Giá tiêu hôm nay 28/7: Thế giới tiếp đà giảm sâu, giá tiêu trong nước ổn định
Thị trường hồ tiêu (28/7) ghi nhận giá tiêu đi ngang tại các địa phương trong nước và giảm tại thị trường thế giới.
Giá tiêu trong nước
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 73.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức lần lượt 74.000 đồng/kg và 75.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Gia Lai, Đồng Nai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg và 72.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 71.000 – 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại các vùng trọng điểm tiếp tục đi ngang.
Theo Sở Công Thương Đắk Lắk, 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh này xuất khẩu 1.900 tấn hồ tiêu. Ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ giảm và hoạt động thông quan không thuận lợi khiến việc giao hàng hóa bị chậm lại.
Hiện các doanh nghiệp đang rất khó khăn ở khâu vận chuyển, tình trạng thiếu container và tàu vận chuyển đã đỡ căng thẳng hơn nhưng giá cước tàu biển tăng cao.
Giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 28/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.700 Rupee/tạ (cao nhất), 41.140 Rupee/tạ (thấp nhất), tiếp tục giảm so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 22-28/7/202 là 311,39 VND/IRN.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 35.630 tấn, trị giá 117,83 triệu USD, giảm 16,4% về lượng, nhưng tăng 42,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt mức 3.307 USD/ tấn, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, Mỹ giảm nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường Việt Nam, Brazil nhưng tăng từ Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc.
Mỹ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu khá ổn định. Trên thực tế, thị trường này luôn nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam với điều kiện CNF, tức người bán sẽ trả tiền vận chuyển và nhận tất cả rủi ro về chi phí vận chuyển.
Thời hạn ký hợp đồng giao hàng với thị trường Mỹ luôn luôn dao động từ một tháng trở lên. Doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn hàng nhưng với khâu vận chuyển thì gặp khó khăn trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 phức tạp.
Trung Hiếu