Giá trị thặng dư tương đối (Relative surplus value) là gì?
Giá trị thặng dư tương đối (tiếng Anh: Relative surplus value) là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động.
24-10-2019
24-10-2019
24-10-2019
24-10-2019
23-10-2019
Hình minh hoạ (Nguồn: imperialism)
Giá trị thặng dư tương đối
Khái niệm
Giá trị thặng dư tương đối trong tiếng Anh được gọi là Relative surplus value.
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ.
Trong đó
Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
C. Mác viết: “Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản qui lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác”.
(Theo C.Mác và Ph. ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội)
Việc nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra gọi là bóc lột giá trị thặng dư.
Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định ttrong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.
Ví dụ về giá trị thăng dư tương đối
Thí dụ, ngày lao động là 10 giờ, trong đó 5 giờ là lao động tất yếu, 5 giờ là lao động thặng dư. Nếu giá trị sức lao động giảm đi 1 giờ thì thời gian lao động tất yếu xuống còn là 4 giờ.
Do đó, thời gian lao động thặng dư tăng từ 5 giờ lên đến 6 giờ và tỉ suất giá trị thặng dư m’ tăng từ 100% lên tới 150%.
Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người công nhân.
Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để có thể trang bị cho ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo)
Theo
Dòng Vốn Kinh Doanh
Link bài gốc
https://dongvon.doanhnhanvn.vn/gia-tri-thang-du-tuong-doi-relative-surplus-value-la-gi-4220191024154409053.htm