Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa thực tiễn
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã kéo theo quá trình phát triển trong sản xuất, lưu thông hàng hóa. Chính tại đây, giá trị thặng dư xuất hiện như điều kiện tồn tại, mục tiêu phát triển của hệ thống tư bản.
Do đó, thuật ngữ giá trị thặng dư đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt là kinh tế. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn khá trừu tượng và mơ hồ với đa số người. Bài viết dưới đây của Luật Nam Sơn sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là gì?
Được tạo ra bởi công nhân hay người lao động, giá trị thặng dư là mức độ dôi ra, vượt khỏi giá trị sức lao động. Bị chiếm dụng bởi nhà tư bản, giá trị thặng dư tạo nên nguồn lợi, thu nhập cho giai cấp bóc lột hay người chủ lao động.
Khi xem xét học thuyết C. Mác, tầm quan trọng của lý thuyết về giá trị thặng dư được ví như “hòn đá tảng” trong lý luận kinh tế – chính trị bởi nhà triết học này.
Là phát kiến vĩ đại nhất của nhà tư tưởng C. Mác, học thuyết về giá trị thặng dư đã làm sáng tỏ bản chất, nguồn gốc của mối quan hệ sản xuất trong môi trường tư bản.
Khi sức lao động chuyển thành hàng hóa, tiền tệ sẽ mang hình thái của tư bản và xuất hiện mối quan hệ mới trong sản xuất: quan hệ giữa người lao động và nhà tư bản. Mối quan hệ này bản chất là sự chiếm đoạt giá trị thặng dư.
Như vậy, người chủ lao động hay nhà tư bản bóc lột người lao động hoặc công nhân càng nhiều thì giá trị thặng dư sẽ càng cao.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư
Theo tư tưởng C. Mác, giá trị sử dụng hàng hóa được tạo ra từ kết quả lao động cụ thể. Khi ấy, lao động cụ thể nghĩa là hao phí lao động qua hình thức cụ thể như nghề nghiệp, chuyên môn nhất định với điểm riêng về mục đích, phương tiện, đối tượng, thao tác và kết quả.
Trong nền sản xuất hàng hóa, tính hai mặt ở lao động biểu hiện qua sự mâu thuẫn giữa lao động xã hội với lao động tư nhân của những người tham gia sản xuất hàng hóa. Điều này mang tới kết luận của C.Mác:
“Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông mà cũng không xuất hiện ở người lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông.”
Nhằm giải quyết mâu thuẫn ấy, vị triết gia đã khám phá nguồn gốc khai sinh ra giá trị của hàng hóa, đó chính là sức lao động.
Bản chất của giá trị thặng dư
Để xác định bản chất của giá trị thặng dư, C.Mác đã chia tư bản ra thành hai bộ phận chính gồm tư bản khả biến và tư bản bất biến, chi tiết như sau:
– Tư bản bất biến chính là một bộ phận tư bản tồn tại, xuất hiện dưới hình thái, dáng vẻ của tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo đảm giữ nguyên và chuyển đổi vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về lượng sau quá trình sản xuất. Tư bản bất biến được ký hiệu bằng “c”.
– Tư bản khả biến là một bộ phận tư bản biểu hiện, bộc lộ dưới hình thức là giá trị của sức lao động sau quá trình sản xuất, có xuất hiện lượng tăng thêm nhất định. Tư bản khả biến được ký hiệu bằng “v”.
Từ đó, kết luận rút ra là giá trị hàng hóa sẽ bằng tổng cộng giá trị tư bản bất biến và giá trị tư bản khả biến. Như vậy, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản hiện lên rất rõ ràng.
Vai trò của giá trị thặng dư
Ở bất kỳ thời điểm hay xã hội nào, việc gia tăng giá trị thặng dư vẫn là điều mà con người mong muốn, nỗ lực để đạt được. Cùng sự phát triển của công nghệ hay thiết bị, nguồn tri thức của con người cũng được áp dụng hợp lý, linh hoạt vào các công đoạn hay quá trình kinh doanh sản xuất.
Nhờ đó, giá trị thặng dư được nâng lên mức tối đa mà không cần sử dụng đến phương pháp kéo dài cường độ lao động hay thời gian lao động, sức khỏe người lao động cũng vì vậy được đảm bảo hơn trước kia.
Ý nghĩa của giá trị thặng dư
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu phương thức sản xuất trong chủ nghĩa tư bản, học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác đã vạch trần, chỉ ra xu hướng bóc lột của nhiều nhà tư bản cũng như mâu thuẫn kinh tế giữa giai cấp vô sản và tư sản.
Mang ý nghĩa thực tiễn, học thuyết giá trị thặng dư đặc biệt quan trọng với hành trình xây dựng, đổi mới và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nếu tận dụng lý thuyết một cách đúng đắn, điều đó sẽ góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao đời sống xã hội ở nước ta.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa thực tiễn Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Hotline: 1900.633.246,
Email: [email protected]