Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn chuẩn chỉnh trong kinh doanh – GoSELL
Giá vốn hàng bán (COGS) là một dòng quan trọng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cung cấp cho nhà quản trị cái nhìn bao quát về hoạt động tài chính, hiệu quả và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy giá vốn hàng bán là gì? Công thức tính như thế nào? Và làm sao để quản lý giá vốn hàng bán hiệu quả trong kinh doanh? Cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Giá vốn hàng bán là gì?
Muốn quản lý dòng tiền trong kinh doanh hiệu quả, đầu tiên chúng ta phải hiểu giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán (COGS thể hiện tất cả chi phí liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm đã được bán trong khoảng thời gian được đề cập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nói một cách đơn giản, giá vốn hàng bán là giá vốn để sản xuất hàng hóa bán ra của một doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí như nguyên liệu thô, vận chuyển, chi phí lao động thay đổi tùy thuộc vào số lượng sản phẩm mà bạn sản xuất. Nó không bao gồm chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải gánh chịu bất kể sản lượng được sản xuất là bao nhiêu, ví dụ như chi phí bán hàng, tiếp thị hoặc phân phối.
Giá vốn hàng bán được tìm thấy trên báo cáo thu nhập cho một kỳ kế toán nhất định, chẳng hạn như một năm, quý hoặc tháng. Từng doanh nghiệp khác nhau sẽ có những cách định nghĩa về giá vốn khác nhau:
-
Các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp sản phẩm có giá vốn hàng bán cao hơn vì có thêm chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm.
-
Các doanh nghiệp thương mại (nhập sản phẩm sẵn có về bán) thì giá vốn hàng bán sẽ gồm tất cả các khoản chi phí từ lúc mua hàng đến khi về đến kho.
Tham khảo thêm: Phương pháp giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tiết kiệm nhất
Tầm quan trọng của giá vốn hàng bán
Sau khi đã hiểu rõ giá vốn hàng bán là gì, hãy cùng GoSELL tiếp tục tìm hiểu về tầm quan trọng của khái niệm này trong kinh doanh nhé.
Giá vốn hàng bán là một trong những số liệu quan trọng trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây được xem là cơ sở để tính lợi nhuận gộp giúp phản ánh hiệu quả sử dụng dòng tiền cũng như nghiệp vụ quản lý lao động, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Với giá vốn hàng bán, bạn có thể dễ dàng:
-
Định giá sản phẩm cũng như phản ánh giá trị hàng hóa tại thời điểm nhập hàng vào kho.
-
Quản lý chi phí của các cửa hàng một cách cụ thể và chính xác.
- lợi nhuận gộp nhanh chóng.
Xác địnhnhanh chóng.
Phương pháp tính giá vốn hàng bán
Hiện nay, có 3 cách tính giá vốn hàng bán mà doanh nghiệp có thể sử dụng là Nhập trước – Xuất trước (FIFO), Nhập sau – Xuất trước (LIFO) và Phương pháp tính chi phí trung bình.
Công thức tính:
COGS = Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng mua trong kỳ – Hàng tồn kho cuối kỳ
Nhập trước – Xuất trước (FIFO)
Phương pháp này chỉ ra rằng, những sản phẩm nào được mua hay sản xuất trước thì bán trước. Các doanh nghiệp sử dụng cách tính FIFO sẽ bán các sản phẩm rẻ trước tiên vì giá cả thường có xu hướng tăng lên theo thời gian. Khi giá tăng, giá vốn hàng bán sẽ thấp hơn, làm tăng thu nhập ròng và mức thuế TNDN.
Phương pháp Nhập trước – Xuất trước chỉ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn hoặc các mặt hàng phải liên tục cập nhật các dòng sản phẩm mới như điện thoại, máy tính,…
Ví dụ:
Tình hình nhập xuất trong tháng 8/2022 của một công ty điện thoại di động là:
-
Đầu tháng 08/2022 tồn kho 20 cái áo giá 100.000 đồng.
-
Vào ngày 20/08/2022, công ty nhập thêm 30 cái áo 120.000 đồng, xuất 25 cái áo.
Theo công thức tính FIFO, ta có:
Ngày 20/08/2022, giá trị xuất kho là 20 x 100.000 + 5 x 120.000 đồng = 2.600.000 đồng.
Nhập sau – Xuất trước (LIFO)
Khác với FIFO, phương pháp LIFO nói rằng những sản phẩm nào được mua hay sản xuất sau thì bán trước. Trong thời kỳ giá cả tăng cao, hàng hóa có chi phí cao hơn được bán trước, dẫn đến giá vốn hàng bán cao hơn, dẫn thu nhập ròng có xu hướng giảm dần.
Phương pháp này tuy vẫn được Mỹ và Nhật Bản chấp nhận nhưng có một nhược điểm rất lớn là định giá hàng tồn kho không chính xác, do sản phẩm cũ lỗi thời không phù hợp với giá trị hiện hành.
Trở lại ví dụ trên, nếu theo công thức LIFO thì ta có:
Ngày 20/08/2022, giá trị xuất kho là 25 x 120.000 đồng = 3.000.000 đồng
Chi phí trung bình (Bình quân gia quyền)
Đây là phương pháp mà các doanh nghiệp hay phần mềm chuyên nghiệp thường ưu tiên sử dụng nhất hiện nay. Trong đó, giá vốn mỗi lần nhập hàng sẽ được tính theo công thức sau:
-
Đơn giá thực tế bình quân gia quyền sản phẩm tồn và nhập trong kỳ = (Giá thực tế sản phẩm tồn đầu kỳ + Giá thực tế sản phẩm nhập trong kỳ) : (Số lượng sản phẩm tồn đầu kỳ + Số lượng sản phẩm nhập trong kỳ).
-
Đơn giá thực tế sản phẩm xuất dùng trong kỳ = Số lượng sản phẩm xuất dùng trong kỳ x Đơn giá thực tế bình quân gia quyền.
Cũng trong ví dụ trên, nếu tính theo phương pháp chi phí trung bình thì đơn giá bình quân gia quyền sản phẩm tồn và nhập là [(100.000 x 20) + (120.000 x 30) : (20 + 30)] = 112.000 đồng.
Như vậy, vào ngày 20/08/2022, giá trị xuất kho là 25 x 112.000 = 2.800.000 đồng.
Một lưu ý là phương pháp bình quân gia quyền đòi hỏi bạn phải hạch toán chính xác số lượng hàng tồn kho trong đầu kỳ. Vì chỉ một sai sót sẽ dẫn đến tử và mẫu trong công thức đều sai và kết quả bị lệch đi hoàn toàn.
Nguyên nhân giá vốn hàng bán bị sai và giải pháp
Nguyên nhân dẫn đến giá vốn hàng bán bị sai có thể xuất phát từ những lý do sau:
Thực hiện sai quy trình bán hàng âm
Khi nhập hàng từ nhà cung cấp, bạn phải tiến hành kiểm kê và nhập dữ liệu vào hệ thống quản lý bán hàng. Nếu như hàng hóa không được kiểm kê và ghi nhận kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến sai số hàng tồn kho, dẫn đến giá vốn hàng bán cũng bị sai theo. Tình trạng này thường xảy ra đối với những mặt hàng hot, chủ cửa hàng chưa kịp hoặc quên lưu kho mà đã bày bán ngay lập tức lên kệ.
Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng cho mọi doanh nghiệp
Sai quy trình trả hàng nhà cung cấp
Khi sản phẩm bị lỗi, hãy trả lại cho nhà cung cấp toàn bộ hoặc một phần hàng hóa đã mua. Đồng thời, hạch toán lại giá vốn hàng bán để tránh gây ra sự sai lệch về giá.
Giải pháp
Để tránh sai sót không đáng xảy ra trong quá trình tính toán giá vốn hàng bán, bạn cần lưu ý:
-
Thường xuyên kiểm tra số liệu ghi chép với chứng từ hóa đơn gốc.
-
Thực hiện đúng quy trình nhập hàng và bán hàng. Không xuất bán khi hàng chưa được kiểm kê và nhập liệu.
-
Hạn chế chỉnh sửa / xóa chứng từ kiểm kê
-
Theo dõi giá vốn hàng bán thường xuyên để kiểm soát tình trạng kho và kịp thời xử lý vấn đề sai giá vốn hàng bán.
Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng ứng dụng phần mềm để hỗ trợ quản lý bán hàng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. Những phần mềm này không chỉ có độ chính xác cao mà còn giúp bạn dễ dàng kiểm tra, theo dõi và giám sát công việc một cách trơn tru và dễ dàng hơn. Trong đó, GoSELL là một trong những lựa chọn tuyệt vời có thể hỗ trợ bạn trong vấn đề này.
Quản lý giá vốn hàng bán hiệu quả với phần mềm quản lý bán hàng GoSELL
Như đã đề cập ở trên, nguyên do dẫn đến sai giá vốn hàng bán chủ yếu đến từ việc sai sót trong quy trình nhập hàng và quản lý kho hàng. Với GoSELL, bạn không cần lo lắng về vấn đề này vì đã có 2 tính năng ưu việt sau:
Quản lý kho hàng
Theo dõi được biến động hàng hóa để đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng hóa cho khách hàng. Giúp kiểm soát toàn bộ số lượng hàng tồn trong kho chính xác. Nhờ đó giảm thất thoát hàng hóa, hạch toán chính xác giá vốn hàng bán và nâng cao doanh thu. Cụ thể:
-
Đồng bộ số liệu tồn kho trên đa kênh từ:
Website
, App, POS, sàn TMĐT, Zalo, Facebook, TikTok Shop.
-
Quản lý tồn kho đơn giản với mã SKU, mã IMEI và barcode.
-
Theo dõi số lượng hàng hóa cụ thể tại mỗi chi nhánh khác nhau khi phát sinh biến động kho.
-
Cho phép tạo phiếu chuyển hàng và tự động trừ kho khi tạo phiếu chuyển hàng.
-
Dễ dàng truy xuất thông tin của sản phẩm: Số lượng tồn kho, thông tin mô tả, giá bán, hình ảnh và chi nhánh còn hàng.
-
Theo dõi được sản phẩm có số lượng tồn cao để có kế hoạch khuyến mãi đẩy hàng và số lượng tồn thấp để nhập hàng kịp thời.
-
Hệ thống sẽ lưu trữ toàn bộ các dữ liệu nhập xuất kho một cách cụ thể đầy đủ nhất.
-
Dễ dàng tìm kiếm và biết được trạng thái của mỗi sản phẩm riêng biệt (tất cả sản phẩm, đang bán hoặc ngưng bán, hàng bị lỗi) để đảm bảo không sai sót trong quá trình hạch toán tồn kho.
-
Quản lý nhân viên hiệu quả bằng cách phân quyền sử dụng trên hệ thống quản trị GoSELL.
Quản lý nhà cung cấp
Tính năng Quản lý nhà cung cấp giúp người bán theo dõi danh sách đơn vị cung cấp hàng hóa của mình, bao gồm: Tình trạng hàng hóa, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng,… giúp quản lý đa dạng nguồn cung hàng hóa hiệu quả. Thông qua việc tối ưu hóa quy trình nhập hàng, tính năng này còn hỗ trợ bạn hạn chế rủi ro thiếu hay thừa hàng hóa, tiết kiệm tối đa thời gian và nhân lực. Cụ thể:
-
Hiển thị thông tin chi tiết của các nhà cung cấp theo mã, tên nhà cung cấp, email, số điện thoại.
-
Dễ dàng thêm mới các nhà cung cấp để lưu trữ và quản lý trên hệ thống.
-
Chủ doanh nghiệp có thể phân quyền cho các nhân viên để có thể tối ưu việc quản lý các nhà cung cấp.
-
Tạo đơn nhập hàng nhanh chóng từ danh sách nhà cung cấp có sẵn trên hệ thống, tìm kiếm sản phẩm cần nhập theo tên, mã SKU, mã vạch.
-
Thống kê tổng quan, quản lý tất cả đơn đặt hàng từ nhà cung cấp.
-
Dễ dàng lọc các đơn nhập hàng theo thời gian (Ngày, tuần, tháng, năm) và trạng thái (Tất cả, đã tạo đơn, đã hoàn thành, đã hủy,…).
Kết luận
Giờ đây, bạn đã biết giá vốn hàng bán là gì và làm thế nào để tính giá vốn hàng bán chưa? Nếu bạn có thể nắm vững những kiến thức trên thì GoSELL tin chắc rằng, quá trình kinh doanh của bạn sẽ trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn đấy. Chúc các bạn may mắn và thành công.