Giá trị thương hiệu là gì? 5 chiến lược gia tăng Brand Value hiệu quả

3.7

(

3

)

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng, Giá trị thương hiệu (hay Brand Value) được xem là thước đo cho sự thành công của doanh nghiệp, cũng như đánh giá mức độ cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.

Giá trị thương hiệu là gì? 5 cách giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị của thương hiệu5 cách giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị của thương hiệu

Vậy khái niệm này thực chất là gì? Vai trò của Brand Value trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là gì? Đâu là cách để doanh nghiệp có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh nhờ gia tăng giá trị của thương hiệu hiệu quả?

Cùng NAVEE tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Giá trị thương hiệu là gì?

Trị giá của một thương hiệu được xem là thước đo về mức độ chịu chi của khách hàng đối với một thương hiệu. Điều này áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ hoặc kể cả đó là thương hiệu hoặc một phần của thương hiệu.

Ở góc nhìn doanh nghiệp, yếu tố này giúp doanh nghiệp đảo bảo được các nguồn tiền đi vào bên trong.

Giá trị thương hiệu (hay Brand Value) thể hiện sự phát triển của thương hiệu, giá trị càng lớn chứng tỏ hình ảnh của thương hiệu đang ngày càng phát triển thành công. Điều này còn mang ý nghĩa về mặt tài chính và khiến người tiêu dùng sẵn lòng chi một khoản tiền để sở hữu sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. 

Ngày nay, người ta vẫn thường nhắc đến hai chữ “thương hiệu”, nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất cốt lõi của Brand ValueNgày nay, người ta vẫn thường nhắc đến hai chữ “thương hiệu”, nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất cốt lõi của Brand Value

Giá trị cốt lõi của thương hiệu khác gì so với giá trị thương hiệu?

Khác với Brand Value, Giá trị cốt lõi được xem là những lợi ích độc đáo nhất, khác biệt nhất, đặc trưng nhất của một thương hiệu.

Các doanh nghiệp dựa vào lợi thế cốt lõi của nhãn hiệu để triển khai các hoạt động kinh doanh, chiến lược tiếp thị đúng với định hướng của thương hiệu. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định giá trị cốt lõi của nhãn hiệu từ bước đầu tiên trước khi bắt đầu tiến hành xây dựng hình ảnh. 

Ví dụ về 3 giá trị cốt lõi của nhãn hiệu nước giải khát Coca-Cola: Thương hiệu yêu thích; Phát triển bền vững; Vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Ví dụ về giá trị cốt lõi của nhãn hiệu Vinamilk: Chính trực; Tôn trọng; Công bằng; Đạo đức; Tuân thủ. 

Các yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Về cơ bản, Brand Value được xác định dựa vào hai yếu tố chính là chi phí xây dựng và giá trị thị trường. 

Vậy cụ thể hai yếu tố này nên được hiểu như thế nào? Nội dung bên dưới sẽ giúp bạn làm rõ hơn!

Giá trị thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng (Cost-Based Brand Valuation)

Cost-Based Brand Valuation tức là định giá thương hiệu dựa trên chi phí. Đây là yếu tố dễ hiểu, cũng như cần được cân nhắc đầu tiên trước khi xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu.

Định giá thương hiệu dựa theo chi phí xây dựng và giá thị trườngĐịnh giá thương hiệu dựa theo chi phí xây dựng và giá thị trường

Nói cách khách, Cost-Based được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra từ khi mới thành lập nhằm gây dựng danh tiếng của thương hiệu trên thị trường. Các chi phí này bao gồm:

  • Chi phí khuyến mãi, quà tặng, sampling
  • Chi phí đăng ký thương hiệu và cấp phép kinh doanh
  • Chi phí quảng cáo, truyền thông Marketing, PR,…
  • Chi phí toàn bộ chiến dịch đã triển khai của thương hiệu

Khi doanh nghiệp sử dụng cách định giá này, bạn cần phải xác định và liệt kê các khoản ngân sách thực tế trong điều kiện chi phí (giá tiền) tại thời điểm hiện tại.

Cách định giá này thường được các thương hiệu mới áp dụng, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng chúng nếu muốn tái cơ cấu lại thương hiệu của mình.

Brand Value dựa trên giá trị thị trường

Market-Based Brand Valuation nghĩa là giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường hiện tại.

Nói một cách khác, phương thức định giá này đòi hỏi bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các chi phí, giá trị của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Từ đó đưa ra được những con số dự đoán, ước tính về giá trị nội tại của thương hiệu.

Sử dụng phương pháp định giá các giá trị của nó dựa trên định giá thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật thông tin thường xuyên để nắm bắt tin tức trên thị trường, đồng thời đưa ra định giá thương hiệu đúng giá trị tại thời điểm đó tránh tình trạng sai lệch thông tin bởi yếu tố biến động về giá trên thị trường.

Giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu có gì khác nhau? Phân biệt như thế nào cho đúng?

Brand Value còn được xem là giá trị tài chính của thương hiệu nhất định.

Để biết được giá trị của nó đáng giá bao nhiêu thì doanh nghiệp cần định giá thương hiệu dựa trên hai phương pháp mà NAVEE đã chia sẻ ở phần trên (dựa trên chi phí xây dựng và giá trị thị trường).

Brand Value có ý nghĩa về mặt tài chính, đóng vai trò định giá khi doanh nghiệp tiến hành mua hoặc bán thương hiệu. 

Giá trị thương hiệu (Brand Value) và Tài sản thương hiệu (Brand Equity) có giống nhau không? Giá trị của thương hiệu (Brand Value) và Tài sản thương hiệu (Brand Equity) có giống nhau không? 

Customer-Based Brand Equity viết tắt là Brand Equity có nghĩa là tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng. Tài sản thương hiệu là số liền mà khách hàng đồng ý chi trả để sở hữu sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp

Brand Equity được thể hiện qua nhận thức, trải nghiệm của khách hàng về thương hiệu thông qua các hoạt động Marketing và truyền thông quảng cáo. 

Khi khách hàng có phản ứng tích cực về thương hiệu thì nó sẽ mang lại những lợi ích tích cực. Ngược lại, khách hàng có phản ứng tiêu cực sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của thương hiệu.

Tài sản thương hiệu (Brand Equity) càng cao sẽ giúp thương hiệu tăng lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu được các rủi ro tiềm ẩn bên ngoài. 

5 cách giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu trong năm 2022

Cá nhân hóa thương hiệu

Cá nhân hóa thương hiệu là một trong các chiến lược phát triển thương hiệu giúp nâng cao các giá trị và làm cho thương hiệu trở nên “có hồn” gần gũi với khách hàng hơn.

Bên cạnh những chiến lược Marketing cá nhân hóa thì thương hiệu cũng cần được cá nhân hóa để tiếp cận khách hàng hiệu quả, tạo cảm giác thân quen. 

Xây dựng chiến lược cá nhân hóa thương hiệu để nâng cao giá trị thương hiệuXây dựng chiến lược cá nhân hóa thương hiệu để nâng cao giá trị của thương hiệu

Gợi ý hữu ích giúp cá nhân hóa thương hiệu của bạn thành công:

  • Sử dụng đại từ nhân xưng/giọng điệu xưng hô nhất quán. 
  • Xây dựng thương hiệu giống như tính cách đặc trưng của một con người. Ví dụ như Gucci, Rolex là thương hiệu mang tính cách tinh tế, sang trọng. 
  • Luôn đi đúng hướng theo thông điệp của thương hiệu. 
  • Tận dụng tối đa sức mạnh phương tiện truyền thông để tiếp cận, quảng bá thương hiệu tới khách hàng tiềm năng. 
  • Luôn thể hiện sự minh bạch, chính trực, trung thực. 

Có chiến lược cải thiện trải nghiệm khách hàng

Có một sự thật là khách hàng sẽ dùng sản phẩm của bạn vì một mẫu quảng cáo hay, nhưng sẽ rời đi ngay bởi trải nghiệm không tương xứng.

Đã qua rồi thời kỳ doanh nghiệp chỉ cần chạy quảng cáo, triển khai các chiến lược PR, Marketing rầm rộ là có thể thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm và gia tăng doanh số.

Khách hàng trong thời đại số cần nhiều hơn vậy!

Yếu tố để biến một khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành luôn bắt đầu từ trải nghiệm. Trải nghiệm từ sản phẩm, trải nghiệm từ khâu chăm sóc khách hàng, trải nghiệm từ cách thương hiệu xử lý phản hồi của người dùng,…

Chú trọng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng để khách hàng cảm thấy hài lòng khi mua sản phẩm của thương hiệuChú trọng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng để khách hàng cảm thấy hài lòng khi mua sản phẩm của thương hiệu

Do đó, để gia tăng giá trị thương hiệu một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cải thiện trải nghiệm thông qua cách tổng hợp các phân tích các “pain point” trong hành trình mua hàng của người dùng.

Xác định rõ vấn đề tại các “điểm chạm” giúp bạn dễ dàng đưa ra phương án tối ưu hiệu quả, từ đó cải thiện sự yêu thích của người dùng đối với thương hiệu của mình.

Dưới đây là một số mẹo mà bạn sẽ cần khi xây dựng chiến lược nâng cao trải nghiệm người dùng của mình đấy!

  • Đầu tiên, thấu hiểu khách hàng như thấu hiểu người bạn thân
  • Xây dựng chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng cụ thể
  • Phản hồi khách hàng nhanh chóng
  • Kết nối cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng
  • Chính sách ưu đãi cho khách hàng mới và khách hàng thân thiết
  • Đo lường chỉ số ROI để biết chiến dịch có hiệu quả hay không

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực

Khách hàng có nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ nào đó ắt hẳn không thể không tìm hiểu về chúng trên các công cụ như Google, Facebook, Youtube,… Đây chính là thời điểm mà doanh nghiệp xuất hiện và cung cấp những thông tin, kiến thức miễn phí cho người dùng và trở thành “chuyên gia” trong tâm trí của họ.

Thương hiệu phải là người hiểu rõ nhất về lĩnh vực mà mình đang hoạt độngThương hiệu phải là người hiểu rõ nhất về lĩnh vực mà mình đang hoạt động

Đây được xem là một trong những chiến lược Marketing đem lại giá trị bền vững nhất mà doanh nghiệp có thể triển khai.

Nếu bạn chưa rõ về chiến lược này thì đó chính là Inbound Marketing, chiến lược xây dựng nội dung giá trị giải quyết vấn đề của người dùng. Từ đó gia tăng sự uy tín và nâng cao giá trị hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí người dùng.

NAVEE hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào đó hiểu hơn về giá trị thương hiệu, cũng như có được một số các phương pháp chiến lược cải thiện giá trị của thương hiệu doanh nghiệp.

Nếu bạn đang tìm kiếm chuyên gia trong việc hỗ trợ triển khai kế hoạch Inbound Marketing, hãy để lại tin nhắn cho NAVEE, đội ngũ NAVEE sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược phù hợp với tình hình kinh doanh của minh.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 3.7 / 5. Lượt bình chọn: 3