Giá cả là gì? Ví dụ về giá cả? Vai trò giá cả hàng hóa thị trường
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa đó, về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hóa, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hóa nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. Cùng tìm hiểu Giá cả là gì? Ví dụ về giá cả? Vai trò giá cả hàng hóa thị trường.
Mục Lục
1. Giá là gì?
Khái niệm giá được hiểu cơ bản chính là giá trị số tiền đó được xem là chi phí ước tính của một cái gì hoặc một vật cụ thể nào đó trên thị trường, cho dù đó là một sản phẩm, hay nó là một dịch vụ cụ thể.
Giá thông thường sẽ được đo bằng đơn vị cụ thể là tiền tệ, các giá mà đã được gán một giá trị cụ thể khác nhau giữa các quốc gia và giá được sử dụng cho việc mua và bán các loại hàng hóa.
Với ý nghĩa cụ thể này, ta thấy rằng giá cả sẽ giúp phản ánh mối quan hệ trao đổi giữa các mặt hàng hóa, dịch vụ hiện đang có trên thị trường, vì vậy giá cả cần phải được tuân theo một quy luật cung cầu, trong một số trường hợp, giá cả cần được điều tiết bởi các cơ quan chức năng. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể đối với sản phẩm, giá của những sản phẩm sẽ được phân bổ cho chính nó có thể giảm hoặc tăng phần giá trị. Chính vì vậy, giá cả được xem là một chỉ tiêu kinh tế dựa trên hiệu suất sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó, giúp đảm bảo thu nhập của một cá nhân hoặc một tổ chức. Điều này được hiểu là sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường.
2. Giá cả là gì?
Theo nghĩa hẹp, giá cả được hiểu là biểu hiện bằng tiền của giá trị của một mặt hàng, số tiền phải trả cho mặt hàng đó. Nói rộng ra, thì đó là số tiền được trả cho một hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản nào đó. Giá trị của một hàng hóa thường là một đại lượng biến đổi xung quanh giá trị.
– Khi cung và cầu về một mặt hàng hoặc mặt hàng nào đó về cơ bản khớp nhau thì giá phản ánh và khớp với giá trị của mặt hàng đó, điều này hiếm khi xảy ra. Nếu lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá của hàng hóa sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa. Ngược lại, nếu cung vượt cầu, giá cả sẽ thấp hơn giá trị hàng hóa.
Trong kinh tế học vĩ mô, khái niệm giá cả chính là trung tâm khi nghiên cứu đến các hoạt động của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng như trung tâm của tiếp thị khi nghiên cứu tới các kế hoạch tiếp thị.
– Các yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến giá cả:
Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là 3 yếu tố:
- Thứ nhất, giá trị của bản thân hàng hóa đó: tức là số lao động (tương ứng với thời gian lao động và công sức lao động) tạo ra nó.
- Thứ hai, mệnh giá của đồng tiền
- Thứ ba, quan hệ cung và cầu về hàng hóa trên thị trường
3. Đặc trưng của giá cả
Giá cả mang ba đặc trưng quan trọng:
Đặc trưng thứ nhất, trong một số thị trường, giá cả của các sản phẩm sẽ hoàn toàn do thị trường hay lực lượng cung và cầu quyết định. Ví dụ như là ở trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
Đặc trưng thứ hai, trong một số thị trường các chủ thể là những nhà cung cấp lớn có tác động đáng kể tới giá cả thị trường. Ví dụ như là ở trong thị trường độc quyền bán.
Đặc trưng thứ ba, trong một số trường hợp cụ thể khác thì giá cả có thể bị chính phủ quy định hay điều tiết bằng các công cụ của chính sách giá cả và thu nhập.
4. Vai trò của giá cả hàng hóa thị trường
Giá cả có vai trò rất lớn đối với thị trường , nó được coi như là then chốt để vận hành thị trường, cụ thể những vai trò như sau:
– Vai trò đầu tiên chính là sự thay đổi giá luôn ảnh hưởng đến hành vi của các đại lý với tư cách là người tiêu dùng:
Khi mặt bằng giá của sản phẩm tăng lên, các tác nhân là người tiêu dùng sẽ có xu hướng tự cắt giảm nhu cầu tiêu dùng của mình. Và với mức giá thấp hơn, người tiêu dùng được khuyến khích tăng cường sử dụng hàng hóa.
Giá cả hàng hóa tăng cao sẽ khiến bộ phận chủ yếu là người tiêu dùng phải suy nghĩ nhiều hơn khi quyết định mua hàng, ngoài ra, người tiêu dùng cũng sẽ có ý thức tiết kiệm hơn trong việc tiêu dùng hàng hóa. Ngược lại, trong trường hợp khi giá của một mặt hàng bị giảm quá thấp thì các tác nhân đóng vai trò là người tiêu dùng có xu hướng sử dụng hàng hóa một cách hào phóng hơn nếu giá của chúng được coi là quá thấp.
– Vai trò thứ hai chính là sự biến động giá cũng luôn ảnh hưởng đến hành vi của người sản xuất:
Khi giá của một hàng hóa tăng lên, nó cũng khuyến khích các bên đóng vai trò là nhà sản xuất tăng sản lượng hàng hóa của họ. Giá hàng hóa thấp hơn đã buộc các nhà sản xuất này phải cắt giảm sản lượng sản xuất ra thị trường.
– Vai trò thứ ba là hệ thống giá được coi là một nguồn thông tin hữu ích trong việc ra quyết định:
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tính linh hoạt của hệ thống giá cũng là một kênh thông tin hữu ích để nắm bắt tình hình thị trường, giúp người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng đưa ra quyết định.
Khi giá của một hàng hóa tăng lên, đó cũng có thể là tín hiệu về sự thiếu hụt hàng hóa đó trên thị trường (do nhu cầu đối với hàng hóa đó tăng lên hoặc do nguồn cung hàng hóa đó thiếu hụt). Trong trường hợp giá cả hàng hóa tăng cao, việc mở rộng sản xuất hay hạn chế tiêu dùng không chỉ áp dụng cho cá nhân người sản xuất và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội nói chung.
Còn trong trường hợp khi giá của một loại hàng hoá đang bị giảm xuống, đó sẽ là vấn đề của thị trường về sự dư thừa tương đối trong hàng hoá. Dựa trên vấn đề của thị trường về sự dư thừa tương đối của hàng hoá này, phản ứng cắt giảm lượng hàng hoá cung ứng của các chủ thể là những người sản xuất hay mở rộng tiêu dùng của người tiêu thụ được thực hiện. Để xử lý trường hợp này, chúng ta có thể nghĩ đến phương án xuất khẩu để lamg giảm mặt hàng hóa của thị trường trong nước.
– Vai trò thứ tư là trong mối tương quan giữa các thị trường với nhau, sự phát triển của hệ thống giá cả sẽ tạo ra một cơ chế phân phối nguồn lực hiệu quả:
Dựa vào sự biến động của mỗi loại mức giá, nguồn lực được phân phối cho từng ngành kinh tế cũng sẽ có sự khác nhau theo hướng cụ thể ở ngành nào mà giá tương đối của hàng hoá (so với giá của những hàng hoá khác) sẽ càng cao (điều này cũng chứng minh nhu cầu tương đối của xã hội về hàng hoá này càng lớn), thì ở đó sẽ càng thu hút được nhiều nguồn lực của xã hội và ngược lại.
– Thứ năm, vai trò cung cấp thông tin nhằm tạo ra một cơ chế phân bổ nguồn lực của giá cả là yếu tố cực kì quan trọng đối với nền kinh tế.
Điều đó, làm cho giá cả trở thành tín hiệu có khả năng kết nối các quyết định riêng rẽ của hàng nghìn, hàng triệu cá nhân khác nhau trong nền kinh tế với nhau nhằm tạo ra sự cân đối hay ăn khớp với nhau giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng. Sự vận động của giá cả hướng về mức giá cân bằng nói lên khả năng tự vận hành, tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường.
5. Ví dụ về giá cả
Ví dụ về giá cả:
– Ví dụ 1 mét vải = 2 nghìn đồng. Vậy một tấm vải dài 5 mét sẽ có giá trị là 10 nghìn đồng.
– Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc
Tức là 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5kg thóc. Vấn đề là, tại sao vải và thóc lại có thể trao đổi được với nhau, và hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định (1 : 5). Hai hàng hóa khác nhau (vải và thóc) trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung nào đó.
Như vậy, Giá cả là gì? Đã được Luật Minh Khuê phân tích cụ thể trong mục đầu tiên của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến giá cả, thị trường. Luật Minh Khuê mong rằng những nội dung trên sẽ có ích đối với quý bạn đọc.