Giá thành và phân loại giá thành, mối quan hệ chi phí SX và giá thành – KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm, mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

1. Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật  hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.

Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

2. Phân loại giá thành

Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét, phân loại dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Có các cách phân loại sau:

2.1. Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành:

Theo cách này, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:

+ Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán  chi phí của kỳ kế  hoạch.

+ Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, nhưng nó được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch. Định mức bình quân tiên tiến dựa trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch ( thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.

+ Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm

2.2. Phân theo phạm vi phát sinh chi phí:

Theo cách này, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ:

+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng):  Phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

+ Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ hay giá thành đầy đủ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu  thụ  sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được xác định:

– Theo thông tư 200/2014/TT-BTC,  xác định như sau:

– Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, xác định như sau:

3. Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Giá thành sản xuất được tính theo công thức sau:

⇒Như vậy ta thấy:

– Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ mà không bao tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ.

– Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳcuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Dich vu ke toan tron goi so 1