Giá vàng hôm nay 23/7: Giá vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’, ‘đại gia’ trang sức lãi khủng, vàng thế giới đảo chiều tạm thời
Mục Lục
Giá vàng hôm nay 23/7: Thế giới ‘đứng im’
Mở cửa phiên giao dịch sáng 23/7, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng mua vào ở mức 64,9 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 66,4 triệu đồng/lượng, giữ nguyên so với đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/7. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đang là 1,5 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào – bán ra ở mức 64,40 – 66,40 triệu đồng/lượng, tăng 400.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/7. Chênh lệch giá mua – bán vàng DOJI đang là 2 triệu đồng/lượng.
Đầu giờ sáng 23/7 (giờ Việt Nam), giá vàng giao dịch trên sàn Kitco ở mức 1.727,3 USD/ounce, giữ nguyên so với cuối giờ chiều 22/7.
Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank cuối ngày 22/7: 1 USD = 23.550 VND, giá vàng thế giới tương đương 49,00 triệu đồng/lượng, thấp hơn 17,4 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC bán ra ở cùng thời điểm.
Giá vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’, ‘đại gia’ trang sức lãi khủng, vàng thế giới chịu nhiều sức ép. (Nguồn: CNBC)
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 23/7
Đồng USD tăng 0,7% so với các đồng tiền mạnh khác, khiến vàng được định giá theo đồng tiền này trở nên đắt hơn với những người mua bằng các đồng tiền khác.
Theo ghi nhận của TG&VN, đến 20h ngày 22/7, giá vàng thế giới tại sàn giao dịch Kitco ở mức 1.724,1 – 1.725,1 USD/ounce, tăng 4,9 USD so với phiên giao dịch trước đó.
Tại thị trường châu Á, giá vàng giảm trong phiên 22/7 khi đồng USD lên giá và các ngân hàng trung ương lớn nâng lãi suất.
Đến chiều 22/7, giá vàng giao ngay giảm 0,2%, xuống 1.715,93 USD/ounce. Giá vàng đã tăng 0,5% kể từ đầu tuần.
Trong nước, thị trường kim loại quý trong nước tiếp tục dao động với biên độ lớn và không phụ thuộc vào giá thế giới.
Công ty Vàng bạc đá Sài Gòn (SJC) tăng 1,1 triệu đồng mỗi lượng lúc vừa mở cửa ngày 22/7, lần lượt mua vào 64,3 triệu đồng và bán ra 66,3 triệu đồng. Giá giao dịch được cập nhật sáu lần trong ngày với mức tăng, giảm mỗi lần từ 200.000 – 500.000 đồng.
Cuối ngày 22/7, SJC niêm yết giá mua vào 64,9 triệu đồng và bán ra 66,4 triệu đồng, lần lượt tăng 1,7 triệu đồng và 1,2 triệu đồng so với hôm qua. Đây hiện là mức giá cao nhất thị trường vàng miếng.
Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên chiều 22/7:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 64,90 – 66,40 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 64,00 – 66,00 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 64,70 – 66,40 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 64,90 – 66,40 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 64,75 – 66,38 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 51,50 – 52,50 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 51,50 – 52,50 triệu đồng/lượng.
Áp lực giảm giá vàng vẫn lớn
Theo nhà phân tích Edward Meir tại ED&F Man Capital Markets, giá vàng đang trong xu hướng giảm và sự phục hồi là trong ngắn hạn.
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất lần đầu tiên trong 11 năm qua với mức 50 điểm cơ bản. Theo quyết định trên, lãi suất tiền gửi của ECB đã thoát khỏi khu vực âm lần đầu tiên trong 8 năm, lên mức 0%.
Lãi suất đối với các giao dịch tái cấp vốn tăng lên 0,50% và lãi suất cho vay là 0,75%… Điều này khiến đồng Euro gia tăng, đẩy giá USD đi xuống và hỗ trợ giá vàng.
Bất chấp những diễn biến đó, một số nhà đầu tư cho rằng, các báo cáo kinh tế yếu kém và áp lực lạm phát lớn hơn là những dấu hiệu cho thấy thị trường vàng vẫn khá giằng co.
Giá vàng đã thoát đáy một năm, tuy nhiên đã giảm hơn 380 USD/ounce kể từ đầu tháng 3 đến nay. Nguồn áp lực giảm giá chính đối với vàng vẫn là xu hướng tăng giá của đồng USD và môi trường lãi suất tăng cao.
Nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered nhận định, giá vàng vẫn bị chi phối bởi các yếu tố cơ bản trái chiều. Một mặt là lạm phát gia tăng, lo ngại về suy thoái kinh tế ngày càng lớn, nhưng mặt khác là lãi suất tăng cao, đồng USD mạnh và nhu cầu yếu theo mùa.
Tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong tuần tới là cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dự kiến diễn ra vào ngày 26-27/7. Giới phân tích dự báo, Fed sẽ nâng lãi suất với bước nhảy 0,75 điểm phần trăm trong lần họp này.
Bà Suki Cooper nhấn mạnh: “Xét tới việc thị trường đã rất nhanh chóng phản ánh bước nhảy lãi suất 0,75 điểm phần trăm. Vì vậy, giá vàng có thể hưởng lợi trong ngắn hạn nếu Fed tăng lãi suất với bước nhảy đúng như vậy. Nhưng nhìn về dài hạn, áp lực giảm giá vàng vẫn lớn”.
“Đại gia” ngành trang sức lãi khủng
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán: PNJ) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2022. Doanh thu thuần trong quý vừa qua của PNJ đạt gần 8.100 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 80% so với cùng kỳ.
Đại gia trong ngành bán lẻ trang sức lý giải ngoài việc thị trường sôi động sau dịch, nền so sánh thấp của quý II/2021 khi hoạt động kinh doanh bị gián đoạn vì đại dịch cũng là nguyên nhân giúp doanh số tăng trưởng tốt trong 3 tháng qua.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng hơn 70% trong quý II/2022 tương ứng với đà tăng doanh thu. Đặc biệt, chi phí lương của công ty cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi hạch toán chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận ròng quý II/2022 của doanh nghiệp đạt 367 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ 2021.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp đạt tổng doanh thu hơn 18.210 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động cốt lõi là bán lẻ chiếm gần 60% doanh số của PNJ. Ngoài ra, sản phẩm vàng 24K đóng góp hơn 28% doanh thu của công ty.
Tuy nhiên, đại diện công ty cũng cho biết việc vàng 24K chiếm tỷ trọng doanh thu lớn hơn khiến tỷ suất sinh lời bị ảnh hưởng do vàng là sản phẩm có biên lợi nhuận mỏng.
Lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng đạt 1.088 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu. So với kế hoạch kinh doanh năm được đại hội đồng cổ đông thông qua, doanh nghiệp đã hoàn thành hơn 70% chỉ tiêu doanh số và đạt 83% mục tiêu lợi nhuận chỉ sau 1/2 thời gian.
Kinh tế kỹ thuật số – cơ sở thúc đẩy kết nối ASEAN với các nước ngoài khu vực
Đối với hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, kinh tế kỹ thuật số không chỉ là “bệ phóng” cho tăng trưởng kinh tế, …