Giá thành là gì? Phân loại giá thành sản phẩm

Giá thành là chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tính giá thành sản xuất để xác định được giá bán cho sản phẩm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về giá thành là gì, phân loại giá thành sản phẩm và cách xác định giá thành.

MISA AMISMISA AMIS

Kiều Phương Thanh

là một chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán, tác giả của rất nhiều bài viết được đón nhận và chia sẻ trên các diễn đàn kế toán và tài chính Việt Nam. Về tác giả

Bài đã đăng

1. Giá thành là gì? Phân loại giá thành sản phẩm

1.1. Khái niệm giá thành 

Giá thành là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm, biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu… của các sản phẩm mà doanh nghiệp hoàn thành sản xuất trong điều kiện công suất bình thường.

Giá thành sản xuất sản phẩm được cấu tạo bởi 3 khoản mục chi phí:

  • Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp:

    Là chi phí NVL cấu tạo nên thành phẩm và dịch vụ

  • Chi phí nhân công trực tiếp:

    Là chi phí để trả tiền công cho những nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm

  • Chi phí sản xuất chung:

    Là chi phí chung liên quan đến việc tạo ra sản phẩm đó (chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền điện nước, chi phí nhân viên quản lý bộ phận, phân xưởng…)

Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch các giá trị của yếu tố vật chất như nguyên vật liệu hay yếu tố phi vật chất như công sức lao động vào sản phẩm đã hoàn thành. Khi nhắc đến giá thành là nhắc đến toàn bộ các khoản hao phí cần để cấu thành nên giá trị sản phẩm không phải toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh.

Lưu ý: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không được tính vào giá thành sản phẩm.

Để tính được giá thành, kế toán cần tập hợp chi phí sản xuất (xác định chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ)

Có thể nói, công tác kế toán giá thành là một trong những nghiệp vụ khó nhất, vừa phải tập hợp lượng lớn chi phí, vừa phải phân bổ và tính toán chính xác. Hiện nay, các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp tự động tính giá thành theo nhiều phương pháp: Giản đơn, hệ số, tỷ lệ, định mức, phân bước liên tục. Ngoài ra, phần mềm còn cho phép tính giá thành cho từng sản phẩm, đơn hàng, công trình hoặc hợp đồng.…

>> Xem thêm: Phần mềm kế toán MISA AMIS – Đáp ứng nghiệp vụ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ như thế nào?

1.2. Phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành dựa vào thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành

Theo tiêu chí này, giá thành được phân chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.

  • Giá thành kế hoạch:

    Là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở chi phí sản xuất theo kế hoạch và sản lượng kế hoạch.

  • Giá thành thực tế:

    Là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí thực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã xuất trong kỳ.

  • Giá thành định mức:

    Là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành ở từng thời điểm trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức thường thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Bằng cách so sánh giá thành thực tế với giá thành định mức, doanh nghiệp có thể kiểm soát được việc sử dụng các chi phí sản xuất có đang hợp lý, không lãng phí hay không, từ đó kịp thời đưa ra kế hoạch điều chỉnh.

profit margin là gìprofit margin là gì

2.  Các phương pháp tính giá thành

>> Xem chi tiết tại bài viết: 5 cách tính giá thành sản phẩm chi tiết, đầy đủ – có bài tập ví dụ

2.1. Phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn và chu kỳ ngắn.

Công thức tính đối với phương pháp này như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ

=

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+

Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Các khoản làm giảm chi phí

Chi phí sản xuất dở dang ở cuối kỳ

Phương pháp trực tiếp có ưu điểm dễ hạch toán do số lượng mặt hàng ít, tuy nhiên đây cũng là nhược điểm của phương pháp này khi chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp có số lượng mặt hàng ít hoặc chỉ sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn.

2.2. Phương pháp hệ số

Phương pháp hệ số được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử dụng cùng một nguyên liệu chính và lượng lao động nhưng thu được đồng thời các sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, giá thành từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về cùng một loại sản phẩm duy nhất để làm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn.

Công thức tính:

Tổng giá thành từng loại sản phẩm

=

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

x

Số lượng từng loại

x

Hệ số tính giá thành từng loại sản phẩm

Σ (Số lượng từng loại sản phẩm x Hệ số tính giá thành từng loại sản phẩm)

2.3. Phương pháp phân bước giá thành nửa thành phẩm (kết chuyển tuần tự)

Phương pháp phân bước được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau và mỗi công đoạn sẽ thực hiện chế biến một loại bán thành phẩm khác nhau. 

Công thức tính của phương pháp này như sau:

Giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ 

=

Σ (giá thành sản phẩm các giai đoạn trong kỳ)

Trong đó: Giá thành sản phẩm từng giai đoạn tính theo công thức:

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

=

Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn 1

+

Chi phí phát sinh giai đoạn 1

Giá trị dư cuối kỳ giai đoạn 1

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2

=

Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn 2 + 

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

+

Chi phí phát sinh giai đoạn 2

Giá trị dư cuối kỳ giai đoạn 2

…….

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn n

=

Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn n + 

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn (n-1)

+

Chi phí phát sinh giai đoạn n

Giá trị dư cuối kỳ giai đoạn n

Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành bán thành phẩm của từng công đoạn trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng.

cách tính giá thànhcách tính giá thành

>> Xem thêm: Đánh giá chi phí dở dang cuối kỳ với doanh nghiệp sản xuất nhiều giai đoạn (phân bước)

2.4. Phương pháp tỷ lệ (định mức)

Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có 1 quy trình sản xuất tạo nhiều sản phẩm cùng loại có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, cơ khí chế tạo…để giảm bớt khối lượng hạch toán. Dựa vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán doanh nghiệp sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm của từng loại hàng hóa.

Công thức tính giá thành:

Tổng giá thành từng kích cỡ sản phẩm

=

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

x

Số lượng từng kích cỡ

x

Hệ số tính giá thành từng kích c

Σ (Số lượng từng kích cỡ sản phẩm x Giá thành đơn vị kế hoạch (định mức) của từng kích cỡ sản phẩm)

2.5. Phương pháp tính giá thành kết chuyển song song

Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp có đối tượng tính giá thành là thành phẩm của giai đoạn cuối cùng. Căn cứ tính là chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn để tính phần chi phí của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm để tổng hợp giá thành đơn vị:

Chi phí sản xuất giai đoạn i

=

Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn i

+

Chi phí phát sinh giai đoạn i

x

Số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn n

Số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i

+

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn i

3. Ý nghĩa của giá thành sản phẩm

Doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành bởi đây là chỉ tiêu quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt, cụ thể như:

  • Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Là công cụ để doanh nghiệp kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, xem xét các biện pháp tổ chức để có kế hoạch cải tiến, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp

  • Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm

Giá thành là một trong những nghiệp vụ kế toán khó, do đó kế toán doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ quản lý tự động để hạn chế tối đa sai sót trong quá trình tính giá thành sản phẩm. Các phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp tính giá thành nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian, công sức hiệu quả

Phân hệ Giá thành trên phần mềm kế toán online MISA AMIS đáp ứng nhiều loại hình doanh nghiệp. MISA AMIS cho phép đánh giá sản phẩm dở dang theo nhiều phương pháp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí vật liệu chính, Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, Chi phí sản xuất định mức. Ngoài ra, phần mềm còn nhiều tính năng, tiện ích thông minh khác hỗ trợ tối đa cho kế toán trong quá trình làm việc.

Tìm hiểu thêm về nghiệp vụ tính giá thành trên phần mềm kế toán online MISA AMIS  tại link dưới đây

Khám phá tính năng aiMarketingKhám phá tính năng aiMarketing

Tác giả tổng hợp: Kiều Lục

 6,387 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

0

Trung bình:

0

]