Giá tiêu hôm nay bao nhiêu tiền 1 kg – tintuc – Trang chủ
Cập nhật Giá tiêu hôm nay 10/7/2022 tại thị trường trong nước giảm nhẹ 500 đ/kg so với hôm qua. Hiện đang giao dịch hồ tiêu quanh mức 67.500 – 70.500 đồng/kg đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay ngày 10/7/2022 chỉ từ 67.500 – 70.500 đồng/kg, giữ nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Tình hình của hồ tiêu diễn biến tiêu cực, lợi nhuận của người trồng bị ‘bào mòn’ trước bối cảnh giá thành tăng cao.
Mục Lục
Giá tiêu hôm nay 10/7/2022 trong nước
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay 10/7/2022 được thu mua với mức 68.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 69.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần này, giá tiêu giảm 2.000 đồng tại Đắk Lắk, Đắk Nông, giảm 1.500 đồng/kg ở các địa phương còn lại. Trong khi đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam được Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế niêm yết ổn định trong tuần.
Tuần này, Cộng đồng Hồ tiêu đánh giá, thị trường tiếp tục phản ứng trái chiều khi chỉ có giá tiêu nội địa Sri Lanka tăng. Giá tiêu Ấn Độ có xu hướng giảm. Giá tiêu của Indonesia phản ứng tiêu cực do đồng nội tệ tiếp tục suy yếu so với đồng USD.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu nên hầu hết thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam đều giảm lượng nhập khẩu. Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong nửa đầu năm nay ước đạt mức 4.546 USD/tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu tiêu vẫn tăng trưởng mặc dù lượng giảm 19%.
Giá cả hầu hết thị trường hàng hóa đang tạm thời chùng lại, do đầu cơ rút vốn vì lo ngại rủi ro sẽ tăng cao trước phiên họp chính sách tiền tệ tháng 7 của Fed. Tỷ giá đồng USD đang đè nặng lên giá hàng hóa. Việc tăng lãi suất đồng USD sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, cũng như làm suy yếu nhu cầu mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp.
Theo đánh giá, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ chậm lại trong những quý tới do người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Mỹ và châu Âu thắt chặt chi tiêu. Trong khi đó thị trường Trung Quốc dù có tăng tốc nhưng dự báo giá tiêu chưa thể tăng trở lại trong ngắn hạn.
Thị trường Trung Quốc, tháng 6/2022 nhập 2.999 tấn, cao hơn tổng lượng nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 5 là 2.610 tấn đưa tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5.609 tấn, tuy nhiên nhập khẩu của Trung Quốc giảm 80,2% so với cùng kỳ.
2 Giá tiêu thế giới
Tuần này, theo Cộng đồng Hồ tiêu, thị trường được đánh giá có phản ứng trái chiều khi duy chỉ có giá tiêu trong nước của Sri Lanka tăng. Tại Ấn Độ giá tiêu có xu hướng giảm. Trong khi giá tiêu của Indonesia phản ứng tiêu cực do đồng nội tệ tiếp tục suy yếu so với đồng USD.
Đây là tuần tăng thứ 2 của Sri Lanka sau nhiều tháng trầm lắng. Ngày 5/7 vừa qua Sri Lanka đã tuyên bố vỡ nợ và đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có này có thể kéo dài đến ít nhất cuối năm 2023.
Thị trường tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi Trung Quốc bắt đầu gỡ phong tỏa tại một vài thành phố, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định. Tuy nhiên, giá tiêu thế giới vẫn chịu áp lực của nhiều yếu tố như căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ của người dân vẫn ở mức thấp.
Giá tiêu thế giới
Dự báo giá tiêu năm 2022
3 tháng đầu năm nay đang là giai đoạn khó khăn của hồ tiêu, bởi các tác động: Xung đột Nga – Ukraine, chính sách Zero Covid của Trung Quốc, dòng tiền ở các địa phương cho thấy có sự chuyển dịch vào bất động sản… So với giai đoạn đầu năm, 3 tháng vừa qua lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm rõ rệt.
Do Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch năm 2022 nên nguồn cung hồ tiêu toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên trong những tháng tới.
Về nhu cầu tiêu thụ, Mỹ đã có đơn hàng cho năm 2022, trong khi thị trường Trung Quốc có sức mua chậm lại và châu Âu tương đối dè dặt nhập hàng.
Dự báo sức mua từ thị trường Trung Đông có thể chưa tăng trở lại sớm. Về cơ bản nhu cầu hồ tiêu toàn cầu vẫn ổn định trong khi nguồn cung toàn cầu không tăng.
Hiện đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới tại Việt Nam nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá cả dịu bớt. Dự kiến họ sẽ bắt đầu tăng mua kể từ tháng 4/2022 trở đi, khi Việt Nam vào thu hoạch giai đoạn cuối.
Sản lượng hồ tiêu năm 2022 sẽ giảm bao nhiêu?
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cuối tháng 2/2022 cho thấy, sản lượng hồ tiêu sụt giảm tại nhiều vùng trồng tiêu trọng điểm. Tính chung cả nước dự kiến sản lượng sụt giảm khoảng trên dưới 10%. Trong đó, riêng hai huyện Cư Kuin và Cư M’gar của Đắk Lắk được đánh giá sơ bộ là giảm mạnh nhất, có nơi giảm đến hơn 40%.
Nguyên nhân hồ tiêu năm nay mất mùa là sau vụ thu hoạch năm 2021, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xuất hiện những trận mưa trái mùa, kích thích quá trình ra chuỗi, nông dân không kịp xử lý để đầu tư dinh dưỡng cho cây. Do đó, quá trình ra hoa đậu hạt bị ảnh hưởng dẫn đến mất mùa.
Còn ở Đông Nam Bộ, biến động thời tiết (nắng hạn, mưa trái mùa đan xen) từ trước Tết Nguyên đán 2022 đến nay đã tác động mạnh đến cây trồng và năng suất cây trồng ở khu vực như làm giảm năng suất cây điều, xoài, hồ tiêu, cà phê… khiến nhiều nông dân lo lắng.
Hiệp hội Hồ tiêu dự báo năm nay năng suất giảm khoảng 10%. Nhận định được điều này, năm nay nông dân và đại lý ôm hàng nhiều chờ giá cao. Lượng tiêu vụ mới của Việt Nam không bán ra mạnh như các năm. Những đơn vị xuất khẩu cũng không bán khống, bán xa nhằm tránh rủi ro. Dường như tất cả đang chờ đợi vụ mùa mới kết thúc để “bùng nổ”.
Thị trường tiêu ảm đạm vì áp lực nguồn cung dồi dào
- Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết các địa phương đang bước vào thu hoạch vụ mới, nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá giảm.
- Dự kiến các nhà nhập khẩu sẽ bắt đầu tăng mua kể từ tháng 4 trở đi, khi Việt Nam vào thu hoạch giai đoạn cuối. Ngày 18/3, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa giảm mạnh từ 2.500 – 3.500 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 28/2, xuống còn 78.500 – 81.000 đồng/kg.
- Giao dịch hạt tiêu thế giới cũng đang diễn ra khá ảm đạm. Xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, lạm phát, hàng hóa tăng giá tại nhiều quốc gia.
- Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực lên giá hạt tiêu toàn cầu. Xu hướng giảm giá được dự báo sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, bởi chí phí sản xuất, từ phân bón, xăng dầu, công thu hái tăng cao, trong khi thời tiết diễn biến bất thường khiến sản lượng hạt tiêu giảm.
- Tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, vụ mùa hạt tiêu năm nay bị mất mùa do thời tiết không thuận lợi, dẫn đến nguồn cung giảm.
Dự đoán thị trường hồ tiêu trong năm 2022
- Dự báo giá hạt tiêu thế giới sẽ tiếp tục tăng do sản lượng giảm và chi phí vận chuyển tăng cao, cho dù Việt Nam bước vào vụ thu hoạch rộ, giúp nguồn cung dồi dào, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu.
- Các dự báo cho rằng sản lượng hồ tiêu của Việt Nam và thế giới sẽ tiếp tục giảm trong niên vụ tới, cùng với nguồn hàng dự trữ cạn kiệt.
- Theo các nguồn tin thương mại, sản lượng vụ thu hoạch trong năm 2022 ước tính giảm 10% xuống còn 180.000 – 188.000 tấn do bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Tuy giá tiêu tăng nhưng đang gánh quá nhiều chi phí, trong đó cước vận tải, phân bón, nhân công chiếm phần lớn lợi nhuận.
- Hiệp hội Hồ tiêu thế giới IPC cho biết, hiện tại Brazil là quốc gia duy nhất có nguồn cung tăng. Còn các quốc gia khác đều trong tình trạng khan hàng. Trong khi đó tin tức về vụ mới của Việt Nam không mấy khả quan.
- Năm 2022, sản lượng của Việt Nam giảm 10-15% so với năm trước xuống còn 200.000 tấn; sản lượng của Ấn Độ dự kiến giảm xuống còn 60.000 tấn; Indonesia là 50.000 tấn; riêng Brazil tăng 10-15% lên mức 105.000 tấn.
Trên đây là thông tin về giá tiêu hôm nay ngày 10/7/2022 tại thị trường trong nước và nước ngoài. Camngan sẽ tiếp tục cập nhật giá tiêu hàng ngày vào 8h sáng