Giá tiêu hôm nay 11/7, hoạt động xuất khẩu dự báo chậm lại, giá tiêu chưa thể tăng trong ngắn hạn

Giá tiêu hôm nay 11/7 abc Giá tiêu hôm nay 11/7, hoạt động xuất khẩu dự báo chậm lại, giá tiêu chưa thể tăng trong ngắn hạn. (Nguồn: Borneo Talk)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 67.500 – 70.500 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường khi ở mức 67.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (68.500 đ/kg); Bình Phước (69.500 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 70.500 đ/kg.

Như vậy, tổng kết tuần qua, giá tiêu giảm 2.000 đồng tại Đắk Lắk, Đắk Nông, giảm 1.500 đồng/kg ở các địa phương còn lại. Trong khi đó, giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam được Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế niêm yết ổn định trong tuần.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu nên hầu hết thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam đều giảm lượng nhập khẩu.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong nửa đầu năm nay ước đạt mức 4.546 USD/tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu tiêu vẫn tăng trưởng mặc dù lượng giảm 19%.

Theo đánh giá, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ chậm lại trong những quý tới do người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Mỹ và châu Âu thắt chặt chi tiêu. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc dù có tăng tốc nhưng dự báo giá tiêu chưa thể tăng trở lại trong ngắn hạn.

Thị trường Trung Quốc, tháng 6/2022 nhập 2.999 tấn, cao hơn tổng lượng nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 5 là 2.610 tấn, đưa tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5.609 tấn, tuy nhiên nhập khẩu của Trung Quốc giảm 80,2% so với cùng kỳ.

Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu của khối doanh nghiệp ngoài Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) ghi nhận sự sụt giảm tới 53,5% so với cùng kỳ năm ngoái do thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Sự sụt giảm này cũng bắt đầu lan sang các doanh nghiệp thuộc VPA khi số liệu cho thấy xuất khẩu của khối này trong tháng 6 đạt thấp nhất 4 tháng gần đây (18.629 tấn), qua đó khiến xuất khẩu 6 tháng giảm 5,9%.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành hồ tiêu vẫn ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu lên tới hai con số trong nửa đầu năm nay. Trong đó, Trân Châu tiếp tục đứng đầu xuất khẩu trong 6 tháng với khối lượng 16.131 tấn, tăng 16,1%.

Tiếp theo là Olam đạt 14.029 tấn, tăng 19,8%; Haprosimex JSC đạt 7.695 tấn, tăng 21,3%, Harris Freeman tăng 40,3%, DK Commodity tăng 16,2%, Ottogi Việt Nam tăng 72,7%…

Ngược lại, một số doanh nghiệp khác có lượng xuất khẩu giảm như: Nedspice đạt 9.602 tấn, giảm 0,2%; Phúc Sinh đạt 8.119 tấn, giảm 5,5%; Liên Thành giảm 28,9%, Gia vị Sơn Hà giảm 28,4%…

Indonesia: GDP phục hồi vững chắc, rủi ro tiềm ẩn có đáng lo?

Indonesia: GDP phục hồi vững chắc, rủi ro tiềm ẩn có đáng lo?

Indonesia đang bước những bước vững chắc trên con đường phục hồi kinh tế hậu Covid-19, nhưng trước mắt vẫn còn nhiều chướng ngại vật …