Giá thành sản xuất là gì? Quy trình và công thức tính chuẩn nhất
Với mỗi doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu luôn là lợi nhuận. Để đạt được điều này, từng đơn vị cần có những chiến lược cải thiện sản xuất, tối ưu hoá doanh thu thông qua việc giải quyết các vấn đề về chi phí. Và các doanh nghiệp đã bắt đầu có những điều chỉnh từ chính giá thành sản xuất – chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí vận hành doanh nghiệp.
Giá thành sản xuất là gì
Giá thành của một sản phẩm hay dịch vụ phản ánh chi phí sản xuất tính cho một đơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và hoàn thiện ở điều kiện sản xuất bình thường.
Nhìn chung, giá thành sản phẩm qua quá trình sản xuất được hình thành bởi ba loại chi phí:
-
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – bao gồm toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu tham gia vào hoạt động sản xuất và hình thành nên sản phẩm và dịch vụ.
-
Chi phí nhân công trực tiếp: Đề cập đến chi phí doanh nghiệp sản xuất phải chi trả cho người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, dịch vụ.
- Chi phí sản xuất chung: Gồm những khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm như chi phí quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí chi trả hóa đơn điện, nước,…
: Gồm những khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm như chi phí quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí chi trả hóa đơn điện, nước,…
Giá thành sản phẩm được đánh giá là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất, biểu hiện kết quả sử dụng tài sản, tiền vốn, nguyên vật liệu, lao động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở quan trọng để kế toán sản xuất xác định giá bán cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, chỉ số đánh giá nền kinh tế của một quốc gia cũng được đánh giá qua điều này.
Giá thành sản xuất bao gồm những gì
Qua quá trình sản xuất, giá thành sẽ được chia làm nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng về quản lý cũng như các hình thức phân loại cụ thể. Nhìn chung, có thể chia nhỏ chỉ số này ra từng phần như sau:
-
Giá thành kế hoạch
-
Giá thành định mức
-
Giá thành thực tế
-
Giá thành khi sản xuất
-
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
Công thức tính giá thành sản phẩm
Để tính được chi phí sản xuất tổng thể của một sản phẩm, dịch vụ nhất định, quá trình tập hợp các số liệu về chi phí cần được thực hiện thường xuyên bởi bộ phận kế toán. Cụ thể, các chi phí trực tiếp được tổng hợp lại theo đối tượng tập hợp chi phí hoặc đối tượng tính giá thành, còn chi phí sản xuất chung thì phải được lựa chọn theo tiêu thức phù hợp và được phân bổ hợp lý cho từng đối tượng.
Sau khi tiến hành thu thập số liệu về các loại chi phí, dịch vụ của doanh nghiệp, chi phí sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ sẽ được tính theo công thức:
Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành / Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành.
Cụ thể, tổng giá thành sản phẩm hoàn thành bao gồm giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ công, chi phí sản xuất trong kỳ và loại trừ giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang được hiểu là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang sản xuất dang dở trên dây chuyền hay phân xưởng sản xuất.
Có rất nhiều loại chi phí sản xuất. Bạn đọc có thể đọc thêm bài viết về phân loại Chi phí sản xuất tại đây
Quy trình tính giá thành trong sản xuất
Tuân thủ theo một quy trình tính giá thành sản phẩm là cơ sở để đảm bảo tính chính xác của chi phí sản xuất hàng hóa. Thông thường, quy trình này gồm các bước sau:
-
Bước 1: Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Công đoạn này giúp cung cấp số liệu cho việc tính giá thành theo từng đối tượng trong doanh nghiệp và cũng là cơ sở để kế toán doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của công tác tính giá.
-
Bước 2: Tập hợp các chi phí để tính giá sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
-
Bước 3: Tính giá thành
-
Bước 4: Kiểm tra lại để đảm bảo tính đúng chi phí sản xuất của từng nhóm sản phẩm được sản xuất ra trong tháng.
Phương pháp tính giá thành
Dưới đây là một số cách tính giá thành phổ biến trên thị trường hiện nay:
-
Phương pháp trực tiếp: Là loại phương pháp thường được sử dụng cho những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kín, với chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục như sản phẩm bánh kẹo, điện, nước…
-
Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất mà quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên vật liệu nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau thường áp dụng phương pháp này.
-
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Đây là phương pháp thích hợp với các đơn vị sản xuất được đa dạng các chủng loại sản phẩm từ một quy trình công nghệ sản xuất chung.
-
Phương pháp loại trừ chi phí: Thường được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất sở hữu một quy trình công nghệ sản xuất, ngoài sản xuất ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ hoặc hư hỏng không sửa chữa được.
-
Phương pháp tổng cộng chi phí: Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm đòi hỏi phải qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ thường ưa chuộng phương pháp này.
-
Phương pháp liên hợp phù hợp với doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm đòi hỏi việc tính giá phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
-
Phương pháp tính theo định mức: thường được lựa chọn bởi những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định.
Các phương pháp tính giá được liệt kê phía trên cần được lựa chọn kỹ lưỡng, dựa trên các điều kiện thực tế của doanh nghiệp về đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất cũng như đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để đem lại sự thuận tiện và hiệu quả cho hoạt động tính giá thành trong sản xuất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm các phần mềm quản lý sản xuất hỗ trợ công tác tính giá thành, để quá trình quản lý phát huy được hiệu quả tối ưu. Hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua hotline: 092.6886.855 để được nhận tư vấn và hỗ trợ.
5/5 – (4 bình chọn)