vỏ lục địa.

* Phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất:

 – Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. 

 – Lớp vỏ là một phần của thạch quyển và là lớp ngoài cùng của hành tinh, lớp vỏ các hành tinh là hỗn hợp của các chất ít đậm đặc hơn so với các lớp sâu bên trong của chúng.

II. Nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

1. Nội lực

Câu 2. Dựa vào thông tin trong bài học, em hãy cho biết:

– Thế nào là nội lực.

– Nguyên nhân sinh ra nội lực.

Hướng dẫn giải:

* Nội lực: là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

=> Nguyên nhân của nội lực: do sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học trong lòng đất,…

2. Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Câu 3. Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho biết vận động theo phương thẳng đứng bao gồm các vận động nào và hệ quả của các vận động đó đối với sự hình thành bé mặt Trái Đất.

Hướng dẫn giải:

* Vận động theo phương thẳng đứng bao gồm: vận động nâng lên, hạ xuống  => diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn. 

=> Hệ quả: Vận động này có thể làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích của một khu vực một cách chậm chạp và lâu dài, gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.

=> Ví dụ: bán đảo Xcan-đi-na-vi (Scandinavia) ở Bắc Âu – vùng phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan đang được nâng lên, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan bị hạ xuống.