Giải GDCD 9 Bài 3 ngắn nhất: Chí công vô tư
Giải GDCD 9 Bài 3 ngắn nhất: Dân chủ và kỷ luật
Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Trả lời câu hỏi Gợi ý và giải phần bài tập Bài 3: Dân chủ và kỷ luật trong sách giáo khoa GDCD 9 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và làm các bài tập trắc nghiệm thường xuát hiện trong đề kiểm tra.
Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:
Nội dung bài học
Thế nào là Dân chủ, kỉ luật?
* Dân chủ là:
– Mọi người làm chủ công việc
– Mọi người được viết được cùng tham gia.
– Mọi người góp ý kiến thực hiện kiểm tra giám sát
* Kỉ luật là:
– Tuân theo quy định của cộng đồng
– Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao.
Tác dụng:
– Tạo ra sự thống nhất cao về nhận nhận thức, ý trí và hành động.
– Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân
– Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt
Rèn luyện như thế nào?
– Mọi người cần tự giác chấp hành kỷ luật
– Các cán bộ lãnh đạo, các tổ chức XH tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy Dân chủ, kỉ luật.
– HS vâng lời bố mẹ thực hiện quy định của trường.
Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 3 ngắn nhất
a) Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai câu chuyện trên.
Trả lời:
– Những việc làm thể hiện việc phát dân chủ của lớp 9A:
+ Cả lớp sôi nổi bàn bạc, thảo luận kế hoạch hoạt động của lớp.
+ Tất cả các thành viên đều tự nguyện và hăng hái tham gia vào các hoạt động chung của lớp.
– Những việc làm thể hiện không phát huy dân chủ trong công ty:
+ Công nhân không được bàn bạc, góp ý kiến về vấn đề công việc của mình trong công ty với cấp trên.
+ Công nhân kiến nghị đòi cải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần nhưng không được giám đốc chấp nhận.
+ Giám đốc tự quyết định mọi việc và không tôn trọng, lắng nghe ý kiến công nhân cũng như cải thiện điều kiện lao động cho mọi người.
b) Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A.
Trả lời:
– Biện pháp dân chủ:
+ Mọi người cùng tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến trước cả tập thể.
+ Mọi người đều tự giác chấp hành và tham gia xây dựng tập thể lớp.
– Biện pháp kỉ luật:
+ Các bạn đều cùng thống nhất phương pháp hành động cũng như tuân thủ quy định của lớp, trường.
+ Cùng nhắc nhở, đôn đốc nhau hoàn thành công việc và đạt kết quả tốt.
c) Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm.
Trả lời:
– Lớp 9A đã phát huy được tinh thần tập thể của lớp; mọi vấn đề đều được khắc phục, kế hoạch của lớp đã được thực hiện thành công. Mọi người đều vui vẻ, phấn khởi, biết sống có trách nhiệm và biết quan tâm, giúp đỡ nhau hơn.
d) Việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện 2 đã có tác hại như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
– Việc làm của ông giám đốc đã làm cho công nhân bất bình, nhiều người bỏ việc nên kết quả sản xuất giảm sút và công ty bị thua lỗ nặng nề.
– Bởi vì, việc làm của ông giám đốc thiếu minh bạch, công bằng và không biết nghĩ cho người khác cũng như quyền lợi chung.
Hướng dẫn giải Bài tập GDCD 9 Bài 3 ngắn nhất
Bài 1 trang 11Giáo dục công dân 9: Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ? Vì sao?
a) Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy;
b) Ông Bính – tổ trưởng tổ dân phố – quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn;
c) Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch;
d) Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến;
đ) Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.
Trả lời:
– Những hoạt động thể hiện dân chủ là:
+ (a) Học sinh được phát huy ý kiến cũng như xây dựng kỉ luật trong chính ngôi trường mình theo học; Kỉ luật do các bạn nếu ý kiến đóng góp và thống nhất thực hiện nên sẽ phát huy tốt hơn.
+ (c) Nam đã thực hiện tốt quyền tự do đóng góp ý kiến và quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.
+ (d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp, để các bạn tự do đóng gớp ý kiến xây dựng lớp; mọi người ai cũng thể hiện quyền dân chủ của mình.
Bài 2 trang 11 Giáo dục công dân 9: Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà trường.
Trả lời:
– Ví dụ: Lắng nghe ý kiến thầy cô và các bạn; tuân thủ nội quy của trường lớp. Trong các hoạt động tập thể tích cực phát biểu ý kiến…
Bài 3 trang 11 Giáo dục công dân 9: Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”.
Trả lời:
– Dân chủ giúp tất cả mọi người có quyền đóng góp ý kiến, xây dựng và phát triển tập thể vững mạnh.
– Dân chủ tạo nên sự công bằng, minh bạch, rõ ràng và thống nhất giữa tất cả mọi người trong tập thể.
– Kỉ luật tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, đảm bảo dân chủ được thực hiện một cách tốt nhất.
– Dân chủ và kỉ luật tạo nên sự thống nhất và đoàn kết, làm nên một tập thể vững mạnh.
Bài 4 trang 11 Giáo dục công dân 9: Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
– Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:
+ Thực hiện tốt nội quy của nhà trường, của lớp đề ra.
+ Tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch chung của lớp; có ý thức xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh và kỉ luật.
+ Bản thân cần tích cực học tập, rèn luyện, có ý kiến nhận xét đánh giá tích cực và sáng suốt các vấn đề chung của lớp, trường.
+ Có tinh thần, trách nhiệm trong học tập và công việc, luôn có ý thức vì tập thể.
Các câu hỏi củng cố kiến thức Bài 3 GDCD 9
Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về dân chủ, kỉ luật
Trả lời:
* Tục ngữ:
– Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước
– Đất có lề, quê có thói
– Quân phát bất vị thân
* Ca dao:
– Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
* Danh ngôn:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạ đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”
Hồ Chí Minh
Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và quy định lẫn nhau. Dân chủ mà không có kỉ luật sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, vô chính phủ. Và ngược lại, nến có kỉ luật mà thiếu dân chủ sẽ dẫn đến sự áp đặt chủ quan, không sáng tạo, không hiệu quả. Do đó dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật, ngược lại, kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
Lớp 9 C tổ chức buổi họp để chuẩn bị cho Hội trại 26/3. Khi cả lớp và cô giáo đang lắng nghe bạn Huy lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho từng tổ thì bạn Thành đứng phắt dậy phản đối. Bạn Thành cho rằng lớp trưởng không công bằng khi phân công nhiệm vụ giữa các tổ. Một số bạn đề nghị Thành giữ trật tự để nghe bạn Huy trình bày xong rồi hãy phát biểu ý kiến. Bạn Thành cho rằng trong một tập thể dân chủ thì mình có thể phát biểu bất cứ lúc nào mình muốn.
Em có đồng ý với suy nghĩ và hành vi của bạn Thành hay không? Tại sao?
Trả lời:
Em không đồng ý với suy nghĩ và hành động của bạn Thành. Việc Thành được phép phát biểu là thể hiện sự dân chủ nhưng dân chủ phải gắn liền với kỉ luật. Ở đây bạn Thành đã thể hiện quyền dân chủ nhưng không tuân theo kỉ luật. Vì thế suy nghĩ vag hành động của bạn càn được nhắc nhở, phê bình.
Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3
Câu 1: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghệ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Trung thành.
B. Kỉ luật.
C. Dân chủ.
D. Tự chủ.
Đáp án: C
Câu 2: Biểu hiện của dân chủ là
A. Phát biểu tại hội nghị.
B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
C. Góp ý vào Luật Giáo dục.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 3: Biểu hiện của kỉ luật là
A. Không vứt rác ở nơi công cộng.
B. Không hút thuốc tại bệnh viện.
C. Không đi học muộn.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 4: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là
A. Khiêm nhường.
B. Dân chủ.
C. Trung thực.
D. Kỉ luật.
Đáp án: B
Câu 5: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là?
A. Kỉ luật.
B. Pháp luật.
C. Tự trọng.
D. Trung thực.
Đáp án: A
Câu 6: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Ông N là người tự chủ.
B. Ông N là người trung thực.
C. Ông N người thật thà.
D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.
Đáp án: D
Câu 7: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?
A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.
Đáp án: D
Câu 8: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm quyền tự chủ.
C. Vi phạm kỉ luật.
D. Vi phạm quy chế.
Đáp án: C
Câu 9: Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?
A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 10: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?
A. Tạo cơ hội.
B. Là điều kiện.
C. Là động lực.
D. Là tiền đề.
Đáp án: A
Kết quả đạt được qua bài học
1. Kiến thức
Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật, biểu hiện của dân chủ kỉ luật. ý nghĩa của dân chủ kỉ luật trong nhà trường và xã hội .
2. Kĩ năng
Biết giao tiếp và ứng xửthực hiện tốt dân chủ, biết tự đánh giá bản thân xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.
3. Thái độ
Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật phát huy dân chủ trong học tập và các hoạt động khác.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong Bài 3: Dân chủ và kỷ luật theo cách ngắn gọn nhất rồi. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm được nội dung kiến thức qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.
Mời các bạn xem thêm các bài Giải GDCD 9 ngắn nhất trong Sách bài tập và Vở bài tập tại đây nhé: