Giá tiêu ngày 8/3/2022: Phiên thứ 2 “lặng sóng”

Giá tiêu rong nước sáng nay đi ngang, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 81.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa – Vũng Tàu, thấp nhất 78.500 đồng/kg  tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H’leo), dao động trong  mức 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 78.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  81.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 78.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H’leo

80,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

78,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

80,000

0

BÀ RỊA – VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

81,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

80,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

78, 500

0

Giá tiêu hôm nay 8/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo ước tính, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt 11 nghìn tấn, trị giá 51 triệu USD, giảm 30,3% về lượng và giảm 31% về trị giá so với tháng 1/2022, so với tháng 2/2021 giảm 17,6% về lượng nhưng tăng 32,3% về trị giá.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của nước ta ước đạt 27 nghìn tấn, trị giá 125 triệu USD, giảm 11,2% về lượng, nhưng tăng 43,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 1/2022 đạt 15,78 nghìn tấn, trị giá 74,18 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và tăng 4,7% về trị giá so với tháng 12/2021, so với tháng 1/2021 giảm 6,6% về lượng nhưng tăng 52,3% về trị giá.

Trong tháng 2/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.654 USD/tấn, giảm 1,0% so với tháng 1/2022, nhưng tăng 60,6% so với tháng 02/2021.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.681 USD/ tấn, tăng 61,9% so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 8/3/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX – Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (28/2 – 4/3) thị trường tuần trước cho thấy phản ứng trái chiều với giá hồ tiêu Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm.

Cụ thể, tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ ổn định dù đồng Rupee giảm 1% so với USD. Tiêu đen nội địa của quốc gia này trong khoảng 6.832 – 6.841 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi trong khoảng 7.100 – 7.105 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng tuần thứ 3 liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 1%, từ 6.280 USD/tấn lên 6.374 USD/tấn.

Tuần trước tại Việt Nam, giá tiêu đen nội địa tiếp tục giảm. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 4%, từ 3.601 USD/tấn xuống 3.471 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 3%, từ 5.531 xuống 5.358 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 3%, từ 4.060 xuống 3.950 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 2%, từ 6.060 USD/tấn xuống 5.950 USD/tấn.

Trái ngược với với Việt Nam, giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Indonesia ổn định từ giữa tháng 2 do ít phát sinh giao dịch và chỉ có giao dịch giữa nhà xuất khẩu và các bên trung gian. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia từ 3.549 – 3.552 USD/tấn; tiêu trắng từ 6.055 – 6.060 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung 4.216 – 4.219 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang từ 6.982 – 6.987 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu đen Malaysia ghi nhận chiều hướng tích cực trong tuần này, giá tiêu trắng tiếp tục ổn định. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa tăng 3%, từ 4.172 lên 4.312 USD/tấn; tiêu trắng nội địa 6.164 – 6.172 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching tăng 2%, từ 5.760 lên 5.900 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.600 USD/tấn.

Còn giá tiêu tại thị trường Hoa Kỳ ổn định. Tiêu trắng Muntok ghi nhận ở mức 7.550 CF tháng 3-4/2022.