Giá trị nhân đạo là gì? Tìm hiểu giá trị nhân đạo trong văn học

Giá trị nhân đạo là một khía cạnh quan trọng góp phần làm nên giá trị của một tác phẩm văn học. Vậy thì giá trị nhân đạo là gì? Những biểu hiện của giá trị nhân đạo như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn.

1. Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo là gi?

Giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học xuất hiện khi người viết thể hiện sự đồng cảm và cảm thương sâu sắc cho số phận nhân vật. Và dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự đồng cảm đó cũng không hề mất đi.

Giá trị nhân đạo cùng với giá trị hiện thực luôn song hành với nhau Giá trị nhân đạo cùng với giá trị hiện thực luôn song hành với nhau

Giá trị nhân đạo cùng với giá trị hiện thực luôn song hành với nhau, tạo nên sự thống nhất trong việc truyền tải những thông điệp mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.

Mẫu cv xin việc 

2. Giá trị nhân đạo được thể hiện như thế nào trong văn chương

Giá trị nhân đạo được hình thành khi tác giả thấu hiểu được nhân vật của mình, và thậm chí đó chính là người viết thông qua nhân vật để đưa ra những suy nghĩ tâm tư của mình với thời cuộc. Để biết tác giả thể hiện tình cảm của mình thông qua giá trị nhân đạo như thế nào, chúng ta sẽ cùng đến với những biểu hiện của giá trị nhân đạo ngay sau đây.

2.1. Giá trị nhân đạo xuất phát từ sự thương cảm cho nhân vật

Dễ thấy một biểu hiện của giá trị nhân đạo đó là khi nhà văn thể hiện sự thương cảm đối với nhân vật thông qua từng chi tiết trong truyện dù là nhỏ nhất. Sự thương cảm đó có thể xuất phát từ việc tác giả và nhân vật có những điểm chung. Chẳng hạn trong Truyện Kiều, giá trị nhân đạo được thể hiện qua việc tác giả Nguyễn Du thể hiện sự thương xót cho số phận của nhân vật Thúy Kiều thông qua những câu thơ miêu tả tâm trạng của Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa

Có lẽ tác giả đồng cảm với Kiều bởi ông cũng là người tài hoa nhưng bạc phận, qua đó sự cảm nhận của ông đối với những người có số phận giống mình cũng thật rõ ràng. 

Giá trị nhân đạo xuất phát từ sự thương cảm cho nhân vật Giá trị nhân đạo xuất phát từ sự thương cảm cho nhân vật

Một ví dụ khác về giá trị nhân đạo có thể thấy trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Nhà văn Nam Cao đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận của nhân vật Chí Phèo. Đối với người đời, Chí Phèo là kẻ ác, chuyên đâm thuê chém mướn hay rạch mặt ăn vạ. Nhưng hơn ai hết, Nam Cao hiểu những bất hạnh mà nhân vật gặp phải. Và sự bất hạnh đó là kết quả của một xã hội rối ren loạn lạc, nơi mà quyền con người bị chà đạp. Để có được sự thấu hiểu sâu sắc như vậy, nhà văn cũng phải có góc nhìn giống nhân vật, để quằn quại và giằng xé cùng đứa con tinh thần của mình trong quá trình biến chuyển từ một con quỷ thành người tử tế lương thiện. 

Các tác phẩm của Nam Cao mang giá trị nhân đạo sâu sắc Các tác phẩm của Nam Cao mang giá trị nhân đạo sâu sắc

Một biểu hiện khác của giá trị nhân đạo đó chính là sự phê phán những lề thói phong kiến của xã hội cũ, phê phán những thế lực chà đạp lên quyền con người. Chúng ta sẽ đến với khía cạnh này ở phần tiếp theo. 

2.2. Giá trị nhân đạo góp phần phê phán xã hội

Trong một xã hội nơi mà đồng tiền và quyền lực là thứ chi phối mọi hành động, thì quyền con người là thứ rẻ mạt nhất. Vì đồng tiền mà con người ta có thể làm tất cả mọi thứ tồi tệ nhất để chà đạp lên đông loại của mình. Lúc này, văn học như một phương tiện lên tiếng bảo vệ cho con người. Giá trị nhân đạo giúp vạch trần những thối hư tật xấu của xã hội. Và giá trị nhân đạo cũng cho chúng ta thấy được rằng dù ở xã hội nào thì con người cũng thật dễ bị tổn thương. 

Giá trị nhân đạo góp phần phê phán xã hội Giá trị nhân đạo góp phần phê phán xã hội

Trong Truyền Kỳ Mạn Lục, Nguyễn Dữ cũng đã phác họa khá thành công bức tranh xã hội đương thời. Trong truyện không có nhiều cảnh binh đao nhưng qua những câu chuyện xung quanh nhân vật người con gái Nam Xương, người đọc vẫn thấy được đâu đó là tiếng binh đao, qua đó tác giả phê phán xã hội chạy theo quyền lực lúc bấy giờ, vua chúa chỉ biết đánh nhau tranh giành quyền lực, để lại nạn nhân là những người phụ nữ, vốn đã bị rẻ rúng thì nay càng bất hạnh hơn khi người chồng phải ra chiến trận, cô gái một mình ở nhà nuôi con nhưng vẫn bị nghi ngờ và buộc phải giải thoát bằng cái chết để bảo toàn sự trong sạch cho mình. 

Việc làm nhanh

2.3. Giá trị nhân đạo giúp tôn vinh nét đẹp của con người

Tại sao giá trị nhân đạo lại mang tính cảm thông sâu sắc cho số phận nhân vật? Câu trả lời là do giá trị nhân đạo có bản chất xuất phát từ sự tôn vinh và trân trọng những nét đẹp của con người. Sự thương cảm của Nguyễn Du với Thúy Kiều xuất phát từ việc ông là người trân trọng cái đẹp, trân trọng tài năng cũng như phẩm giá của Kiều. Trong khi cả xã hội đương thời xem Kiều là gái làng chơi rẻ rúng thì Nguyễn Du, với tình yêu thương nhân vật sâu sắc mà bản chất xuất phát từ tình yêu với nét đẹp tâm hồn con người, ông đã nhìn ra nét đẹp của một cô gái bị hắt hủi như Kiều, và đưa nó ra ngoài ánh sáng, để người đọc cũng có thể cảm thấy điều đó giống như ông. 

Giá trị nhân đạo giúp tôn vinh nét đẹp của con người Giá trị nhân đạo giúp tôn vinh nét đẹp của con người

Tương tự trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao vì hiểu được sâu sắc nhân vật của mình, ông đã khắc họa vô cùng thành công nét đẹp của người nông dân xưa, trong một xã hội nghèo đói túng quẫn, hình ảnh lão Hạc hiện ra tuy bần hàn nhưng lại đẹp một cách cao cả, mặc dù trong truyện không có bất kỳ một câu chữ nào tác giả viết để ngợi khen nhân vật trực tiếp. Tuy nhiên thông qua những chi tiết trong truyện, với khung cảnh rõ nét trần trụi mà tác giả vẽ nên, thì hình ảnh lão Hạc thật rực sáng trong một khung cảnh u ám. 

Giá trị nhân đạo giúp tôn vinh những nét đẹp tiềm ẩn của những con người tưởng chừng như là thấp kém, nghèo hèn. Thế nhưng khi những điểm sáng trong con người họ được bộc lộ, thì chúng ta, những người đọc mới thực sự cảm thấy như chính tâm hồn mình cũng đang được thanh lọc. Đây cũng chính là mục đích cao cả cuối cùng mà văn chương hướng đến. Một khi tác giả thành công trong việc thức tỉnh suy nghĩ của người đọc và có được sự đồng cảm của xã hội, tác phẩm đó được coi là đã hoàn thành sứ mệnh của mình. 

Như vậy qua những luận điểm trên, chắc hẳn bạn đã ôn lại được cho mình những kiến thức bổ ích về giá trị nhân đạo rồi phải không nào. Giá trị nhân đạo cùng với giá trị hiện thực luôn song hành với nhau, tạo nên giá trị thực sự cho văn chương. Hơn hết, giá trị nhân đạo cho chúng ta thấy rằng ở bất ký thời đại nào cũng có những con người yếu thế, cũng có những con người cần được lên tiếng để bảo vệ.  Giá trị nhân đạo thể hiện niềm thương cảm và trân trọng con người, chủ thể của tác phẩm văn học. Hãy đọc và cảm nhận giá trị nhân đạo thông qua từng tác phẩm nhé.

Điểm chuẩn các ngành khối D

Khối D gồm những ngành nào? Điểm chuẩn các ngành đó ra sao? Tìm hiểu về điểm chuẩn của các ngành khối D trong bài viết sau đây.

Điểm chuẩn các ngành khối D

Chia sẻ: